Bài viết của Tử Quy, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-05-2022] Tôi năm nay 57 tuổi và đã nghỉ hưu. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997 và cùng năm đó tôi bị chỗ làm cho thôi việc. Để duy trì cuộc sống gia đình, tôi đã từng làm qua các việc như quản gia, trông trẻ, điều hành việc kinh doanh nhỏ và chăn nuôi lợn.
Tôi hiểu rằng bất kể tôi làm việc gì, tôi cũng không bao giờ quên mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi tu tâm hướng thiện, đồng thời ghi nhớ sứ mệnh cứu người của bản thân. Sau khi nghỉ hưu, tôi đã chăm sóc bố mẹ chồng cao tuổi của mình và dưới đây tôi xin chia sẻ về trải nghiệm này.
Đối xử tử tế với bố mẹ chồng cao tuổi
Cả bố mẹ chồng tôi đều đã 84 tuổi. Nhà của họ khá gần nhà tôi. Cả hai ông bà đều bị kém thị lực. Vì mẹ chồng tôi mắc bệnh tim, hoại tử chỏm xương đùi và các bệnh tật khác nên bà đi lại phải chống gậy, ra ngoài bà phải ngồi xe lăn. Với tình trạng như thế, bà không thể làm bất kỳ việc nhà nào.
Trước khi tôi bắt đầu giúp đỡ bố mẹ chồng, bố chồng tôi luôn là người làm hầu hết các việc nhà. Mẹ chồng tôi có ba người con, một con gái và hai con trai. Tôi là con dâu cả của bà. Mỗi tuần các con thường đến thăm họ một lần nhưng chỉ để trò chuyện chứ hiếm khi giúp bố mẹ làm bất cứ công việc nhà nào, kể cả việc dọn dẹp nhà cửa. Lúc đó, chỉ có tôi mang áo quần của ông bà về nhà giặt mỗi cuối tuần.
Sau khi nghỉ việc quản gia năm 2016, hàng ngày tôi đều đến giúp bố mẹ chồng lau dọn nhà cửa, giặt giũ, đưa bà đi dạo, v.v. Khi đến nhà họ, đầu tiên tôi dọn sạch nhà vệ sinh, sau đó tôi lau sàn nhà. Tôi cũng lau chùi, dọn dẹp, sắp xếp các vật dụng trong phòng bếp, rồi dọn dẹp toàn bộ căn nhà. Em gái và em trai của chồng tôi nói: “Tốt quá! Chúng em yên tâm rồi, chúng em tin rằng mẹ của chúng ta có thể sống thọ thêm vài năm nữa”. Tất cả mọi người đều biết những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp rất tốt bụng và tận tâm với bất cứ việc gì họ làm.
Khi rảnh rỗi, tôi dạy mẹ chồng đọc thuộc chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Bà chưa bao giờ đi học và không biết chữ, vì vậy tôi đã dạy bà từng chữ một, nói với bà rằng làm như vậy mới có thể cứu được tính mạng và bảo bình an.
Quần áo bà mặc đều là tôi mua. Khi nấu ăn cho con gái, tôi thường để dành một phần cho bà, vì bà không thích đồ ăn mà bố chồng tôi nấu.
Trước đây, mẹ chồng tôi thường phải nhập viện một đến hai lần mỗi năm. Nhưng kể từ khi có sự chăm sóc của tôi, bà không phải nhập viện nữa. Hai ông bà luôn vui vẻ, vì vậy sức khỏe cũng tốt hơn.
Mẹ chồng tôi bị táo bón và chỉ đại tiện mỗi tuần một lần nhờ uống thuốc. Mỗi lần như thế, bà làm vấy bẩn lên bệ toilet, tường, ga trải giường và quần áo của bà. Tôi luôn phải kiểm tra xung quanh để đảm bảo mình đã dọn sạch sẽ mọi thứ. Khi bố mẹ chồng tôi cần thứ gì, tôi lặng lẽ mua đến mà không cần họ nói với tôi.
