Theo phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc và phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-10-2011] Đã gần mười năm kể từ khi một nhóm nhỏ học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân (một thành phố lớn ở miền đông bắc Trung Quốc) chèn tín hiệu truyền hình vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, để thay thế tín hiệu truyền hình cáp bằng nội dung về Pháp Luân Công và thông tin về Đảng cộng sản đàn áp Pháp Luân Công. Năm học viên Pháp Luân Công tham gia đã bị tra tấn đến chết. Một học viên khác, ông Tôn Trường Quân, lúc đó mới 26 tuổi, đã bị giam ở Nhà tù Cát Lâm trong chín năm. Có lúc tra tấn tàn bạo gần như đã cướp đi mạng sống của ông.

Ông Tôn Trường Quân đã chịu nhiều loại tra tấn, như ghế hổ, sốc điện, gãy nhiều xương sườn và nhiều nữa. Bị tra tấn trong thời gian dài đã gây ra thương tổn cho sức khỏe của ông Tôn, khiến cho ông bị bệnh lao, viêm màng phổi là hậu quả của bệnh lao giai đoạn cuối, bệnh lao màng bụng, tràn dịch màng phổi và trướng bụng (tích tụ chất lỏng ở màng bụng, khiến bụng bị phình ra). Chính quyền từ chối cho ông bảo lãnh để chữa bệnh dù ông đang cần chữa trị ngay lập tức. Chúng tôi kêu gọi người dân trên toàn thế giới hãy lên tiếng và lắng nghe để ông Tôn Trường Quân được trả tự do ngay lập tức.

Chèn tín hiệu truyền hình cáp bằng nội dung về Pháp Luân Công vào năm 2002

Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một nhóm nhỏ học viên Pháp Luân Công đã chặn tín hiệu truyền hình cáp quốc gia ở Trường Xuân, một thành phố ở miền đông bắc Trung Quốc, một sự phản đối dũng cảm đã gây ra cú sốc trên cả nước. Họ thay thế chương trình thường nhật bằng hai bộ phim ngắn về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. “Vụ tự thiêu hay Tuyên truyền [chống lại Pháp Luân Công]?” và “Pháp Luân Công trên khắp thế giới“. Việc chèn tín hiệu kéo dài trong 50 phút. Bộ phim đầu tiên chỉ ra những sơ hở trong những đoạn phim tuyên truyền thù hận chống lại Pháp Luân Công, được công chiếu rộng rãi, một cảnh trong vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn, có sự phân tích từng cảnh phim chính thức của truyền thông quốc gia Trung Quốc. Ngày 6 tháng 3, website Minh Huệ, trang thông tin chính thức của Pháp Luân Công, đã đăng thông tin này. Ngày 7 tháng 3, BBC, Reuters, AFP và CNN cũng đăng thông tin này. “Việc giành quyền kiểm soát đài truyền hình là một trong những hình thức phản đối dũng cảm nhất của học viên Pháp Luân Công,” theo CNN [1].

Giang Trạch Dân, sau đó là bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), được cho là rất tức giận về sự việc này và ra lệnh giết hết tất cả những người tham gia mà không đặc xá. “Sau ba ngày của sự kiện truyền thông này, các lực lượng an ninh đã bắt giữ hơn 5,000 học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân” [2]. Trong lần vây bắt bất ngờ này, ít nhất bảy học viên Pháp Luân Công đã bị giết. 15 học viên khác bị kết án từ 4 đến 20 năm tù. Ngày 15 tháng 3, Tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra một thông cáo báo chí, lo ngại cho các học viên bị giam giữ bởi vì “họ đang bị tra tấn nặng nề hoặc bị hành hạ.” [3]

Từ năm 2002, 15 học viên Pháp Luân Công trực tiếp tham gia vào việc ngăn chặn tín hiệu truyền hình đều bị bắt giam. Bốn người trong số đó đã bị tra tấn đến chết và một người thì tinh thần suy sụp trong quá trình tẩy não. Ông Tôn Trường Quân đã bị giam giữ trong chín năm. Tra tấn đang diễn ra trong nhà tù suýt nữa đã giết hại ông.

