Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 01-01-2023] Năm ngoái, tôi đến nhà con gái ở vùng khác để giúp chăm cháu ngoại. Một buổi sáng, tôi dắt theo cháu ngoại ra ngoài giảng chân tướng, lúc sang đường thì gặp một phụ nữ, chúng tôi chào hỏi nhau rồi tôi mời cô ấy sang bên kia đường trò chuyện, cô ấy nhận lời. Trong lúc tôi giảng chân tướng cho cô ấy, cô ấy cứ nhìn chằm chằm vào mặt tôi. Tôi giảng xong thì cô ấy liền nói: Tôi thấy chị có bệnh tim, thật đấy.

Lúc đó, tôi căn bản không để ý đến lời cô ấy nói. Nhưng cô ấy cứ thao thao bất tuyệt để chứng minh mình nói đúng nên cũng không còn nghe tôi nói nữa. Cuộc trò chuyện giữa tôi và cô ấy cũng dừng lại ở đó.

Sự việc qua đi một thời gian, vì con gái và con rể đều là giáo viên đại học nên phần lớn thời gian buổi tối thường có lớp. Vì vậy, thời gian tôi chăm sóc cháu ngoại cũng dài hơn. Nhưng tôi nỗ lực kiên trì học Pháp và luyện công, không để bị gián đoạn. Tôi sắp xếp thời gian thế này: Buổi tối, cho cháu ngoại đi ngủ xong, tôi học Pháp từ 10 rưỡi đến 1 giờ sáng, học Pháp xong thì luyện công rồi mới đi nghỉ. Buổi sáng, tôi thường ngủ đến khi cháu ngoại dậy tầm 7 rưỡi, 8 giờ. Ban ngày, thường là lúc cháu ngủ, tôi lại vào trang Minh Huệ để đọc các bài chia sẻ và làm tư liệu.

Tôi mong mỏi nhường nào chồng tôi sẽ giúp tôi một tay, nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Tôi vì oán hận chồng mà sinh ra tức giận, lại thêm thời gian dài phải cực nhọc, tâm tính không những không đề cao mà còn rớt xuống, gặp chuyện gì đều rất khó giữ vững tâm tính. Tôi cảm thấy thân tâm mỏi mệt đến cực điểm, tim đập thình thịch, thấy không cầm cự nổi thì lại ngã sụp xuống giường, thở hổn hển nằm nghỉ ngơi một chút, bình thường còn vã mồ hôi khắp người.

Trạng thái này khiến tôi cảnh giác, tôi nghĩ đến lời Sư phụ giảng:

“Vào 20 tháng Bảy, 1999 tôi đã đẩy toàn bộ các học viên [theo học Đại Pháp] trước 20 tháng Bảy đến vị [trí] rồi, đẩy đến vị trí tối cao của chư vị.” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

Tôi từ lâu đã ra khỏi tam giới rồi, vậy tại sao có lúc thân thể lại xuất hiện trạng thái như người thường? Nghĩ đi nghĩ lại, tôi bừng tỉnh ngộ đạo: Sư phụ đã đẩy học viên đến vị trí rồi, nhưng tư tưởng (tâm tính) của tôi vẫn ở trong người thường, tư tưởng căn bản vẫn chưa nhảy ra khỏi tam giới, cũng chính là tư tưởng kéo thân thể lùi lại phía sau, chịu ước chế của vật chất trong tam giới nên mới xuất hiện trạng thái không đúng đắn. Từ đó, tôi bắt đầu bình tâm tĩnh khí, tâm bình khí hòa để ước thúc hành vi của mình, phải học cách nói chuyện với người khác. Tôi cũng in những lời này ra và dán lên tường phòng ngủ để nhắc nhở bản thân thực hiện theo. Sau đó tôi không ngừng đề cao trong khi học Pháp, đề ra những yêu cầu mới cho bản thân như: bảo trì thiện lương, nhân phẩm phải cao thượng, phải biết tha thứ cho người khác, cảm thông với người khác, biết giúp đỡ lẫn nhau, buông bỏ tự ngã, nguyện ý dụng tâm chịu đựng cái khổ khi từ bỏ nhân tâm, v.v.

Tôi kiên trì như vậy cho đến khi bọn trẻ được nghỉ hè, và tôi lại quay trở lại hoàn cảnh tu luyện như thuở đầu.

Sau khi về nhà, hàng ngày tôi tham gia học Pháp nhóm và bắt đầu tự học thuộc Pháp. Ước chừng khoảng 84 ngày, tôi đã học thuộc được hai lượt cuốn Chuyển Pháp Luân. Theo kinh nghiệm tu luyện của tôi, tôi cảm thấy rằng, kịp thời quy chính bản thân dù đang phải trông cháu là đã hướng nội rồi, nhưng đó chẳng qua chỉ là biểu hiện mất bò mới lo làm chuồng mà thôi, biết có tâm chấp trước kia thôi là chưa đủ, còn phải chân chính đối mặt, tìm ra quan niệm ẩn giấu đằng sau nhân tâm đó, không trốn tránh, không qua loa lấy lệ mà cần nghiêm túc đối diện với nó. Cần phải không ngừng tra xét từng lớp từng lớp nhân tâm và quan niệm kia, từ gốc rễ mà giải quyết, từ đó đề cao bản thân.