Bố mẹ chồng tôi sống ở tầng trệt và mỗi người đều có phòng riêng. Một đêm, mẹ chồng tôi thức dậy đi tiểu, bà đứng không vững nên ngã xuống đất. Do vấn đề ở chân, bà không thể nào đứng lên được. Bà bèn kêu cứu nhưng dù kêu to đến mấy bố chồng tôi cũng không nghe thấy. Vì vậy, bà phải nằm dưới sàn cả đêm. Hôm sau, mọi người phát hiện ra và nâng bà dậy, từ đó mẹ chồng tôi không chịu ra khỏi giường nữa.
Hai ngày sau, một người họ hàng đến thăm bà, ngồi bên giường và trò chuyện với bà. Khi đến gần, tôi thấy mặt mẹ chồng tái mét, môi bắt đầu run run. Tôi la lên: “Trời ơi! Mẹ lên cơn đau tim rồi!”. Biết chuyện, em rể tôi liền mang thuốc đến cho bà. Chú ấy lấy ra mấy viên thuốc và nhanh chóng đưa vào miệng bà. Nhưng người bà bắt đầu run lên. Tình hình của mẹ chồng tôi càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tôi không sợ hãi chút nào, tôi nắm tay bà và tiếp tục nhẩm niệm chín chữ chân ngôn tôi đã dạy cho bà. Trong khi tôi đang niệm, mẹ chồng đột nhiên mở mắt, và bắt đầu nhìn vào miệng tôi. Sau đó bà hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”. Nhưng bà không nhớ câu còn lại! Điều này khiến cả em rể và con trai chú ấy đều bật cười. Ngày hôm sau, bà khỏe hơn và trở lại bình thường.
Em chồng tôi trở nên tốt hơn
Bố chồng tôi và con gái ông có ân oán sâu nặng. Một lần, ông phàn nàn với tôi về em chồng, và kể tất cả những điều mà ông không hài lòng về cô ấy. Càng kể, ông tỏ ra càng khó chịu hơn. Tôi thường cố gắng thuyết phục ông không nên bực bội, giải thích rằng điều đó không tốt cho sức khỏe của ông. Tôi cũng nói với ông việc có thể trở thành người một nhà đều là duyên phận, và chúng tôi nên trân trọng điều đó.
Em chồng tôi là công nhân viên chức đã nghỉ hưu. Cô ấy rất hoạt ngôn và nói không ngừng. Người khác nói đến điều gì cô ấy cũng biết. Nhưng khi nhắc đến bố chồng tôi, cô lập tức trở nên cáu gắt. Bất cứ khi nào cô mang cho bố mẹ chồng tôi thứ gì, bố chồng tôi luôn thấy thứ đó có vấn đề và nói rằng nó không tốt.
Khi mẹ chồng tôi tắm, bà cần sự hỗ trợ của hai người, và em chồng tôi luôn đến giúp. Lần nào cô ấy cũng phàn nàn về bố chồng tôi, nói rằng ông từng làm quản lý nên đã quen với việc dạy dỗ người khác, và ở nhà cũng vậy. Mẹ chồng tôi từng bảo cô ấy: “Tại sao con luôn phàn nàn về bố thế? Dù bố con khó tính nhưng chị dâu chưa bao giờ nổi cáu hay phàn nàn về ông ấy cả”. Tôi cũng nói với em chồng: “Cô à, bố mẹ còn sống được bao nhiêu năm nữa? Hãy trân trọng thời gian khi họ vẫn còn ở đây.“
Một lần, khi hai chúng tôi giúp mẹ chồng tắm, cô ấy hỏi tôi: “Đối xử tử tế với người già sẽ tích phúc đức, con cháu mai sau được hưởng phúc. Trong sách Đại Pháp của chị có viết như vậy không?”. Tôi trả lời: “Đại Pháp yêu cầu chúng tôi không được đánh trả, mắng chửi hay nói xấu người khác, như vậy sẽ không mất đức. Phúc phận tiền tài của con người đều được đổi từ đức. Mắc bệnh hoặc gặp tai họa đều là do làm điều xấu gây ra.“
Gần đây, tôi nhận thấy em chồng bắt đầu mang bánh bao cô tự làm đến cho bố mẹ, mặc dù trước đó cô không biết làm. Cô cũng mua củ cải đỏ lớn cho bố chồng tôi, vốn là loại ông thích nhất. Ngoài ra, cô không còn tranh đấu và khó tính mỗi khi gặp ông. Hơn nữa, sau khi giúp mẹ chồng tắm rửa, cô còn mang quần áo bẩn của họ về nhà giặt. Việc làm của tôi thực sự đã khiến em chồng cảm động, vì vậy cô ấy đã thay đổi, và giờ đây biết quan tâm đến người khác.
