Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 22-03-2023] Tử vong là một trong những quy luật của sinh lão bệnh tử, trong đời mỗi người đều sẽ gặp vài lần đám tang của bạn bè người thân, hàng xóm. Mấy năm nay, tôi nhận thấy rất nhiều đồng tu đã tu luyện trong rất nhiều năm nhưng vẫn không nhìn thấu được chuyện tử vong, có thể là mắt thấy mới tin, không tận mắt chứng kiến thì không có cảm nhận thiết thực, cho nên khi đích thân gặp chuyện người nhà qua đời vì một lý do nào đó, hoặc cha mẹ qua đời vì tuổi già, sẽ kìm lòng không nổi, cảm thấy bi thương cực độ, đắm chìm trong suy nghĩ nhớ nhung, nuối tiếc, hối hận, v.v., mà khó tự vực lên được. Trên thực tế, cho dù từ góc độ nào mà giảng, đối với người sống mà nói, trân trọng ký ức quá khứ, từ đó mà trưởng thành, thành thục, bước tốt trên con đường nhân sinh từ nay về sau, đó mới là sự lựa chọn tốt nhất với tiền đề rằng bản thân không thể tự lựa chọn.

Nỗi đau mất mát liên quan nhiều đến quan niệm văn hóa phương Đông, bởi vì, mặc dù văn hóa phương Tây không có khái niệm luân hồi rõ ràng, nhưng rất chú trọng sự tốt đẹp của người quá cố lúc còn sống, và sự an nghỉ của họ sau khi chết, cũng như sự đoàn tụ với người quá cố sau đó, trong khi văn hóa phương Đông dường như nhấn mạnh hơn đến sự mất mát của người sống. Điều tôi muốn nói ở đây là, đối với một người tu luyện, nếu sự kiện người thân qua đời khiến bạn quá động tâm, vậy hãy xác định rõ rằng bản thân muốn nhảy thoát ra khỏi chuyện này.

Tôi từng gặp một đồng tu trung niên, chồng đã qua đời, cháu gái cũng qua đời, bà ấy đau thương tuyệt vọng, khăng khăng không chịu hiểu và không chấp nhận thực tế, mặc dù đã trải qua nhiều năm, nhưng vẫn hỏi những người xung quanh “vì sao”, “vì sao”, cuối cùng tự dày vò bản thân đến nỗi dáng vẻ tiều tụy, kiệt sức. Còn có học viên mà người nhà qua đời, bèn để người quá cố ở nơi dễ thấy nhất trong nhà, không những cúng cơm, mà còn mở nhạc “Phổ Độ”, “Tế Thế”, nhưng không thử nghĩ: Người quá cố sẽ tiếp nhận những điều này như thế nào. Còn có rất nhiều ví dụ về cảm giác đau khổ và mất đi ý nghĩa cuộc sống sau cái chết của vợ/chồng hoặc cha mẹ, v.v..

Nếu xét về lý trong người thường, thì trong “Chu dịch-Tổn” viết rằng: “Sơn hạ hữu trạch, quân tử dĩ trừng phẫn trất dục.” Đại ý là: Núi cao từ mặt đất nổi lên, đầm nước thấp từ mặt đất trũng xuống, nước đầm thấp phản chiếu núi cao. Người quân tử sau khi nhìn thấy núi cao nước thấp, nên biết ước thúc sự tức giận của bản thân, bỏ đi dục vọng của bản thân, không tổn thương chính mình, trở thành ngọn núi cao chứ không làm đầm nước thấp.

Nếu xét về lý của tu luyện, trong thời kỳ tu luyện cá nhân, Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Con người chết đi ấy chỉ là một tầng phân tử lớn nhất, chính là cái xác người này, tầng phân tử bề mặt này đã chết đi ở không gian này, đã thoát rớt ra, còn thân thể thật sự của chư vị vốn cấu thành từ vật chất vi quan lẽ nào sẽ chết?” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Tử vong mà người hiện đại nói đến không phải là tử vong thực sự của sinh mệnh. Hơn nữa, không khó để người tu luyện lý giải rằng, hai bên sinh tử cách biệt, nếu một trong hai bên không thể buông xuống, đối với cả hai bên có thể sinh ra hậu quả phức tạp. Có một số phim ảnh trong người thường, đại ý là người đã chết không thể buông bỏ những người và những thứ lúc mình còn sống, tạo thành việc bản thân không thể chuyển tiếp đến nơi mà mình nên đến. Dù không nhất định là chính xác, nhưng điều này cũng phản ánh chân tướng trong vũ trụ. Ngược lại, khi người sống không buông bỏ, người quá cố sẽ khó thanh thản và giải thoát, cũng có thể bị ảnh hưởng.

Tôi là một người tu luyện, năm đó khi cha tôi bị cựu thế lực lấy đi sinh mệnh, tôi cũng trải qua bi ai và thống khổ mãnh liệt, trạng thái lúc tốt lúc xấu kéo dài trong nhiều năm. Nhớ lại đoạn thời gian đó, bản thân rất hiểu rõ chết không phải là tử vong, nhưng vì sao vẫn thống khổ khó nhẫn đến vậy? Là vì từ nhỏ không thể sống cùng cha, mà khả năng được sống những ngày tốt đẹp cùng cha trong tương lai cũng vĩnh viễn bị tước đoạt, từ đó sinh ra cảm giác không cam tâm. Chỉ sau khi buông xuống, mới cảm thấy thư thái, không còn bị (tình thân quyến) quấy nhiễu nữa. Nếu so sánh tình cảm và dục vọng của con người với nước và bụi, nếu bạn thực sự buông bỏ, sẽ không có gợn sóng và vấy bụi nữa.

Nhìn không thấu tử, kỳ thực cũng chính là nhìn không thấu sinh. Nếu không có vô số lần tử, chúng ta căn bản sẽ không có cơ duyên chuyển sinh thành người hôm nay, để đồng tại với Sư phụ và Đại Pháp trên thế gian này. Nhìn thấu sinh tử mới là cảnh giới khoáng đạt mà người tu luyện chúng ta nên có, những dục vọng đó không những không thể mang đến vũ trụ mới, mà còn tạo thành phiền phức cho người quá cố và người sống.

“Khảo nghiệm diện tiền kiến chân tính” (Kiến chân tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ II), chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ câu Pháp này của Sư phụ, hãy lấy ra mặt chính của bản tính khi đối diện với bất kỳ khảo nghiệm nào gặp phải trong cuộc sống và tu luyện. Thực chất sau khi nhìn thấu sinh tử, thì sinh tử cũng không còn là khảo nghiệm đối với chúng ta nữa.

Đây là một chút ý kiến trong tu luyện cá nhân hiện tại xin chia sẻ cùng đồng tu.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/3/22/死亡-457992.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/29/207857.html

Đăng ngày 22-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share