Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-12-2022] Một hôm, trên lớp, tôi gặp một đề bài (tôi là giáo viên), đáp án là A, mà tôi làm thì lại ra đáp án B, nhưng tôi hỏi đồng nghiệp và tra trên internet thì đáp án đều là B. Thế nên tôi không dám sửa gì, mà tạm thời chỉ đặt một dấu chấm hỏi.
Đi làm về, tôi thảo luận với người nhà về đề bài này thì cả chồng và con tôi đều nói là đáp án A, tôi lại cảm thấy B cũng không sai, chúng tôi tranh luận náo nhiệt đến mức cả mẹ chồng đang xem TV trong phòng ngủ cũng bị thu hút mà đi ra để nghe xem chúng tôi nói gì. Chồng tôi bảo tôi cố chấp, nên tôi hùng hồn nói: “Em biết câu trả lời của hai bố con là đúng rồi, nhưng em không tìm ra được cách giải của em sai ở đâu, nên đương nhiên, em không thể thừa nhận đáp án của em là sai. Chẳng lẽ như vậy không phải cũng là biểu hiện của nghiêm túc trong học thuật sao?” Trong lúc tôi nói, con trai lấy giấy bút ra, chúng tôi cùng nhau vẽ hình và giải bài. Hóa ra, tôi đã bỏ sót một điều kiện của đề bài trong lúc tính toán. Nói cách khác, đáp án của tôi là sai thật.
Sau đó, tôi đứng dậy định rời đi thì con trai đột nhiên nói: “Thế là xong sao ạ?” Tôi ngạc nhiên nói: “Xong rồi! Còn gì nữa con?” Con trai có vẻ giận dỗi, nghiêm túc nói : “Mẹ cũng không nhận sai mà đã xong rồi sao?” Tôi vẫn không coi là chuyện gì to tát, thuận miệng đáp: “Ừ, mẹ sai rồi!”
Không ngờ, con trai vừa gạt nước mắt, vừa nói: “Mẹ lúc nào cũng thế, cái gì sai rồi hay làm gì sai mà vẫn tự cho mình là đúng, tỏ thái độ bề trên, cứ phải để người khác chỉ ra vấn đề ở đâu mới được, xong rồi người khác phải mất bao nhiêu công sức để tìm ra cho mẹ vấn đề ở chỗ nào thì mẹ chỉ một câu “Ừ, mẹ sai rồi!” là xong chuyện. Tu luyện chẳng phải là việc của mẹ sao? Người khác có nghĩa vụ chỉ ra cho mẹ vấn đề ở đâu sao? Người khác chẳng phải đều đang giúp mẹ sao? Mẹ cứ như là bị bắt nạt í, đến một lời cảm ơn cũng chẳng buồn nói.“
Tôi thất kinh, mấy câu giản đơn của con trai, câu nào cũng đánh trúng vấn đề thực chất trong tu luyện của tôi. Tôi nhận ra rằng thái độ hời hợt của tôi đúng là đã làm tổn thương con, nên tôi nhanh chóng điều chỉnh bản thân và chân thành nhận lỗi với con, đồng thời, tôi cũng chia sẻ với con từ chân tâm: “Mấy hôm nay, mẹ quả thực cũng cảm thấy tu luyện của mẹ có vấn đề, cũng xuất tự nội tâm muốn quy chính bản thân trong Đại Pháp. Hôm nay, con có thể chỉ thẳng ra khuyết điểm của mẹ thế này, mẹ thật vô cùng cảm ơn con, vô cùng cảm tạ Sư phụ đã an bài cho mẹ con mình!”
Có lẽ con trai cảm nhận được sự chân thành của tôi nên đã tha thứ cho tôi, nhưng điều quan trọng hơn là, tôi nhận ra việc này là do Sư phụ an bài, là hồng ân mà Sư phụ ban cho, chứ không phải do tôi thế nào mà khiến con hết sức bằng lòng, không chỉ gật đầu nói “Vâng”, mà còn đang khóc thành cười.
Sự việc này khiến tôi vô vùng xúc động, khiến tôi thể ngộ sâu sắc rằng nhất tư nhất niệm của đệ tử, sự sự đều có sự bảo hộ của Sư phụ, hơn nữa, tâm tôn kính thuần tịnh và thành kính của con trai đối với Sư phụ và Đại Pháp cũng khiến tôi chấn động. Sư phụ lợi dụng phương thức này để cho tôi gậy “bổng hát”, khiến tôi nhận ra rằng trong tư tưởng của tôi vẫn còn sót lại sự bất kính đối với Sư phụ và Pháp. Trong tâm tôi rất khó chịu, cảm thấy có lỗi Sư phụ, bèn nắm lấy cơ hội này để hướng nội. Tôi tìm ra mình có phương thức tư duy văn hóa đảng là không muốn nhận sai, hễ sai ở đâu thì lại kiếm cớ, gỡ tội cho bản thân. Thậm chí khi bị bức hại còn từng phạm sai lầm lớn đối với Sư phụ và Đại Pháp, cho dù đã đăng nghiêm chính thanh minh lên Minh Huệ, nhưng trong tâm cũng vẫn có lúc mạo phạm không muốn thừa nhận cách nghĩ và niệm đầu sai lầm ấy, cực kỳ quỷ quái. Hôm nay, tôi phát hiện ra nó rồi, tôi phải triệt để phủ định nó, triệt để tiêu diệt nó.
