Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Nội Mông Cổ

[MINH HUỆ 19-5-2022] Tôi là một đệ tử Đại Pháp lâu năm, bắt đầu tu luyện từ tháng 2 năm 1996. Có thể nói từ ngày đắc Pháp, tôi chưa từng rời khỏi môi trường học Pháp tập thể.

Bởi vì tôi làm gì cũng khá nghiêm túc, cho nên trong khi học Pháp, nếu có đồng tu nào đọc sai từ, tôi đều bảo họ lập tức chỉnh lại. Không chỉ với những lỗi thiếu chữ, mà với khẩu âm, thanh điệu của đồng tu, các âm uốn lưỡi quá hoặc không uốn lưỡi tôi cũng chỉnh. Có thể nói các đồng tu từng học Pháp tập thể cùng tôi cơ bản đều bị tôi chỉ ra chỗ sai. Lúc đầu tôi hoàn toàn không để ý, cho tới khi phát sinh mâu thuẫn với đồng tu, tôi mới ý thức được cách làm của mình đã gây phản cảm cho hầu hết mọi người.

Một lần khi đang học Pháp tập thể, như thường lệ, tôi lại chỉ ra lỗi sai của đồng tu. Kết quả, đồng tu nghe xong, chẳng những không sửa lại cách đọc, ngược lại còn nói với tôi: “Chị biết không? Chị bắt lỗi của tôi như vậy, bây giờ hễ có chị ngồi cạnh tôi liền bắt đầu thấy run.“

Nghe đồng tu nói vậy, trong tâm tôi rất buồn, lập tức nhận thức ra mình sai rồi. Mọi người đều là các lạp tử trong Pháp, khi ở cùng nhau nên là một trường dung hợp tường hòa. Đã khiến đồng tu nhìn thấy tôi liền run sợ, khẳng định tôi cần phải tu bỏ điều gì đó. Trong quá trình tôi hướng nội tìm, một số đồng tu khác cũng lần lượt lên tiếng, đồng loạt chỉ trích tôi.

Đồng tu A nói: Tối qua tôi về nhà liền suy nghĩ về vấn đề này, cảm thấy chị làm không đúng, sau này người khác đọc thế nào chị đừng chỉnh nữa.

Đồng tu B nói: Có lần tôi đang tĩnh tĩnh nghe Pháp, sắp ngộ ra Pháp lý, chị lại bắt đầu chỉnh sửa, khiến tôi phân tâm.

Đồng tu C nói: Chị cố tìm chỗ sai của đồng tu, hoàn toàn không tập trung học Pháp, làm thế nào lĩnh hội được nội hàm của Pháp?

Họ dùng cách nói như vậy nhất loạt nhắm vào tôi, lập tức đụng chạm đến tâm sợ mất thể diện, tâm tranh đấu và tự tôn của tôi. Dưới sự dẫn động của nhân tâm, tôi không tiếp tục hướng nội tìm, trái lại đã nghĩ một cách oan ức: Năm đó, trong thời kỳ cuộc bức hại vô cùng nghiêm trọng, ai nói Đại Pháp không tốt, tôi đều đứng ra không nhân nhượng, đây chẳng phải là nhiệt tình kiên trì với chân lý sao? Lý do chỉnh sửa lại chỗ đọc sai của mọi người bây giờ là vì Đại Pháp quá thần thánh, thêm hay bớt chữ đều không phải là Pháp. Là đệ tử Đại Pháp, khi đọc Pháp phải chịu trách nhiệm với Pháp, điều này có sai không?

Tâm thái căm phẫn bất bình còn chưa hạ xuống, tôi thoáng nhìn đồng tu C ngồi bên cạnh, trong lòng liền sinh tâm coi thường những quan niệm người thường của bà ấy. Tôi cảm thấy bà là một giáo sư mà không làm gương tốt, bản thân thường xuyên đọc sai chữ thì thôi không nói, giờ đây cả chân lý cũng không giữ vững, hoàn toàn không đứng trên cơ điểm của Pháp để duy hộ Pháp. Nghĩ như vậy, sự bất mãn của tôi với bà lại càng lớn, thậm chí cảm thấy việc bà bước vào tu luyện muộn lại là tốt; nếu như bà đắc Pháp vào thời kỳ bức hại cực kỳ nghiêm trọng, chắc sẽ không đứng ra nói lời bảo vệ Đại Pháp!

Trong tâm tôi nghĩ như vậy, thái độ lúc nhận sai cũng rất miễn cưỡng, tôi bất đắc dĩ nói với mọi người: “Đúng, đúng, đúng, việc các chị đọc sai không có sai, là tôi sai.” Trên đường từ điểm học Pháp về nhà, trong tâm tôi vẫn sôi trào ghê gớm. Tôi vốn là người đặt lưng xuống là ngủ, mà đêm đó lại mất ngủ, trong tâm tràn đầy cảm giác không cam tâm và thất bại, thậm chí trong đầu còn tìm ra một vị “đồng minh” để đấu tranh cho bản thân. Vị đồng tu này là một giáo viên tiểu học đã về hưu, sau khi tới điểm học Pháp, bởi vì mọi người đọc sai, bà chỉnh cho họ không được nên đã bỏ cuộc. Tôi nghĩ trong tâm, gặp phải tình huống đồng tu cứng đầu thế này, người ta là giáo viên tiểu học còn không làm được, tôi còn kiên trì cái gì? Về sau đồng tu có đọc “mẹ“ thành “cha”, tôi cũng im lặng!