“Cô ấy là người con dâu hiếu thảo, thật khó tìm!”
Khi mẹ chồng tôi ngồi bên ngoài trò chuyện với mấy bà cô, họ nói bà thật may mắn khi có một người con dâu hiếu thảo như vậy. Tôi đã chăm sóc mẹ chồng được năm năm rồi, cũng ít khi thấy con dâu của mấy bà cô về thăm chứ chưa nói đến chăm sóc họ. Vậy nên, tất cả đều mong được như mẹ chồng tôi, có được nàng dâu như tôi.
Đó là một khu tập thể cũ. Những người sống ở đó đều từng làm cùng một công ty, đã nghỉ hưu và đều trạc 80 tuổi. Ở độ tuổi đó, họ thực sự cần người chăm sóc. Tôi đã giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho nhiều người già sống ở đây. Đôi khi, tôi không nhìn thấy họ, nhưng nếu trông thấy tôi, họ sẽ vui vẻ chào hỏi tôi, tôi cũng thích trò chuyện với họ.
Ngay đối diện căn hộ của mẹ chồng tôi, có một cặp vợ chồng ở độ tuổi 70. Không ai trong bố mẹ chồng tôi thích giao lưu với họ. Người vợ bị tiểu đường, hai chân của bà mưng mủ, lở loét. Năm ngoái bà còn phải phẫu thuật cắt bỏ vú. Lương hưu của họ chỉ đủ để bà trang trải tiền thuốc. Vì vậy, cuộc sống của họ rất khó khăn. Họ có hai người con trai. Đứa lớn bị bệnh tâm thần và không thể tự chăm sóc bản thân. Mặc dù bà ấy bị bệnh như thế, nhưng bà vẫn phải chăm sóc con trai lớn và gia đình. Khi tôi đang làm việc trong bếp và nhìn thấy bà chống nạng để phơi quần áo, tôi liền dừng tay và giúp đỡ bà. Nói chung, mỗi khi thấy bà làm việc này việc kia, tôi luôn cố gắng giúp bà. Vậy nên, bà rất cảm động và khen ngợi tôi với bất cứ ai mà bà gặp.
Có lần, tôi giảng chân tướng cho bà. Tôi khuyên bà thành tâm niệm câu chân ngôn và làm tam thoái. Tôi nói nếu bà làm như vậy, bà có thể bảo bình an và phục hồi nhanh chóng. Bà vui vẻ đồng ý. Một thời gian sau, khi nhìn thấy tôi, bà nói: “Cô bảo tôi niệm câu chân ngôn mỗi ngày. Bây giờ vết thương của tôi đã bắt đầu lành và tâm trạng tôi trở nên tốt hơn rồi”. Tôi cảm thấy bà đã có thêm sức sống.
