Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 05-01-2023] Tôi thấy mình ngộ tính kém. Bao năm qua, tôi học kinh văn “Nói về Pháp” (Tinh Tấn Yếu Chỉ) mà vẫn chưa minh bạch. Gần đây, tôi có một số nhận thức muốn chia sẻ cùng các đồng tu.

1. Ma sát tâm tính khi dùi vào sừng bò

Bao năm qua, tôi sống trong những lời oán trách đầy khắc nghiệt và phẫn uất của chồng. Tôi làm gì cũng không hợp ý chồng, làm gì cũng bị anh chỉ trích. Thậm chí cả khi tôi đối xử tốt với bố mẹ và các anh chị em bên chồng, anh cũng oán trách. Tôi nấu cơm ngon, anh ăn nhiều quá cũng nói tại tôi nấu nhiều thế làm gì để anh phải bóp mồm bóp miệng; hôm sau nấu ít đi thì anh lại bảo nấu ít quá, ăn không no. Tôi toàn nhìn nhận bằng lý của người thường, cho rằng mình đúng, còn anh ấy sai. Với tiền đề cho rằng anh ấy sai, tôi phải kìm nước mắt để nhẫn, còn tự cho rằng mình đang nhẫn, đang tu.

Sư phụ giảng:

“Lâu nay những chúng sinh trong Đại Pháp, đặc biệt là đệ tử vẫn một mực tồn tại một loại hiểu sai ở các tầng thứ khác nhau đối với Pháp về phương diện đề cao tâm tính. Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu.” (“Nói về Pháp, Tinh tấn yếu chỉ)

Đọc đi đọc lại đoạn Pháp này, tôi nhận ra rằng khi ma nạn tới, tôi toàn dùng phía con người để lý giải, dùi vào cái sừng bò “tôi đúng, anh sai” mà không thoát ra được, tu vừa khổ vừa chậm, để cho tà ma dùi vào sơ hở ấy, khiến tôi trường kỳ lâm trong ma nạn bị chồng oán trách, tâm tính không đề cao lên được.

2. Đáp lại bằng nụ cười khi bị oán trách, cảnh tùy tâm chuyển

Ngẫm lại chẳng phải tôi cũng hay oán trách sao? Có một thời gian, tôi quan sát bản thân, thấy đúng thật là trong cuộc sống, công tác, có gì không như ý là tôi không hài lòng; mặc dù tôi không biểu hiện ra như chồng tôi, nhưng tâm oán trách đúng là rất mạnh mẽ, lại còn có tâm sợ bị oán trách nữa. Lúc anh oán trách tôi, dù tôi không nói lại lời nào, nhưng tâm sinh oán khí, oán anh nói năng không có lý lẽ gì hết.

Khi nhận ra được vấn đề của mình, tôi đã chú trọng tu tâm tính ở phương diện này, chồng có oán trách thì tôi ức chế bản thân, từ “nan nhẫn” (khó nhẫn) đến “năng nhẫn” (có thể nhẫn), rồi đến cười xòa – thực sự là phải mất một thời gian dài. Một hôm, anh nói mấy thứ tôi mua, chất lượng bình thường, tôi bèn chờ xem anh phàn nàn thế nào thì anh lại không nói gì. Tôi hỏi anh sao không trách gì vậy? Anh lại cười bảo, mấy thứ anh mua lần trước còn không tốt bằng đồ tôi mua. Câu trả lời của anh khiến tôi kinh ngạc mãi không thôi. Từ đó trở đi, tôi không mấy khi nghe thấy chồng oán trách nữa.

Ài! Đều là tại tôi học Pháp không tốt, ngộ tính lại kém, cái tâm cần phải tu bỏ bị ma nhiễu lâu như thế mới nhận ra, mới tu. Vì để bỏ cái tâm đó của tôi mà chồng tôi phải chịu khổ bao nhiêu, tạo bao nhiêu nghiệp. Tôi đúng là có lỗi với anh ấy!

3. Dùng phía bản tính, tu luyện chính Pháp rất nhanh

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp?” (“Nói về Pháp”, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi mất một thời gian dài bị ma nhiễu mới bỏ đi được nhân tâm kia. Nếu dùng phía bản tính để chính Pháp thì tu như thế nào? Lúc chồng trách cứ, tôi liền nghĩ đây là tâm oán trách, phía bản tính của mình không có thứ này, mình không muốn nó, mình không oán trách thì chồng cũng không oán trách. Tôi phát chính niệm thanh lý những nhân tố sinh mệnh đối ứng với nó, còn bình thường thì chú trọng tu cái tâm này.

