Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-01-2023] Một năm qua đi thật nhanh. Trong hơn 20 năm tu luyện, năm nay là năm đáng buồn nhất đối với tôi vì có rất nhiều phiền não không buông được. Giờ nhìn lại thì đã như mây khói.
Nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi có ba đồng tu. Ba người là một xã hội nhỏ, cấu thành một vũ đài nhỏ, lúc thăng lúc trầm, mâu thuẫn không ngừng. Trong hoàn cảnh tu luyện này, khi va chạm với đủ loại nhân tâm, tôi mới nhìn ra những nhân tâm bất hảo và quan niệm hình thành hậu thiên của mình. Trong quá trình không ngừng học Pháp và nhận thức Pháp lý ở các tầng thứ khác nhau, tôi đã không ngừng quy chính bản thân, nỗ lực đạt đến yêu cầu của Sư phụ đối với đệ tử ở các tầng thứ khác nhau. Dưới đây, tôi xin chia sẻ nhận thức của mình về hai phương diện.
1. Nhận thức về chỉnh thể
Năm nay, với những mâu thuẫn, xung đột, tôi cảm thấy nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi không phải là một chỉnh thể hòa hợp, không thể nào trao đổi với nhau cho hiệu quả được.
Có lúc, tôi muốn rời khỏi nhóm, nghĩ bụng mọi người bình tĩnh tự học Pháp, đề cao rồi mới lại học Pháp nhóm và chia sẻ với nhau, như vậy có lẽ sẽ tốt hơn. Nhưng vừa nghĩ làm vậy là trái với yêu cầu của Sư phụ về học Pháp tập thể, tôi bèn nghĩ cho dù mình cảm thấy có đạo lý thế nào thì đều là sai rồi, thế là tôi nhẫn lại, không rời đi nữa.
Sư phụ giảng:
“Làm người học viên, cần trợ Sư Chính Pháp, chỉ có thể làm sao viên dung cho tốt với [những gì] Sư phụ cần, thì mới là [điều] chư vị nên làm, đâu thể nào kêu Sư Phụ trợ giúp [ý kiến]chư vị? Lẽ nào có thể trong Chính Pháp mà dùng Đại Pháp để viên dung ý kiến con người của chư vị?” (“Thế nào gọi là ‘trợ Sư Chính Pháp’”, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Tôi cảm thấy viên dung yêu cầu của Sư phụ mới là đúng. Sư phụ yêu cầu học Pháp tập thể thì phải học Pháp tập thể. Minh bạch Pháp lý rồi, nhưng làm lại thật khó.
Mỗi tuần, sau khi học Pháp xong, ba chúng tôi đều không cảm thấy thoải mái để chia sẻ với nhau, toàn né tránh vì sợ lại động chạm đến người khác, sợ lời nói nếu nói không khéo thì lại dẫn đến mâu thuẫn, tranh cãi. Khi nhân tâm bị xung kích vì không được người khác hiểu cho, bị chỉ trích trước mặt người khác, bị làm bẽ mặt, trong tâm tôi thấy dày vò, ủy khuất, bó tay, hoang mang không biết phải làm sao, khiến tâm lý cực kỳ ngột ngạt, dồn nén, và rất khó chịu. Tôi biết mình còn rất nhiều thứ cần phải tu bỏ, nhưng không biết phải làm sao mới có thể buông những thứ nặng trĩu này xuống.
Vào đêm mà tôi suýt quyết định rời nhóm, tôi có một giấc mơ. Trong mơ, tôi không tìm thấy cuốn Đại Viên Mãn Pháp , sau đó, tôi mới nhận ra là mình để quên ở nhà của đồng tu này. Tỉnh giấc, tôi biết Sư phụ đang điểm hóa cho tôi không được rời khỏi chỉnh thể và hoàn cảnh tu luyện này, và phải từ trong đó mà tu xuất ra!
Phải rồi, nghĩ đến đoạn Pháp của Sư phụ về “tâm đại nhẫn” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân) của Hàn Tín khi chịu nhục chui háng, tôi thấy mình phải hạ công phu tu tâm mới đúng.
Tuy rằng trong tâm đã biết cần phải đạt đến yêu cầu của Sư phụ đối với đệ tử, nhưng tôi vẫn không biết cụ thể phải làm thế nào; làm thế nào mới có thể buông được cái tâm nặng trĩu này; làm thế nào mới là trạng thái dung nhập vào trong Pháp; bước đi thế nào để không bị nhân tâm ngáng trở đây?
Sư phụ từ bi thấy tôi hoang mang, thấy tôi mãi không thoát ra khỏi lưới mê, bèn triển hiện cho tôi một tầng Pháp lý thế nào là khoan dung, làm thế nào để đạt đến trạng thái “vô tư vô ngã”.