Hai vợ chồng ông Vương sống ở tầng bốn. Bà Vương 87 tuổi còn ông Vương đã 91 tuổi. Sức khỏe ông Vương không tốt và thường xuyên phải nhập viện. Vì là cán bộ nên tiền thuốc men của ông được nhà nước chi trả. Bà Vương rất béo, lại bị cao huyết áp, mỗi lần đi chợ về bà phải xách đồ lên lầu rất vất vả. Khi trông thấy vậy, tôi lập tức dừng việc đang làm và giúp bà xách đồ lên nhà, để bà đi chậm rãi phía sau. Một lần, bà trông thấy tôi, nhưng vẫn mang đồ lên mà không dừng lại đợi tôi. Thấy vậy tôi liền chạy theo hỏi: “Bác Vương à, hôm nay bác đi đâu thế?” Bà ấy trả lời: “Tôi không muốn làm phiền cô. Cô cũng vất vả rồi”. Tôi nói: “Không phiền đâu ạ. Cháu bước vài bước là lên tới nơi rồi, còn bác mất cả nửa ngày”.
Một lần trên đường về nhà, tôi thấy ông Vương đứng đợi tôi ở ngã tư. Ông nói vì tôi thường giúp đỡ bà Vương nên ông cảm thấy họ nợ tôi rất nhiều. Sau đó ông lấy trong túi ra 300 tệ đưa tôi. Tôi nói: “Sao cháu có thể cầm được ạ? Đó là điều cháu phải làm mà. Trong hoàn cảnh đó chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau, là chuyện bình thường thôi ạ”. Ông trả lời: “Nếu cô không nhận, thì tôi không muốn nói chuyện với cô nữa.” Nhưng tôi kiên quyết từ chối.
Trước đây, tôi đã giảng chân tướng cho ông Vương và đưa cho ông một cuốn Cửu Bình. Ông ấy và bố chồng tôi làm cùng một nhà máy. Ông từng là bí thư đảng ủy, vậy nên tôi nghĩ chắc hẳn ông cũng là một Đảng viên. Do đó, tôi đã nhân cơ hội này để giảng chân tướng cho ông một lần nữa. Cũng như trước đây, ông cố gắng ngăn tôi nói về ĐCSTQ. Bởi vì ông biết một số điều xấu về ĐCSTQ, tôi có thể cảm nhận được ông ấy khá sợ hãi. Tôi cũng biết bản thân mình giảng chưa thấu đáo, có một số sự thật tôi cần phải giúp ông minh bạch, tôi thực sự không muốn bỏ rơi ông ấy. Người con trai thứ hai của ông, tôi giảng chân tướng đến ba lần anh ấy mới chịu làm tam thoái. Tôi quyết định sẽ cố gắng cứu ông Vương một lần nữa.
Trên tầng hai có vợ chồng ông Lưu, cựu giám đốc của nhà máy. Ông Lưu năm nay 87 tuổi, trong khi bà Lưu 89 tuổi. Hàng năm, bà Lưu đều phải mua hơn 300 cân bắp cải thảo. Tôi luôn giúp họ mang bắp cải ra ngoài phơi nắng rồi lại bê lên căn hộ của họ. Tôi đã giúp ông Lưu thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội và nhiều lần đưa ông tài liệu giảng chân tướng. Tôi cảm thấy ông ấy đã thực sự hiểu chân tướng từ trong tâm. Mỗi lần nhìn thấy tôi, ông luôn vẫy tay chào, dù đôi khi ông ở cách tôi một khoảng khá xa.
Hành lang nhà bố mẹ chồng gần đường, mỗi khi có gió là lại đầy rác và lá cây, hầu như ngày nào tôi cũng phải quét dọn. Khi cư dân ở tầng 4 nhìn thấy tôi quét, ông đã kể với mẹ chồng tôi về việc tôi làm. Một lần, khi tôi đang quét, ngay khi nhìn thấy tôi, ông đưa ngón tay cái lên và nói: “Cô thật tuyệt!” Tôi liền hỏi ông liệu ông đã bao giờ nghe nói về việc thoái ĐCSTQ chưa. Ông cho biết đồng nghiệp của ông đã giúp ông thoái đảng. Ông nói: “Tôi thực sự ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Công. Các cô rất tốt bụng, lại có thể chịu đựng gian khổ mà không kêu ca gì”.
