Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[MINH HUỆ 02-02-2023] Tôi nhận thấy một hiện tượng: Có đồng tu dù đã tu luyện nhiều năm, nhưng còn không thiện lương bằng người thường, mà lại tự tư đến cực đoan, trong khi có những người thường tâm địa thiện lương, khoan dung, hiền hậu. Bản thân tôi thuộc loại người thiện lương rất mỏng.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Cá nhân tôi cho rằng căn cơ và hoàn cảnh trưởng thành của mỗi người là khác nhau, giá trị quan hình thành từ nhỏ cũng khác nhau. Nếu như hình thành giá trị quan tự coi mình là trung tâm thì rất khó thay đổi, vật chất tự tư hình thành có thể như núi băng vậy, không nỗ lực thực tu thì thật khó mà loại bỏ được.
Tôi ngày càng nhận thức rõ hơn về tính nghiêm trọng của tự tư và bất thiện, những thứ này đã đi chệch khỏi đặc tính của vũ trụ một cách nghiêm trọng, nếu không loại bỏ thì không cách nào tiến nhập vào vũ trụ mới của tương lai được. Bởi vì vũ trụ mới của tương lai là vị tha, trong khi vũ trụ cũ là vị tư, là nhất định sẽ bị đào thải. Nếu như không đặt công phu vào phương diện này, thì cho dù những phương diện khác có tốt đến đâu cũng vẫn là hữu lậu nghiêm trọng.
Tôi đã quan sát thấy một số đồng tu biểu hiện là tinh tấn, nhưng sau đó gặp phải ma nạn nghiêm trọng, thì lại vô cùng tự tư và bất thiện. Chúng ta nên xem đây là lời cảnh báo, tu luyện không thể bỏ qua việc tu thiện.
1. Hành vi bất thiện
Tôi mơ thấy đồng tu A và không thể không nhớ lại cảnh tượng nhiều năm trước. Đồng tu A hơi trầm lặng và thiếu tự tin, nên tôi xem thường đồng tu này. Trong một buổi gặp, tôi đã thờ ơ với đồng tu A; đồng tu B có mặt ở đó cũng tỏ ra xem thường A. Còn Đồng tu C lại chủ động trò chuyện với đồng tu A, khiến A cảm nhận rõ sự ấm áp từ C nên rất vui.
Tôi nhận ra rằng cả tôi và đồng tu B đều làm tổn thương đồng tu A, mọi người rất nhạy cảm với thái độ của người khác đối với mình. Thật ra, đồng tu A không làm gì đáng bị người khác coi thường cả, người thiện lương nên có lòng trắc ẩn với nhược điểm của người khác. Tôi đã sám hối với Sư phụ và đồng tu A từ trong tâm.
Năm ngoái có một trải nghiệm khiến tôi bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Tôi có quan điểm khác với quan điểm của đồng tu D, vì thế mà tự cho mình là đúng, lúc nào cũng muốn thuyết phục đồng tu ấy. Thông qua học Pháp, tôi mới nhận ra quan niệm của mình cố chấp quá rồi, tôi cần phải tôn trọng mọi người, bèn thành thật xin lỗi D.
Lúc ấy, trên người tôi mọc một khối u cứng, trong vòng mấy tháng mà ngày càng lớn. Sau lần xin lỗi ấy, chỉ trong mấy ngày mà cục u đã nhỏ lại, cuối cùng biến mất. Tôi thấy thật thần kỳ, đồng thời cũng thể hội được tầm quan trọng của thiện. Thái độ trịch thượng của tôi đã là thất kính với người khác rồi, cũng là mất đi cái thiện. Không ngờ chuyện nhỏ như vậy mà lại không nhỏ. Nhớ khối u cứng lúc trước cũng liên quan đến việc tôi bất thiện với người khác, vậy mà lần ấy, mấy tháng tôi cũng không sao tìm ra nguyên nhân.
Tôi nhận ra chúng ta đang ở trong phản lý của cái mê, nhất là trong thời kỳ cuối cùng của diệt của vũ trụ cũ, thói đời bại hoại, và tôi cũng bị cuốn theo dòng. Việc mà mình cho là chuyện nhỏ, trong mắt Thần có thể lại là chuyện rất lớn, giữa cảm nhận của bản thân và tiêu chuẩn của Thần là một khoảng cách lớn.