Nhớ lại người phụ nữ cứ khăng khăng bảo tôi bị bệnh tim, lúc ấy, tôi cảm thấy thật buồn cười. Nhưng tại sao cô ấy lại bảo tôi như vậy? Đó là để nhắc nhở rằng tôi ở phương diện nào đó còn có tâm nào hay còn tồn tại quan niệm nào đó mà chưa nhận ra. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi nhớ ra trạng thái của mình lúc đó, cả con gái tôi cũng nhắc tôi rằng nó tra cứu trên mạng, trạng thái của tôi như vậy là biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim. Lúc đó, tôi lại thuận miệng nói: “Mẹ nghĩ ra rồi, trước khi tu luyện, mẹ có mắc bệnh này.“ Vì căn bệnh này mà tôi còn đến cả bệnh viện phụ cận Bắc Kinh để khám. Nhưng sau khi luyện công thì bệnh thoáng cái đã khỏi rồi, đã hơn 20 năm nên tôi cũng quên rồi, nhưng triệu chứng xuất hiện là giống nhau.

Tại sao tôi lại xuất hiện loại giả tướng đó? Sư phụ từng giảng:

” Là người luyện công chư vị cứ mãi cho rằng đó là bệnh, trên thực tế chư vị đúng là đang cầu [nó]; chư vị cầu bệnh, cái bệnh ấy sẽ có thể nhập vào.“ (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Bạn nói xem, tôi đâu có cầu, ai lại cầu bệnh chứ, nhưng Sư phụ đã giảng rồi, chư vị cho rằng có bệnh thì kỳ thực chính là chư vị đang cầu nó. Tôi tìm trúng điểm này rồi. Đó chẳng phải là cầu rồi sao? Vì vậy mới xuất hiện loại giả tướng này. Hóa ra chính là do tâm của bản thân bất chính mà cầu tới.

Một lần, tôi gặp một đồng tu và chúng tôi trò chuyện một lúc, cô ấy kể với tôi rằng, gần đây, cô ấy đã nghe “Hồi ức về Sư phụ” liên tục hai lần. Tôi hỏi cô ấy thu hoạch được gì? Cô ấy kiên định nói: “Không được làm sai lời Sư phụ.” Lời nói này khiến tôi xúc động. Tôi hẳn là có quan niệm ẩn giấu liên quan đến tâm hữu cầu hoặc có phương diện nào đó còn chưa tín Pháp. Nhưng tôi tìm không ra nên đành để ngỏ vấn đề tại đó. Vậy là, tôi cũng tải xuống các tuyển tập của Minh Huệ như “Hồi ức về Sư phụ”, “Đột phá giả tướng nghiệp bệnh”, “Bước ra khỏi con người” và “Trở về từ cõi chết” (Tuyệt xứ phùng sinh) để đọc.

Tôi nhớ, trong tuyển tập “Trở về từ cõi chết” có một câu chuyện như thế này: Có một đồng tu, trước khi tu luyện, chỏm xương đùi bị hoại tử. Vì để chứng thực sự siêu thường của Đại Pháp, cô ấy đã đến bệnh viện để chụp lại X-quang. Phim X-quang chụp lại vẫn giống như phim chụp ban đầu, và chỏm xương đùi đã mục nát hết. Lúc đó, bác sỹ bảo đồng tu: Đưa người chụp phim lại đây. Đồng tu nói: Người chụp phim chính là tôi. Bác sỹ tưởng cô nghe không hiểu nên nói lại một lần nữa. Đồng tu nói: Người chụp tấm phim đó chính là tôi. Bác sỹ thấy đó, tôi vừa có thể đi lại, lại còn có thể chạy nữa.” Lúc đó, bác sỹ cảm thán không ngớt, điều đó chứng minh Đại Pháp là khoa học siêu thường.

Trường hợp này thực sự đã phá tan quan niệm “mắt thấy mới tin” của tôi. Quan niệm ẩn giấu này cuối cùng đã bị bại lộ. Một chút thể ngộ tu luyện của tôi trong quá trình này là: Trong khi tu luyện mà gặp phải vấn đề thì cần hướng nội tìm, và vận dụng Pháp lý để phá giải chỗ nghi hoặc, đồng thời thực hành; đó mới là quá trình tu tâm hoàn chỉnh. Hoàn toàn 100% vận dụng Pháp lý để chỉ đạo cho các vấn đề gặp phải, chứ không được dựa vào nhân tâm hay quan niệm mà nghĩ mà làm. Nhất định phải hoàn toàn không được làm sai lời Sư phụ giảng là lấy Pháp của Sư phụ làm chỉ đạo, xem xem Sư phụ yêu cầu chúng ta như thế nào, rồi nghĩ cho minh bạch vấn đề, từ đó buông bỏ nó. Chỉ có tu tốt bản thân, lời nói ra đều ở trong Pháp thì mới có lực lượng, mới có thể cứu người tốt hơn và hoàn thành đại nguyện tiền sử của mình.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/1/446989.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/12/207291.html

Đăng ngày 01-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share