Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-10-2022] Thị lực của tôi bắt đầu mờ đi cách đây ba năm khi tôi 54 tuổi. Tôi cảm thấy mình cần phải đeo kính đọc sách. Một số học viên trong vùng đọc Pháp bằng kính đọc sách. Khi tôi đề cập rằng mình có thể sẽ sớm cần đến chúng, Jing nói: “Chị là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Chị không cần kính đọc sách như một người thường.“

Tôi im lặng. Tôi biết mình không nên nghĩ rằng mình có vấn đề về thị lực. Tuy nhiên, quan niệm người thường của tôi đã chiếm ưu thế. Tôi lo lắng vì mình không thể nhìn rõ khi đọc các bài giảng của Sư phụ.

Khi về tới nhà, tôi đã đọc được Pháp của Sư phụ giảng về thiên mục,

“Do vậy, có một số người đã hình thành một thứ quan niệm cố chấp; họ cho rằng chỉ những gì nhìn thấy được thông qua con mắt này mới đúng là điều thực tại; còn điều họ nhìn không thấy thì không thể tin. Trước đây người như thế được xem là ‘ngộ tính không tốt’; cũng có người giảng không rõ ràng vì sao ngộ tính không tốt. ‘Không thấy thì không tin’, câu này thoạt nghe rất hợp lý. Nhưng từ một tầng hơi cao hơn một chút mà xét, [thì] nó không còn hợp lý nữa.” (Bài giảng thứ Hai, Chuyển Pháp Luân)

Những từ “ngộ tính không tốt” đã làm tôi chấn động. Sau khi hướng nội, tôi ngộ ra rằng mình nên đo lường bản thân theo các tiêu chuẩn của Pháp thay vì dựa vào “đúng là điều thực tại.” Tuy nhiên, tôi chỉ nhận thức được phần nào về uy lực cải biến sức khỏe của Pháp mà không chú trọng đến việc đề cao tâm tính hay buông bỏ chấp trước của mình. Đây là một sơ hở trong tu luyện của tôi. Thị lực của tôi đôi khi thì rõ còn lại là bị mờ.

Năm nay tôi đã làm việc rất nhiều trên cánh đồng trong những ngày hè nóng nực và tôi đã đổ rất nhiều mồ hôi. Một ngày, thị lực của tôi bị mờ đi nghiêm trọng khi tôi đọc các bài giảng với các học viên khác. Tôi đeo kính đọc sách của một học viên mà không suy nghĩ, nhưng cũng không giúp ích gì. Tôi bỏ kính ra.

Jing hỏi tôi: “Chị lại đang cố dựa vào kính đọc sách phải không?” Cô ấy chia sẻ thể ngộ của mình: “Ở các không gian khác, mọi vật đều có sinh mệnh. Nếu chị dựa vào nó, nó sẽ cố gắng thao túng chị. Hãy thay đổi quan niệm của chị bằng các Pháp lý xem sao?” Tôi hỏi cô ấy xem làm thế nào.

Jing trích dẫn Pháp của Sư phụ:

“Đại Pháp có thể chính lại tất cả các trạng thái không đúng đắn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

Tôi vừa định tranh luận với cô ấy thì nhận ra rằng thái độ của mình không xuất phát từ chân ngã. Chân ngã của tôi muốn buông bỏ chấp trước và tu luyện tinh tấn.

Tôi bắt đầu hướng nội. Tôi nhận ra rằng không có gì mà các học viên trải qua là ngẫu nhiên. Chắc hẳn Sư phụ đang cố điểm hóa cho tôi phải làm gì qua lời của học viên khác.

Sau khi ngộ ra điều này, từ sâu thẳm trong tâm tôi cảm ơn Sư phụ đã từ bi bảo hộ. Tôi cũng cảm ơn người học viên nọ đã cho mình một môi trường để đề cao.

Trải nghiệm này giúp tôi minh bạch hơn về những gì Sư phụ đã viết trong bài thơ “Khổ Kỳ Tâm Chí”: “Cật khổ đương thành lạc.” (Hồng Ngâm)

Bất kỳ sự khó chịu hay khổ nạn trên cơ thể mà chúng ta trải qua đều là một lời nhắc nhở để chúng ta đề cao tâm tính, tiêu trừ nghiệp lực và chuyển hóa thành đức. Nó cảnh tỉnh cho chúng ta đừng đam mê những gì nơi trần thế. Chúng ta ở đây để trở về ngôi nhà thực sự của mình theo sự dẫn dắt của Sư phụ.

Bây giờ thị lực của tôi đã trở lại bình thường, nhưng tôi vẫn còn tâm an dật và vị kỷ, nhiều lo lắng khác nhau khi tôi giảng chân tướng cho mọi người. Tuy nhiên, tôi có tín tâm rằng mình sẽ đồng hóa với Pháp theo các Pháp lý của Đại Pháp và bắt kịp tiến trình Chính Pháp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/30/451251.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/18/205232.html

Đăng ngày 25-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share