Trước đây, rất nhiều lần tôi không nhẫn chịu nổi khi con của các đồng tu gây ồn, cảm thấy các đồng tu ở nhà trông con thì sẽ cống hiến nhiều hơn cho chỉnh thể; một số đồng tu cao tuổi phát biểu dài dòng, tôi cũng không kiên nhẫn được. Sau đó, tôi thấy một số đồng tu cắt ngang một cách thô bạo, có đồng tu lại kiên nhẫn, bao dung; từ đó, có thể thấy thiện tâm giữa các đồng tu khác biệt ngần nào. Quan niệm truyền thống là kính già yêu trẻ, đó là chuẩn tắc cơ bản để làm người.
Đồng tu trung niên E từng oán trách kịch liệt khi con của đồng tu khác gây ồn, nói rằng như thế là đồng tu can nhiễu hoàn cảnh. Đồng tu E nóng tính, sau đó bị nghiệp bệnh mà qua đời. Đồng tu cao tuổi F từng chau mày, trừng mắt để tỏ ra không hài lòng khi cháu nhỏ khóc lóc. Đồng tu F xem ra rất tinh tấn, đột nhiên lại gặp tai nạn mà qua đời. Còn có rất nhiều nguyên nhân đằng sau đó, nếu phát hiện và quy chính ngay từng cái một thì có thể không bị tổn thất về sau.
2. Không tu khẩu
Tôi nhận ra rất nhiều lời tôi nói là không tu khẩu và “độc miệng”, như tranh cãi, nói bóng nói gió, ngôn từ châm chọc, gay gắt, cứ nói cho sướng cái miệng, có lúc còn cảm thấy mình chọc trúng tim đen, nói trúng phóc luôn.
Giờ thì, tôi ngộ ra rằng lời nói cần phải coi trọng khẩu đức, người xưa giảng lời nói nên lưu lại ba phần. Mà đằng sau cái “độc miệng” có thể là rắn độc. Khi bình phẩm tiêu cực về người khác, ảnh hưởng càng lớn, lời nói càng nặng nề, ngôn từ càng xảo diệu khiến người nghe càng đồng tình thì càng cấp cho đối phương nhiều đức, vì như vậy càng khiến đối phương bị tổn hại nhiều hơn.
Tôi cũng nghe một số đồng tu bình luận về người khác, như: “Người này lười quá”, “Người kia chỉ biết nói mà không làm”, “Vợ chồng nhà nào đó hay cãi nhau”. Trước đây, tôi cũng như thế, còn cảm thấy mình đang nói sự thật khách quan. Sư phụ giảng:
“Trong lúc chư vị bàn luận ai tốt ai xấu, chư Thần không dùng ánh mắt chính diện mà nhìn chư vị.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004], Giảng Pháp tại các nơi VI)
Tôi rất hổ thẹn, Sư phụ giảng đoạn Pháp này bao nhiêu năm vậy rồi, mà tôi vẫn bàn luận ai tốt ai xấu. Trước đây, tôi không chỉ hay bình phẩm tiêu cực về một số đồng tu, mà còn tán dương những đồng tu mà tôi cho là tốt; thực ra đây cũng là nhân tâm, hơn nữa còn có tâm giảo hoạt, tán dương đồng tu này để hạ thấp đồng tu kia, nhưng xuất phát điểm là bất thiện, nên rất khó khởi tác dụng chính diện.
Gần đây, chồng tôi bảo con của một người bạn lùn quá, tôi tiện miệng nói: “Cái gien lùn của nhà ấy mạnh quá.” Không lâu sau, tôi bị đau răng. Tôi nhận ra câu nói vô ý ấy là chính là không tu khẩu.