Lúc ấy, tôi vẫn nghĩ đến đoạn Pháp của Sư phụ về việc học Pháp trong video “Giảng Pháp cho học viên Úc châu”, trong tâm chợt minh bạch rằng đây Sư phụ điểm hóa cho tôi: Phải tĩnh tâm học Pháp, tìm xem mình còn thiếu sót ở đâu, chứ không được mượn lời của Sư phụ để bào chữa cho chấp trước của mình, từ đó mà bảo vệ chấp trước. Vì vậy, tôi bèn song thủ hợp thập, thành kính nói với Sư phụ từ trong tâm: “Con chân thành muốn tìm ra những thiếu sót của mình và đề cao lên trên, cầu Sư phụ điểm hóa cho con.” Sau đó, tôi bắt đầu chỉnh cho tư thế thật ngay chính, nâng sách lên học Pháp. Đang học, tôi đột nhiên nhận ra rằng ẩn sau niệm đầu nhỏ không đáng là gì của tôi lại là một chấp trước lớn.
Trước khi tu luyện, những gì tôi tiếp thụ từ nhỏ toàn là khoa học hiện đại, thuyết tiến hóa và chủ nghĩa vô thần do tà đảng nhồi nhét, nói rằng người chết rồi cũng chỉ như ngọn đèn tắt, chết rồi thì chẳng còn gì nữa. Cha mẹ tôi cũng dạy tôi “Nhân quá lưu danh, nhạn quá lưu thanh” (tạm dịch: Con người sống phải lưu lại cái danh, chim nhạn sống phải lưu lại tiếng hót), con người phải biết quý trọng danh dự của mình, lưu lại thanh danh cho con cháu mai sau. Nhưng trong tâm, tôi vẫn luôn thắc mắc: Nếu chết là hết thì lưu lại thanh danh để làm gì? Ai còn biết đến tôi nữa? Cho dù tôi có cố gắng mang lại phúc ấm cho con cháu, nhưng tôi không tồn tại nữa thì có ý nghĩa thiết thực gì đối với sinh mệnh này của tôi chứ? Hơn nữa, tôi ở nông thôn từ nhỏ đến lớn, cảm thấy người lớn suốt ngày lo kiếm sống, cơm ăn không no, áo mặc không ấm, vô cùng vất vả, cứ sống qua ngày như vậy, cả đời nghèo túng, quay đầu nhìn lại vẫn là không có gì. Bởi vậy, mỗi khi nghĩ đến vấn đề này, trong lòng tôi lại khổ sở khôn tả. Nhất là hồi cấp 2, tôi đứng đầu lớp, cô giáo tổ chức họp phụ huynh, rồi nêu tên biểu dương, phụ huynh đều nhìn tôi bằng con mắt ngưỡng mộ, rồi lại động viên con mình học tập tôi. Sự ưu ái ấy không những không làm tôi vui, mà còn khiến trong lòng tôi càng hoang mang hơn, tôi không biết ý nghĩa của cuộc sống là gì. Nghĩ đến tương lai, tôi cảm thấy mình chỉ như con búp bê được người ta nâng niu. Nỗi chán chường mà khổ sở không chỗ dựa ấy thật không thể diễn tả bằng lời! Từ khi tu luyện Đại Pháp, tất cả những câu hỏi không tìm được lời giải ấy đều được giải đáp rất rõ ràng. Lúc ấy, tôi mới chợt nhận ra rằng điều tôi chờ đợi đời đời kiếp kiếp khi đến thế gian này chính là Pháp Luân Đại Pháp, là tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn để theo Sư phụ trở về nhà.
Cho đến bây giờ, mỗi khi nói về thể hội tu luyện Pháp Luân Công của mình với mọi người, tôi vẫn say sưa kể về niềm vui và sự phấn chấn khi đắc Pháp như thế. Vậy mà trước giờ tôi chưa từng nghĩ điều đó có vấn đề gì đối với một đệ tử đã tu luyện hơn 20 năm. Nhưng hôm nay, tôi mới chợt phát hiện ra trong đó có niệm đầu “muốn người đời sau biết trong lịch sử từng có một người như tôi”. Thảo nào, trong cuộc sống hàng ngày, tôi cảm thấy mình làm việc gì cũng không màng danh lợi, nhưng lời nói ra thì luôn cảm thấy kỳ quái, thậm chí chồng tôi còn cười nhạo tôi là người âm dương kỳ quặc. Anh ấy bảo tôi như vậy, tôi lại không giận anh ấy, chỉ thấy xấu hổ vì mình tu không tốt, rất muốn tu cho tốt, nhưng vì không nhắm vào tâm chấp trước, nên lúc nào cũng đi từ cực đoan này sang cực đoan khác. Tìm được chấp trước này rồi, tôi bình tâm lại suy xét nó thì thấy đây chính là căn nguyên của tâm hiển thị vẫn chưa bỏ được kiền tịnh; kỳ thực, nói thẳng ra, không cầu danh nhưng lại muốn lưu danh, đây chính là chính mình (giả ngã) lừa gạt chính mình (chân ngã).
Vứt bỏ được những chấp trước này rồi, khi tôi lại học Pháp, nhiều quan niệm người thường từng trở ngại tôi, trong khi được Đại Pháp dung luyện, đều như hạt ngô bùm bụp nổ tung vậy; tôi thực sự thể ngộ được một tầng Pháp lý mà Sư phụ giảng:
“…đặc tính vũ trụ phản ánh trực tiếp lên thân thể của chư vị, trực tiếp câu thông với thân thể của chư vị.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cũng chân chính thể hội được cảnh giới “Lấy chịu khổ làm vui” (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm), cả ở nhà cũng như ở nơi làm việc.
Đây là chút thể hội tu luyện gần đây của tôi, viết ra để giao lưu cùng các đồng tu, có chỗ nào không đúng với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/26/452254.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/9/207255.html
Đăng ngày 26-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.