Không lâu trước đó, cha mẹ ông (đều đã 80 tuổi) đã đi hơn 1,609 km từ Duyên Biên đến Nhà tù Cát Lâm. Mẹ ông đã hỏi ông Tôn qua điện thoại đằng sau tấm cửa kính, “Con à, khi nào con được thả? Mẹ lo rằng cha con và mẹ không thể sống đến lúc được nhìn thấy con ra khỏi tù.

Các học viên Pháp Luân Công đến từ các giai tầng xã hội khác nhau. Từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, những học viên kiên định niềm tin vào Pháp Luân Công đã dũng cảm nói với mọi người Pháp Luân Công là thế nào, và họ bị đàn áp dã man bởi chính quyền cộng sản.

Tính nghiêm trọng của cuộc đàn áp trước sự kiện ngày 5 tháng 3 xảy ra

Ngay trước Tết Âm lịch tháng 2 năm 2002, trưởng Phòng 610 trung ương, Lưu Kinh đã mở cuộc họp tại Khách sạn Nam Hồ ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, ông ta được cho là đã trách mắng các viên chức ở Cát Lâm vì “thiếu cố gắng [trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công]” và trao quyền được “bắn học viên Pháp Luân Công

Sau cuộc họp, website Minh Huệ đã nhận được nhiều báo cáo từ Trung Quốc rằng công an Trung Quốc đã bắn nhiều học viên Pháp Luân Công ở thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang và thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 16 tháng 2 năm 2002, ông Hứa Trước Tân đã bị bắn vào chân trong lúc ông cố gắng thâm nhập vào mạng lưới truyền hình cáp ở địa phương [để phát sóng các bộ phim chứa những sự thật quan trọng về Pháp Luân Công] ở An Sơn. [4] Vào Tết Âm lịch năm 2002, ông Khương Hồng Lộc đã dán những sự thật quan trọng về Pháp Luân Công ở nhiều con phố, khi đó công an đã bắn vào chân trái của ông. [5]

Theo website Minh Huệ, trong tháng 2 năm 2002, có 375 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã chết. Có dẫn chứng rằng ít nhất 1,600 học viên Pháp Luân Công đã chết trong lúc bị công an Trung Quốc giam giữ từ năm 1999 đến năm 2002.

Ông Tôn Trường Quân được mọi người biết đến là một người thật thà và tốt bụng

Ông Tôn Trường Quân sinh ra và lớn lên ở Đại Hưng Câu, huyện Uông Thanh, khu tự trị Duyên Biên, tỉnh Cát Lâm. Cha mẹ ông được biết đến là những người tốt và sống dân dã. Ông Tôn có thành tích học tập rất xuất sắc. Thời niên thiếu ông là một đứa trẻ phát triển tốt và không bao giờ bắt nạt những đứa trẻ khác.

Khi ông vào đại học, ông Tôn bắt đầu cảm thấy do dự trong xã hội phức tạp này. Ông nhớ lại, “Người Trung Quốc ngày nay thật khác. Những người tốt bị nhạo báng như những kẻ ngốc. Chẳng lẽ tôi lại loại bỏ lòng tốt và bắt đầu chơi game như những người khác?” Ông nói rằng ông thật may mắn khi tìm thấy Pháp Luân Công, môn tập đã giúp ông tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Ông quyết định ông phải trở thành tốt, thật thà và khoan dung với những người khác. Ông quyết định ông sẽ tập trung làm việc thật tốt vì ông sẽ có những gì ông được có. Sau đó, ông không còn cảm thấy mất mát nữa. Trạng thái yên bình và vững chắc tràn ngập trong tâm ông.