Khi ngộ ra được từ trong Pháp thì tu luyện sẽ nhanh. Đó cũng là tình huống để tôi nhận thức được một chút về tu luyện chính Pháp và Pháp lý tu từ cao xuống thấp sẽ nhanh.

Hướng nội tìm làPháp bảo

Hôm nay, chồng tôi than thở với tôi về người bạn học cũ nào đó của anh làm sếp mà không chân chính như thế nào, lãnh đạo nào đó làm lỡ cơ hội thăng chức của anh. Trước đây, anh có nói những chuyện như thế, thì tôi không để anh nói, mà lại dùng cái lý của người thường hoặc lý trong tu luyện để khuyên anh, những mong cải biến anh. Kết quả là, anh càng nói càng hăng, có lúc còn tức giận bất bình chửi rủa người ta. Lần này, tôi biết phải tu như thế nào rồi. Tôi không động tâm, mà tĩnh tĩnh suy ngẫm, tôi không muốn cái tâm tật đố, tâm lợi ích này, tôi không muốn bình phẩm người khác. Phía bản tính của tôi không có những thứ này. Tâm tật đố, tâm lợi ích và những nhân tố sinh mệnh bất hảo đằng sau lưng kia – diệt!

Thế là, anh ấy nói vài câu rồi không nói nữa. Đó là do tà ma thấy tôi có nhân tâm, liền lợi dụng chồng tôi tới biểu diễn. Nếu tôi dùng phía con người để lý giải thì tà ma sẽ có sơ hở để dùi vào mà tạo ra ma nạn can nhiễu mãi không thôi. Ngày hôm nay, tôi không để cho nó cầm cự nữa, tôi để phía bản tính làm chủ bản thân mà bất động, thanh trừ nhân tố sinh mệnh đối ứng với cái tâm bất hảo phía người thường, không muốn nó nữa. Trong quá trình tôi chú ý tu cái tâm này, Sư phụ cũng giúp gỡ xuống những thứ tựa như núi ở không gian khác cho đệ tử.

Đoạn thời gian ấy, trong quá trình tôi phối hợp với các đồng tu làm hạng mục cứu người, khi gặp ma sát tâm tính, chúng tôi thông qua giao lưu đều có thể từ Pháp mà tìm ra chỗ thiếu sót của bản thân, phân rõ tâm chấp trước không phải là bản thân, dùng phía bản tính để chính Pháp, thanh trừ tà ma, lạn quỷ lợi dụng tâm chấp trước làm việc xấu.

Tôi có vài mâu thuẫn với các học viên Đại Pháp khác trong các hạng mục chứng thực Pháp. Chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm, hướng nội và tìm ra những thiếu sót của mình. Chúng ta dùng phía bản tính của mình để Chính Pháp và loại bỏ những chấp trước người thường của chúng ta.

Khi tâm tính đề cao, tôi có một giấc mơ: Trong một đại sảnh rất cao và dài có cả một biển người đang tập trung. Trong lúc lơ đãng, tôi đột nhiên bay lên như khinh khí cầu, nhè nhẹ bay lên tận nóc sảnh, muốn xuống mà không xuống được, cực kỳ mỹ diệu. Tỉnh lại, cảm giác mỹ diệu và chân thực ấy vẫn đọng lại rất lâu. Tôi đã cảm nhận được rồi, chúng ta đúng là có thể bay lên!

Lời kết

Trong kinh văn “Nói về Pháp”, Sư phụ đã sớm giảng minh bạch vấn đề này rồi, nhưng đệ tử lại ngộ tính kém, tu tâm không theo kịp, nhìn không ra Pháp lý, học Pháp không đắc Pháp. Sư phụ vẫn không bỏ rơi đệ tử, cấp cho đệ tử cơ hội bao năm qua, để đệ tử có thể ngộ ra trong Pháp. Sư phụ vất vả quá! Cảm tạ Sư tôn từ bi đã khổ độ!

Một chút thể hội, có chỗ nào không đúng, kính mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/5/454481.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/18/207378.html

Đăng ngày 03-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share