Tôi minh bạch rồi, chúng tôi là một chỉnh thể, và tôi là một bộ phận, một phần tử của chỉnh thể đó. Nếu tôi tu luyện không tốt thì sẽ gây ảnh hưởng xấu trong chỉnh thể. Ý thức được điểm này, tôi bắt đầu nghĩ, tôi cần phải ở trong chỉnh thể này mà tu tốt bản thân, gánh vác trách nhiệm cần gánh vác, cần phải khởi tác dụng tích cực, hài hòa trong chỉnh thể này.
Tôi bắt đầu nhận ra rằng là đệ tử Đại Pháp, một bậc chính giác của vũ trụ mới trong tương lai, tôi sẽ là người bảo vệ vũ trụ, cần phải có trách nhiệm với tất cả các nhân tố chính, có thể phó xuất hết thảy vì chúng sinh trong vũ trụ, cần phải mở rộng năng lực đảm nhận, gánh vác của bản thân. Làm một người tu luyện Đại Pháp thì phải bao chứa trong tâm cả muôn vàn chúng sinh trong vũ trụ.
Tôi nhận ra nếu tôi tu luyện không tốt, không đạt đến yêu cầu của Pháp, thì chúng sinh trong thế giới của tôi sẽ không thể được cứu. Nếu như mỗi đệ tử Đại Pháp đại biểu cho một vũ trụ, thì trong thiên thể lớn hơn cấu thành bởi các vũ trụ khác nhau này, tôi chỉ là một lạp tử, một bộ phận trong đó. Nếu mình tu không tốt, chẳng phải sẽ ảnh hưởng đến việc quy chính của thiên thể cự đại, ảnh hưởng đến việc Chính Pháp của Sư phụ sao? Trong đại khung vũ trụ bao la này, tôi còn chấp trước vào cảm thụ cá nhân nào, còn có vinh nhục, được mất cá nhân nào không buông bỏ được nữa đây?
Quay lại hướng nội tìm, tôi thấy những thứ tôi không thể buông bỏ chỉ là danh, lợi, tình của người thường. Khi minh bạch ra Pháp lý, tôi liền muốn đồng hóa với tầng Pháp này. Trong nháy mắt, Sư phụ từ bi đã loại bỏ những vật chất đang đè nặng lên tôi, tôi lập tức cảm thấy trời đất trong sáng, bao la.
2. Tu khứ tâm “bất mãn”
Mỗi khi gặp mâu thuẫn, dù tôi đã hướng nội và tìm ra rất nhiều thứ gây phiền não, nhưng tôi mới phát hiện ra một cái tâm tồn tại mọi lúc mọi nơi, lại ẩn giấu rất sâu, đó chính là tâm “bất mãn với ai đó hoặc điều gì đó”. Nhất là trong lúc mâu thuẫn, lại càng dễ sinh ra cái tâm bất mãn này. Trong năm qua, khi gặp mâu thuẫn và không ngừng hướng nội tìm, tôi mới nhận ra rằng ra cái tâm này của mình không đâu không có, không chỉ ảnh hưởng đến tôi mà còn ảnh hưởng đến những người khác.
Ở tầng thứ hiện tại của tôi, tôi cho rằng có cái tâm bất mãn này thì không làm được “Chân” và “Thiện” chân chính, nói gì đến “Nhẫn”. Nếu trong tâm tôi còn bất mãn với người khác, thấy khó chịu với người khác, thậm chí xem thường người người khác thì làm sao có thể “Chân” và “Thiện” với người khác đây? Làm sao có thể giải thể các nhân tố xấu trong hoàn cảnh hiện tại đây? Làm thế nào để có thể đối đãi với mọi người bằng tâm khoan dung đây?
Tôi nhận ra tâm bất mãn này chủ yếu là vì có “vị tư” và “vị ngã”, “chấp trước vào tự ngã” mà ra. Chúng đều đối lập với Pháp của Sư phụ:
“Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma(“Thuỳ thị thuỳ phi”, Hồng Ngâm III)
Tạm diễn nghĩa:
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa(“Ai thị ai phi”, Hồng Ngâm III)
Nhưng khi tôi có tâm bất mãn này, lúc phát sinh mâu thuẫn, niệm đầu tiên sẽ nghĩ: cái sai là họ, cái đúng là mình; trong giao tiếp bình thường, cách nhìn nhận sự việc hay người khác nhiều khi là thấy nó hay họ là bất hảo, là không đúng; kèm theo đó là cảm giác hài lòng với bản thân, rồi những nhân tâm như tự mãn, coi mình là đúng, nhận thức của mình là đúng, là tốt. Nhìn nhận người và sự việc đều là lấy quan niệm của tự ngã làm tiêu chuẩn, chứ không lấy Pháp làm tiêu chuẩn. Trong chỉnh thể, nếu hay tỏ ra bất mãn thì dễ sinh ra nhân tố bất ổn, tạo thành gián cách với nhau.
