Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 29-05-2022] Lần đầu tiên tôi đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” là vào mùa hè năm 2008, tuy nhiên trong 14 năm qua, hầu như tôi cảm thấy bản thân mình không đề cao được bao nhiêu. Chỉ trong mấy năm gần đây và đặc biệt mấy ngày qua, tôi mới cảm nhận được sự trang nghiêm vĩ đại của việc thực sự học Pháp nhiều hơn.

Trước đây, nhiều khi tôi đều lý giải một cách phiến diện đoạn giảng Pháp này của Sư phụ:

“miễn là đọc Đại Pháp thì chư vị đang thay đổi, miễn là đọc Đại Pháp thì chư vị đang đề cao” (Hoà tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Do đó trước kia nhiều lúc tôi đặt quy định cho bản thân mỗi ngày đọc bao nhiêu trang, về sau còn quy định mình phải đọc sách bao nhiêu lần. Thế nhưng, cứ tiếp tục như vậy, đọc đến lần thứ 110 (số lần tôi nhớ là 110, trước đó tôi cũng đã đọc cả trăm lần), cũng không cảm giác được bản thân thật sự đề cao bao nhiêu. Trên bề mặt dường như đối với Đại Pháp tôi không hề có sự dao động, nhưng có lúc lại hoài nghi với Pháp lý rằng học Pháp nhiều sẽ có thể đề cao nhanh hơn.

Ngoài ra ông nội tôi, vốn đã đọc sách Chuyển Pháp Luân trước tôi mấy năm, cũng không hiểu ý nghĩa bề mặt của nhiều từ ngữ trong sách, có lúc ông còn bất kính với Sư phụ, hoàn toàn không hiểu được nội hàm của ba việc trong tu luyện Chính Pháp. Sau này mẹ và dì tôi được tôi dẫn dắt cũng đã bước vào tu luyện, họ thường xuyên đọc sách, nhưng ngay cả tầng thứ chữa bệnh khoẻ thân cơ bản nhất họ cũng không đột phá được. Bản thân tôi sinh ra sự hoài nghi khá lớn đối với Pháp lý “tăng công nhanh” và “học Pháp nhiều.” Mặc dù một mặt vẫn biết Đại Pháp là chân chính, là tốt, nhưng tôi lại không biết vấn đề mấu chốt của bản thân và người nhà nằm ở đâu.

Về sau, Sư tôn từ bi thấy tôi thực sự không ngộ, đã điểm hoá cho tôi:

“trong tư tưởng mang được càng nhiều thì biến hoá càng nhanh” (Hoà tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi đó tôi mới bừng tỉnh ngộ. Thì ra nguyên nhân của việc đọc sách nhiều có thể đề cao là bởi vì chúng ta đặt Pháp trong tư tưởng; nói cách khác, hòa tan trong chủ ý thức. Tuy tôi đọc sách đã 14 năm, nhưng phần lớn thời gian đều không đặt Pháp trong tư tưởng, chỉ là vừa xem sách, vừa suy nghĩ về những điều nghi vấn. Sau đó là tính đếm số lần. Tôi hiểu ra tiêu chí học Pháp nhiều là xem có thể đưa Pháp vào tư tưởng nhiều bao nhiêu, chứ không phải biểu hiện bề ngoài đọc sách bao nhiêu lần. Điều này mắt thường không thể nhìn thấy.

Có thể trở thành đệ tử Đại Pháp chân chính là phải hoàn toàn lý giải và tiếp thụ cuốn “Chuyển Pháp Luân“, có mong muốn đồng hoá với Đại Pháp. Có như vậy tư tưởng mới dung chứa được nhiều Pháp hơn. Những người thân trong gia đình tôi rất có thể bởi vì chưa buông bỏ chấp trước căn bản, gọi là “học Pháp” nhưng không thật sự lý giải và tiếp thụ toàn bộ, cũng không có nguyện vọng hoàn toàn đồng hoá với Đại Pháp.

Cựu thế lực đã an bài vô số những người không chân chính đắc Pháp trong các đệ tử Đại Pháp để khởi tác dụng phá hoại. Người học Pháp không sâu rất khó phân biệt được, người thường càng không có cách nào phân biệt. Bản thân những người này cũng không ý thức được, chỉ có đệ tử Đại Pháp chân chính học Pháp nhiều và thấu đáo mới có thể lý giải.

Bản thân tôi bất luận trong hoàn cảnh nào, đều kiên quyết phủ định an bài của cựu thế lực; tôi chỉ muốn viên dung vô điều kiện với những gì Sư tôn muốn; ngoài Sư tôn, bất kể ước định ký kết với sinh mệnh nào cũng toàn bộ vô hiệu lực.

Dựa vào tình huống của bản thân, tôi muốn chia sẻ với mọi người vài câu. Đặc biệt là với những người được gọi là “có học vấn cao” trong người thường như tôi, rất dễ dùi vào sừng bò, luôn muốn suy nghĩ suy luận, điều này cũng trở thành chướng ngại cho việc chúng ta lý giải Pháp lý một cách chân chính. Chúng ta nhất định phải lý giải Pháp của Sư tôn một cách đúng đắn. “Học Pháp nhiều” là phải đặt chữ “học” lên trước, để tư tưởng dung chứa nhiều Pháp, chứ không phải biểu hiện trên bề mặt là nhiều về số lần, thậm chí suy nghĩ về những thứ triết học này khác. Những người học cao như chúng tôi thông thường có trí nhớ tương đối tốt, lúc đọc sách sẽ tự động phản ánh ra câu tiếp theo, sẽ không tự chủ được mà tăng tốc độ đọc. Đối với loại hiện tượng này, kinh nghiệm của tôi là nghe băng thu âm giảng Pháp (đây là tình huống của bản thân tôi, không nhất định áp dụng đúng với mọi người), bởi vì băng thu âm có cùng một tốc độ, chúng ta sẽ không đọc nhanh hay chậm một cách vô thức.

Trên đây là con đường vòng tôi đã đi trong những năm qua. Tuy rằng tôi đọc sách Đại Pháp suốt 14 năm, nhưng vẫn luôn cảm thấy bản thân không học Pháp một cách chân chính. Đến nay tôi mới thực sự hiểu “học Pháp nhiều” là như thế nào, đó chính là chỉ việc “tư tưởng dung chứa Pháp nhiều bao nhiêu”.

Tôi viết ra bài chia sẻ này, hy vọng các đồng tu trải qua vấn đề tương tự như tôi có thể tham khảo.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/29/蹉跎十四载-才知道什么叫真正的多学法-441993.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/9/202158.html

Đăng ngày 01-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share