Một ngày nọ, khi đang trên đường gần đến nhà mẹ chồng, tôi gặp một phụ nữ một tay xách bốn năm cái bắp cải thảo, tay kia xách chừng hơn 10 cân thịt lợn và sườn. Khi thấy cô ấy có vẻ xách không nổi, tôi liền đến xách giùm cô ấy một túi. Cô ấy rất xúc động. Tôi hỏi: “Sao cô mua nhiều rau và thịt thế?”. Cô ấy nói: “Cha mẹ già của em mùa đông đi xuống cầu thang rất vất vả. Em phải đi làm, bình thường không có thời gian mang đến, bây giờ em tranh thủ đưa đến, xong em lại phải đi làm.” Tôi giúp cô ấy xách đồ đến bến xe gần đó. Vì thời gian có hạn, tôi không kịp giảng chân tướng cho cô, chỉ bảo cô ấy nhất định phải ghi nhớ chín chữ chân ngôn. Cô ấy liên tục nói rằng cô ấy nhớ rồi và cảm ơn tôi.
Một buổi sáng, khi tôi bỏ rác vào thùng, thấy bên ngoài thùng có nhiều rác, tôi liền cúi xuống nhặt chúng bỏ vào thùng. Sau đó, tôi lên xe đạp và rời đi. Đúng lúc đó, một phụ nữ lớn tuổi đứng sau tôi khen tôi là một người tốt. Bà tiếp tục cảm thán:“Làm tốt lắm!”. Tôi tiện thể bảo bà ghi nhớ ghi nhớ Phật hiệu ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, và tôi là người tu Phật. Kỳ thực, việc nhặt rác này tuy nhỏ nhặt, nhưng có thể thấy được rằng, ở thời đại này, với đạo đức thấp kém như vậy, hiếm ai sẵn sàng làm điều đó.
Một hôm, khi tôi đi xe đạp điện rời khỏi nhà mẹ chồng, tôi thấy những người đạp xe rời khỏi làn đường dành cho xe đạp và đi ra đường chính. Tôi phát hiện có chướng ngại vật trên làn đường dành cho xe đạp. Tôi lập tức tấp vào lề, bê vật đó lên và cho vào thùng rác. Khi đó, mọi người lại tiếp tục đi vào làn đường này. Với hành động nhỏ này, những người chứng kiến lặng lẽ nhìn tôi với ánh mắt đầy ngưỡng mộ. Sau đó, tôi lên xe đạp và rời đi.
Một lần khác, khi tôi đang giặt quần áo trong bếp, tôi tình cờ nghe thấy mấy bà bên ngoài nói rằng có một đống phân chó dưới máy bơm nước, vì vậy không ai muốn múc nước ở đó. Khi tôi kéo rèm cửa sổ nhìn ra ngoài, đúng lúc có ai đó đang tiến đến lấy nước. Ngay khi nhìn thấy thứ gì trên mặt đất, anh ta quay người rời đi. Tôi liền lấy miếng bìa cứng ra để hót phân. Nhìn thấy điều này, mấy bà ngồi ở lối vào tòa nhà không nói nên lời. Mẹ chồng tôi cũng ở đó. Tôi nghe thấy họ khen tôi trước mặt bà: “Cô ấy quả là một nàng dâu tốt, thật hiếm có!”.
Tôi nghĩ: Vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi mới có thể làm được những điều này, tôi mới có thể đề cao cảnh giới của mình trong tu luyện. Tôi thực sự cảm nhận được rằng tâm tính của mình được cải thiện trong khi tôi không hề nhận ra.
Trên đây chỉ là một phần nhỏ trên con đường tu luyện của tôi. Tôi không làm điều gì to tát và tôi còn rất nhiều phương diện cần đề cao. Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục vâng lời Sư phụ và đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp. Cuối cùng, tôi hy vọng các đồng tu đều có thể tiến lên và làm tốt hơn nữa trong khoảng thời gian hạn hẹp còn lại, cứu được thêm nhiều chúng sinh.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/2/438721.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/5/204161.html
Đăng ngày 09-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.