Sau đại học, ông Tôn đã vượt qua kỳ thi công chức để trở thành trợ lý thị trưởng tại ủy ban như là một phần của chương trình đào tạo. Đầu năm 2000, khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công lần đầu tiên đạt đến đỉnh điểm. Hàng ngày phương tiện truyền thông Trung Quốc đều phát những tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công. Hàng ngày các học viên Pháp Luân Công đều bị bắt ở Bắc Kinh vì cất tiếng nói cho Pháp Luân Công. Ông Tôn quyết định rằng ông sẽ không bao giờ từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công. Đầu năm 2000, ông viết một lá thư cho cấp trên, thông báo kế hoạch đi đến Bắc Kinh và thực hiện quyền hiến pháp để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tuy nhiên, cấp trên của ông đã ngăn ông lại trước khi ông Tôn đến Bắc Kinh. Ông Tôn đã bị giam ở trại giam trong 30 ngày. Vị trợ lý bí thư ở huyện ông sống đã gặp ông và hứa sẽ phục hồi công việc cho ông, miễn là ông viết từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Tôn đã mất việc khi ông từ chối lời đề nghị đó.

Tháng 9 năm 2002, ông Tôn đã tìm được một công việc ở Trường Xuân, nơi ông gặp các học viên Pháp Luân Công. Họ thường cùng nhau ra ngoài phát tài liệu miễn phí, có thông tin quan trọng về Pháp Luân Công.

Một ngày nọ ông Tôn trông thấy một báo cáo nói rằng một học viên Pháp Luân Công đã xâm nhập thành công mạng lưới truyền hình cáp ở một nông trường và phát đi một cuốn phim có sự thật về Pháp Luân Công.

Không một phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đăng tin sự thật về Pháp Luân Công.

Chỉ cần chúng ta phát một bộ phim ở một thành phố lớn, thì chẳng phải nhiều người sẽ biết sự thật về Pháp Luân Công sao?” Ông Tôn đã chia sẻ ý kiến của mình cùng với các học viên. Ông đã suy nghĩ về việc xâm nhập mạng lưới truyền hình cáp ở Trường Xuân. Ông Tôn và nhiều học viên Pháp Luân Công khác bắt đầu học những công nghệ thích hợp có liên quan đến việc phát sóng. Họ sớm học được những gì họ cần để tiến hành dự án này. Họ quyết định sẽ biến dự án này thành hiện thực vào ngày 5 tháng 3 năm 2002.

Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã ở đỉnh điểm vào thời gian đó. Mỗi học viên Pháp Luân Công đều nhận thức được mối nguy hiểm của việc xâm nhập tín hiệu truyền hình ở Trung Quốc để phát đi sự thật về Pháp Luân Công. Nhưng không có ai bỏ cuộc. Sau khi liên tục thảo luận, mỗi học viên tham gia dự án đều quyết định họ sẽ làm để cứu giúp nhiều người khỏi những lời dối trá của ĐCSTQ.

Ông Tôn được biết là một người rất tốt. Quả thật là “mọi người vì mình” ở trong tù, nhưng ông Tôn không phải người như vậy. Sau cùng, Pháp Luân Công dạy các học viên trở thành những người tốt tại mọi thời điểm. Có một tù nhân bị bệnh nang sán não và bị tàn phế. Người ông bẩn thỉu và có mùi hôi. Mọi người đều xa lánh tù nhân này. Khi ông Tôn nhìn thấy móng tay và móng chân của tù nhân này mọc dài cắt vào da thịt của người đó, ông Tôn đã quyết định cắt móng chân và móng tay cho người tù nhân đó. Ông Tôn còn ngâm tay và chân của người này trong nước ấm trước khi ông cắt móng tay và móng chân cho người này.

Khi ông Tôn sống cùng với cha mẹ, ông cũng cắt móng chân cho mẹ ông. Mẹ ông từng bị “bó chân”, khiến cho bàn chân và các ngón chân của bà uốn cong không bình thường. Mẹ ông đã ngăn ông lại. “Con bây giờ là một viên chức chính phủ. Mọi người sẽ cười con nếu họ nhìn thấy con” Ông Tôn trả lời “Mẹ là mẹ con. Con đang thể hiện lòng hiếu thảo để đền đáp mẹ. Ai sẽ cười con?