Lúc này tôi hoàn toàn không ý thức được vấn đề tồn tại của bản thân, chỉ ôm tâm thái tiêu cực “Hạ trùng bất khả ngữ băng” (Không so đo với kẻ tiểu nhân) để phê bình đồng tu. Quay trở lại điểm học Pháp, mặc dù không chỉnh lỗi sai của các đồng tu nữa nhưng trong tâm tôi vẫn chưa nguôi. Thế nhưng các đồng tu lại không cảm giác được suy nghĩ của tôi. Khi thấy tôi không chỉnh lỗi sai nữa, mọi người đều cho rằng tôi đã hướng nội tìm, vì vậy khích lệ tôi: “Chị xem, chị đã thay đổi nhiều thế nào? Lúc trước phát chính niệm lập chưởng tay bị đổ, giờ đây không đổ tay nữa, eo lưng cũng thẳng lên rồi. Đó cũng bởi vì chị đã hướng nội tìm, không xoi mói lỗi của mọi người nữa.”

Nghe xong lời này, trong tâm tôi cảm thấy rất vô lý, lập tức ngẩng đầu lên cười khan mấy tiếng, trong tiếng cười có sự trào phúng và tự cho là đúng, khiến tiếng cười trở nên kỳ quái. Tôi tự nghe cũng cảm thấy phía sau tiếng cười này có ẩn giấu những vật chất rất bất hảo. Sau khi về nhà, trong tâm tôi cầu xin Sư phụ: “Thưa Sư phụ, xin Ngài gia trì chính niệm chính hành cho đệ tử, giải thể hết nhất tư nhất niệm, từng hành vi, những gì đệ tử nói và làm không phù hợp với yêu cầu của Đại Pháp. Toàn bộ giải thể diệt sạch! Đó không phải là con!”

Dần dần sau một thời gian, khi quay lại lớp học Pháp tập thể, tâm thái của tôi thật sự đã thay đổi. Tôi bắt đầu nhận ra không ít đồng tu có xuất thân từ nông thôn, đã quen với âm đọc của địa phương, vấn đề khẩu âm là bẩm sinh. Tôi có lẽ nên đứng từ góc độ khác mà suy nghĩ, chỉ cần họ khi đọc Pháp không mất chữ, cũng không có thêm chữ. Còn lại chính là tôi đang chứng thực bản thân.

Sư phụ đã giảng:

“Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Sau đó, tôi lại tiếp tục hướng nội tìm sâu hơn, tại sao bản thân luôn nhấn mạnh vào thân phận của đồng tu, ví dụ như một giáo sư mà đọc Pháp không tốt, hoặc là một giáo viên tiểu học đã về hưu lại không chịu được việc người khác đọc sai. Tôi vì sao quá coi trọng vấn đề bằng cấp và trình độ học vấn? Gốc rễ là vì tôi có tâm phân biệt, thậm chí trong đầu còn xem thường các đồng tu đọc sai, cảm thấy họ ít văn hoá, trình độ học vấn thấp, không khiêm tốn học hỏi, đôi khi ngược lại còn chỉnh sửa tôi, đem cái đúng sửa thành sai.

Một lần, bởi vì bất đồng quan điểm với một đồng tu, tôi thậm chí đã trực tiếp nói: “Không có văn hoá! Thật đáng sợ!” Giờ đây nghĩ lại, chẳng phải đó là tâm tự cho là đúng, xem thường người khác, tâm chứng thực bản thân đang quấy phá sao? Nhiều năm như vậy, tôi đã tham gia nhiều điểm học Pháp lớn nhỏ, vạch tìm lỗi sai của mọi người cũng không chỉ một hai lần; các điểm học Pháp khác đều không vấn đề gì, sao đến điểm học Pháp này mọi người lại đồng loạt bùng nổ? Nguyên nhân đều tại tôi đây!

Sư phụ giảng:

“Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích, không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia [hỏi] tâm tính đề lên cao là sao? Như thế không thể được. Con người phải qua thực tế mà thật sự ‘ma luyện’ bản thân mới có thể đề cao lên.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Nghĩ như vậy, trong tâm tôi liền cảm tạ Sư phụ từ bi. Nếu Sư phụ không đưa tôi tới điểm học Pháp này, bản thân tôi sẽ không bộc xuất ra nhiều nhân tâm như thế, cũng sẽ không có cơ hội triệt để tu bỏ chúng.

Từ đó về sau, gián cách của tôi với đồng tu không còn, bầu không khí lúc học Pháp tập thể cũng hoà ái, mọi người ngoài việc học Pháp còn có thể cùng nhau phối hợp ra ngoài giảng chân tướng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/19/是挑错-还是证实自我–443680.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/8/202150.html

Đăng ngày 25-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share