3. Niệm đầu bất thiện
Từ Pháp, tôi lý giải rằng, Thần có thể nhìn thấy hết thảy những thứ cấu thành tư tưởng của con người chỉ qua một cái nhìn, còn có thể nhìn thấy điều sắp được biểu đạt ra là gì. Bởi vậy, hướng nội phải thật tỉ mỉ, đừng bỏ qua những niệm bị ẩn giấu. Trước đây, tôi không chú ý truy tìm những niệm đầu thường ngày của mình nên gặp mâu thuẫn mà không vượt qua được. Khi quan sát tỉ mỉ, tôi mới phát hiện ra rất nhiều lúc hễ động niệm đều là biểu hiện của tâm chấp trước.
Trước đây, tâm tật đố của tôi rất mạnh, thấy người khác được gì thì cứ như mình bị mất thứ đó; thấy người khác mất thứ gì thì cứ như mình được thứ đó vậy, hay lấy người khác làm trò cười, cười trên nỗi đau của người khác. Ngay cả khi giúp đỡ người khác cũng là không thật lòng, ngụy thiện. Chẳng hạn, con của một người bạn người thường của tôi gặp chuyện thì tôi giúp hết sức, nhưng thay vì buồn cho bạn, tôi lại cảm thấy con của bạn phẩm hạnh không ra sao cả.
Phát chính niệm giúp đồng tu đang trong nghiệp bệnh, nhưng tôi chẳng buồn quan tâm đến họ, thậm chí còn cảm thấy họ có nhiều vấn đề quá, e rằng khó mà chuyển biến tốt được. Nghe nói nghiệp bệnh của đồng tu nặng lên, tôi còn nghĩ cách nhìn nhận của mình hóa ra là đúng. Đến thăm đồng tu bị nghiệp bệnh, tôi cũng chẳng có tâm, còn sợ lãng phí thời gian. Lúc hay tin đồng tu qua đời rồi, niệm đầu tiên lại là bớt được một việc rồi.
Cơ điểm khi giúp người khác là vị tư, mục đích là để tích công lao cho bản thân, chứ không sinh được thiện niệm mà quan tâm đến đối phương. Tham gia hạng mục cũng vậy, vừa tham công lao, lại không chịu phó xuất nhiều hơn, hơi phiền toái một chút là không vui.
Giờ tôi mới hiểu ra một lý này: tôi nghĩ về người khác như thế nào thì Thần cũng sẽ nhìn nhận tôi như thế.
Tôi luôn rất phản cảm với những đồng tu nặng nhân tâm, nhưng thực ra, vừa hay đối phương lại là tấm gương phản chiếu bản thân tôi. Kỳ thực, nếu suy bụng ta ra bụng người, tôi đáng lẽ càng phải hiểu được những đồng tu nặng nhân tâm, tôi chẳng phải là một trong số đó sao? Nhưng nhân tâm nặng chẳng phải là quan niệm đấu đá hình thành nơi người thường càng nặng sao, quy chính lại càng khó hơn sao?
4. Học hỏi từ văn hóa truyền thống
Thông qua giao lưu với các đồng tu, tôi nhận ra rất nhiều vấn đề của tôi là do giá trị quan lệch lạc, giá trị quan dựa trên “chủ nghĩa duy vật” và “chủ nghĩa vô thần”.
Mạnh Tử nói: “Trắc ẩn chi tâm, nhân dã; tu ác chi tâm, nghĩa dã; cung kính chi tâm, lễ dã; thị phi chi tâm, trí dã.” (Tạm dịch: Có lòng trắc ẩn là Nhân, biết sợ cái ác là Nghĩa, biết cung kính là Lễ, biết phân biệt phải trái là Trí.) Đối chiếu lại, tôi mới phát hiện ra rất nhiều biểu hiện của tôi đều là thiếu Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí.
Chồng tôi không tu luyện, từng chỉ ra rằng vấn đề cơ bản của tôi là tự tư và bất thiện, tôi không biết ơn, mà cũng không biết hài lòng, chỉ muốn nhận mà không muốn phó xuất. Trước đây, chúng tôi cãi nhau không ngớt, cực kỳ khổ sở, thậm chí đã tính đến chuyện ly hôn. Từ khi tôi bắt đầu tu tâm, gia đình tôi đã trở nên vui vẻ, hòa thuận. Cách nhìn nhận của tôi về chồng cũng thay đổi, tôi nhận ra anh ấy thực ra là người rất thiện lương, vậy mà trước đây tôi không thấy được.