Ông Tôn đã bị giam trong tù gần 10 năm. Cha mẹ ông đều rất nhớ đứa con trai duy nhất của họ. Lần đầu tiên khi mẹ ông Tôn biết tin về việc ông bị bắt giam, bà đã bị ốm trong hai năm. Cha mẹ ông đều có vấn đề về bệnh tăng huyết áp và đột quỵ. Họ sống cách xa Nhà tù Cát Lâm hơn 1,609 km. Họ đã mất nhiều ngày để đi đến Nhà tù Cát Lâm. Cha ông Tôn rất dễ bị say xe, nhưng họ luôn luôn mua những chỗ ngồi ít tiền nhất mà không có đệm để tiết kiệm tiền. Khi họ gặp con trai ở trong tù, họ không bao giờ nghỉ qua đêm ở Trường Xuân để tiết kiệm tiền ở khách sạn. Cha mẹ ông đã già đi nhanh chóng trong 9 năm qua.

Ông Tôn vẫn kiên định niềm tin vào Pháp Luân Công.

10,000 người ở Trường Xuân đã xem nội dung phát sóng vào ngày 5 tháng 3

Việc chèn tín hiệu xảy ra ở ba địa điểm khác nhau – Tùng Nguyên, khách sạn ở tỉnh và quận Nam Quan. Các học viên đã chuẩn bị việc phát sóng một cách riêng biệt và cùng thực hiện tại cùng thời điểm. Họ được coi là những người phát đi thông tin sự thật về Pháp Luân Công ra thế giới.

Lúc 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002, nhiều thuê bao mạng truyền hình cáp Trường Xuân đang xem thời sự, phim truyện và những chương trình khác trên tám kênh khác nhau thì nội dung đã bị thay bằng hai bộ phim “Vụ tự thiêu hay tuyên truyền [chống lại Pháp Luân Công]?” và “Pháp Luân Công trên toàn thế giới” Việc phát sóng kéo dài trong 50 phút.

Điều khiến mọi người ngạc nhiên là lúc họ xem Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công tập các bài công của Pháp Luân Công ở nơi công cộng trên toàn thế giới. Những người xem đều ngạc nhiên, kinh ngạc, lo sợ, phấn khích hay đơn giản là không nói được gì. Vài người thậm chí còn nghĩ rằng đây là đoạn phim quảng cáo có trả tiền. Chương trình đã mang lại cú sốc với người xem. Đây là điều duy nhất mà người dân ở Trường Xuân bàn tán trong ngày hôm sau. Hai bộ phim đã cho người xem thấy Pháp Luân Công được nhiều người trên toàn thế giới theo tập và cái gọi là “Vụ tự thiêu của các học viên Pháp Luân Công” là một sự dàn dựng để chứng minh việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công.

Từ lúc được giới thiệu lần đầu tiên ở Trường Xuân vào tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Công được biết với nguyên lý của Chân – Thiện – Nhẫn. Những lời nói và hành động của học viên Pháp Luân Công, những người sống theo những tiêu chuẩn này, đã để lại cho người dân Trung Quốc một ấn tượng sâu sắc. Người dân ở Trường Xuân cũng biết đến quyền năng chữa khỏi bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công. Khi hai bộ phim được phát sóng trên TV vào ngày 5 tháng 3, nhiều người dân ở Trường Xuân đã rất vui mừng và nghĩ rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã bị loại bỏ.
Thông tin tham khảo:

[1] CNN, “Pháp Luân Công ‘thâm nhập’ tín hiệu sóng của Trung Quốc”, ngày 7 tháng 3 năm 2002
[2] Ethan Gutmann, “Vào trong sóng radio mỏng manh”, Weekly Standard, ngày 6 tháng 12 năm 2010, ấn bản 16, số 12
[3] Tổ chức Ân xá quốc tế, “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: Lo ngại cho sự an toàn/ Lo ngại về tra tấn hay đối xử tồi tệ, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân” ngày 15 tháng 3 năm 2002
[4] Minh Huệ Net “Thêm thông tin về việc ông Hứa Trước Tân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bắn ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh” ngày 24 tháng 4 năm 2003.
[5] Minh Huệ Net “Họ hàng kháng cáo lên chính quyền, liên quan đến việc công an bắn học viên Khương Hồng Lộc”, ngày 26 tháng 3 năm 2002
Xin xem thêm phần 2 tại: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/25/128976.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/21/长春电视插播者孙长军陷囹圄近十年-亟待营救-1–248167.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/24/128957.html
Đăng ngày 02-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share