Gần đây, hộp mực màu của một chiếc máy in của tôi không ra mực. Tôi đọc bài chia sẻ trên trang Minh Huệ, đồng tu có nói: trước hết nên tu người, rồi mới tu sửa máy. Tôi bắt đầu hướng nội từng lớp từng lớp để xem là tâm bất hảo hay vật chất xấu nào khiến hộp mực không ra mực được như bình thường.
Tôi bèn để ý tư tưởng của mình, xem xem mình vừa in vừa nghĩ gì. Tôi giật mình khi phát hiện ra, thì ra những phiền não, bực bội của tôi đều là do tâm bất mãn với đồng tu, cảm thấy đồng tu làm tôi tổn thương, nghĩ oan cho tôi, nói xấu tôi… Bao nhiêu thứ bất hảo thế này thì nội tâm làm sao có thể vui vẻ, khoáng đạt chứ.
Tôi vừa làm tài liệu cứu độ chúng sinh, vừa phát xuất ra vật chất bất hảo, đen đen dính dính này, nếu như giữa tôi và máy in, tài liệu và chúng sinh tạo thành một trường, hình thành một chỉnh thể vô hình, thì những vật chất bất hảo này có thể khởi tác dụng tốt không? Như thế, máy in có thể không bị tắc mực sao, tâm tôi có thể không khỏi khó chịu sao? Mang cái tâm này thì tư liệu làm ra có thể khởi tác dụng cứu độ chúng sinh không?
Sau khi nhận ra tâm bất mãn này, tôi liên tục phát chính niệm để loại bỏ những tư tưởng và vật chất xấu.
Sau đó, thuận theo mạch suy nghĩ này, tôi lại tìm tiếp, xem xem bình thường có bất mãn với người khác không, từ đó, tôi mới phát hiện ra bao nhiêu tâm bất mãn tích tồn trong tầng tầng quan niệm đã hình thành, bất mãn với lời nói, thái độ, cử chỉ, hành vi, cách xử sự, cách làm của người khác… Trong tâm có lắm bất mãn như thế, làm sao tôi có thể Chân, Thiện với người khác được chứ, làm sao có thể thực sự khoan dung với người khác, làm sao có thể vui vẻ phối hợp với người khác trong chỉnh thể để cùng hoàn thành tốt việc gì chứ?
Cái tâm bất mãn này không chỉ cản trở tôi đề cao, mà còn ảnh hưởng đến sự hòa hợp và thăng hoa của chỉnh thể. Khi nhận ra điểm này, tôi bắt đầu phát chính niệm mạnh mẽ và thường xuyên hơn để triệt để thanh trừ cái tâm này.
Một thời gian sau, tôi cảm thấy nội tâm nhẹ nhõm, dường như không còn nhớ đến chỗ thiếu sót của đồng tu nữa, những mâu thuẫn kia dường như bỗng trở nên xa vời. Tôi không còn nhìn vào chỗ không tốt của người khác, cũng không đi cảm thụ những thứ thị phi của người thường nữa, chỉ có đồng hóa với Đại Pháp, đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn, đối xử tốt với người khác. Quá trình tu bỏ “tâm bất mãn” này cũng là quá trình tu bỏ “tư” và “tự ngã”.
Lời kết
Một năm tu luyện vừa qua đã giúp tôi nhận ra rằng đứng từ cơ điểm nào để nhìn nhận vấn đề là rất quan trọng.
Trong tu luyện những năm qua, tôi thể ngộ rằng, khi gặp vấn đề, nếu trong tâm chúng ta có thể nghĩ mình là một đệ tử Đại Pháp, một lạp tử trong chỉnh thể Đại Pháp, làm sao để đồng hóa vô điều kiện với Pháp, và viên dung tốt những gì Sư phụ muốn, thì chúng ta mới có thể không ngừng tu chính bản thân và dung nhập vào Pháp. Vì Sư phụ triển hiện Pháp lý cho chúng ta, chúng ta mới có thể thấy được Pháp ở các tầng khác nhau, mới có thể chiểu theo Pháp của tầng đó mà tu.
Sư phụ từ bi ở ngay bên cạnh chúng ta, trông nom chúng ta tu luyện, từ bi bảo hộ chúng ta. Sư phụ sẽ cảnh tỉnh, điểm hóa cho chúng ta qua nhiều người và sự việc khác nhau. Ví như, Sư phụ đã an bài cho máy in nhắc nhở tôi rằng tâm bực bội của tôi là nguyên nhân.
Chỉ có buông bỏ các chủng nhân tâm và quan niệm, dùng tiêu chuẩn cao hơn để yêu cầu bản thân, chúng ta mới có thể dần dần đạt đến tiêu chuẩn của bậc chính giác của vũ trụ mới trong tương lai.
Khấu tạ ân Sư! Tạ ơn Sư phụ đã từ bi khổ độ! Cảm ơn các đồng tu! Nguyện cùng các đồng tu nỗ lực, cộng đồng tinh tấn!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/4/452828.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/16/207349.html
Đăng ngày 18-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.