5. Tư tâm không bỏ, không thể tu xuất được thiện chân chính
Trước đây, tôi đã có nhận thức sai lầm thế này: tôi cảm thấy tự tư là vấn đề căn bản của mọi người, phải đến tầng thứ rất cao mới có thể vô tư, tôi vẫn còn xa mới đến đó. Nhưng tôi lại quên mất lý này: tự tư hay vị tha là sự khác biệt căn bản giữa vũ trụ cũ và vũ trụ mới, không tu bỏ tư thì chẳng khác nào đi đường vòng.
Tôi từng lên kế hoạch cho bản thân: dậy sớm, học Pháp nhiều, luyện công nhiều hơn và tham gia vào những việc mà tôi cho là có giá trị lớn; cảm thấy thế là tinh tấn rồi. Nhưng khi đặt ra kế hoạch, lại không nghĩ đến tu tâm hướng thiện, mà thường so sánh với người khác về hình thức và kết quả, chứ không đối chiếu tâm tính. Quan hệ với đồng tu thì như mối cạnh tranh. Nghe người khác không tốt thì lại thở phào nhẹ nhõm. Như vậy là xem tu luyện như việc trong người thường mà nỗ lực. Kỳ thực, tu luyện là từ bỏ, buông bỏ, lùi bước, vô cầu, vị tha, là thành tựu người khác, đề cao bản thân.
6. Thể ngộ về thực chất và biểu hiện của Thiện
“Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân” (Điều mình không muốn thì chớ làm cho người khác). Đổi lại mà xét: nhược điểm của mình nếu không muốn bị người khác châm chọc thì cũng đừng bàn luận chỗ hay dở của người khác; lúc phạm lỗi lầm muốn được người khác bao dung thì cũng nên độ lượng với người khác. Trước kia, tôi hay tóm chặt không buông chỗ sai lầm của người khác, đó là rất bất thiện.
Trước đây, tôi cứ nhìn người khác không thuận mắt, dường như không có ai tốt vậy. Đồng tu D thiện lương, chân thành, thường nhắc nhở tôi: “Phải ngẫm mình mà ra người, nhìn vào lương tâm”, tôi thấy rất có đạo lý. Đồng tu D nhìn ai cũng thấy là người tốt, cho dù có thấy vấn đề của người khác, cũng chỉ cảm thấy đối phương là người tốt chưa hoàn mỹ. Trước kia, tôi còn cảm thấy đồng tu D nhãn quang không chuẩn, sau này mới nhận ra là tâm thiện lương của đồng tu khác biệt ngần nào. Giờ đây, tôi nhìn người đã thuận mắt hơn nhiều rồi. Nếu có nhìn không vào mắt nữa thì tôi biết căn nguyên là mình vẫn bất thiện. Càng thiện lương, mới càng có thể bao dung người khác.
Tôi vừa viết bài chia sẻ này, vừa suy ngẫm và càng ý thức được rằng bất thiện đúng là vấn đề căn bản của sinh mệnh; tu luyện hơn 20 năm rồi tôi mới nhận ra được. Thực ra, những năm qua, ngoài những lúc chồng tôi chỉ ra, tôi cũng nhiều lần nghe các đồng tu hoặc người thường xung quanh nói về chủ đề thiện lương. Có lẽ đó là Sư phụ đã thông qua miệng của người khác mà không ngừng điểm hóa cho tôi, lẽ ra tôi đã phải ngộ ra từ lâu rồi.
Đệ tử đã đắc Pháp bao nhiêu năm mà không tu được. Cảm ân Sư tôn đã cho đệ tử từ một sinh mệnh tự tư đến cực đoan dần dần thanh tỉnh ra và quy chính từng điểm một. Từ nay, con nhất định sẽ chân tâm học Pháp, nỗ lực đồng hóa với Pháp, tu xuất thiện niệm và từ bi.
Trên đây là thể hội về tu luyện của cá nhân tôi trong thời gian gần đây, có chỗ nào không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/2/456141.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/17/207362.html
Đăng ngày 24-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.