Bài viết của đệ tử Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-10-2022] Tôi là đệ tử Đại Pháp trẻ. Kể từ cuối năm 2019, tôi tham gia nhóm dịch bài cho Minh Huệ. Tính đến nay đã được 2 năm 8 tháng, tôi đã biên dịch khoảng 480 bài.

Khi nhận được thông tri Pháp hội Minh Huệ khuyến khích mọi người viết bài chia sẻ, bản thân tôi cảm thấy hơi lo lắng. Vì tôi nghĩ tu luyện của mình không có gì đáng để chia sẻ. Tôi không giống với đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, kiên trì không ngừng nghỉ dưới áp lực cao độ của chính quyền tà đảng. Tôi cũng không có kinh nghiệm mỗi ngày ra ngoài giảng chân tướng và khuyên tam thoái giống như đệ tử Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc. Hơn nữa, tôi cũng không giỏi viết lách hay biểu đạt bản thân cho lắm. Vì vậy, tôi rơi vào trạng thái bị động, cứ mãi không muốn viết bài. Khoảng hai tuần sau đó, một đồng tu khác lại hỏi tôi có viết bài chia sẻ không. Ngoài ra, đồng tu này cũng khuyến khích mọi người đều nên gửi bài. Vậy là tôi được nhắc nhở thêm lần nữa. Khi đó tôi ngộ ra, mình được nhắc hai lần không phải là việc ngẫu nhiên, nhờ vậy tôi mới hạ quyết tâm viết ra một số thể ngộ tu luyện của mình. Dù bài viết ngắn hay dài, hay hay dở, tôi chỉ nghĩ là mình báo cáo với Sư phụ và tổng kết quá trình tu luyện khi làm biên dịch cho Minh Huệ trong hai năm qua.

Khi mới tham gia nhóm dịch bài, tôi chỉ muốn phát huy sở trường tiếng Trung và tiếng Anh của mình để đóng góp chút sức cho Minh Huệ. Tại Pháp hội Washington DC năm 2018, Sư phụ từng giảng một đoạn Pháp khiến tôi nhớ mãi trong tâm. Sư phụ giảng:

”Hơn nữa, làm Minh Huệ ấy, còn phải nhất định là học viên hết sức tin cậy, bởi vì họ trực tiếp thiết lập liên hệ với học viên Đại Lục, nhất định phải là học viên đáng tin phi thường, ngoài ra vô cùng chuyên tâm, phải thật sự đặt tâm ý vào đây. Nhất là các đệ tử Đại Pháp trẻ, cần họ nhất, nhưng họ khó trụ lại nhất; cho nên khó lắm.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Thoáng chốc đã đến năm 2019, cuối cùng tôi may mắn được tham gia dịch bài cho Minh Huệ. Lúc mới tham gia dịch bài, tôi tràn đầy tự tin, cho rằng bản thân nắm chắc lĩnh vực biên dịch, hơn nữa tôi lớn lên trong môi trường sử dụng hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi dễ dàng trò chuyện giao tiếp với người phương Tây. Tôi nghĩ, dịch bài đối với mình là việc đơn giản dễ làm. Khi đó, tôi còn tự cho rằng, mình nhất định không giống Sư phụ giảng là đệ tử trẻ khó trụ lại, mình nhất định có thể trụ lại.

Thời gian đầu dịch bài

Lúc mới dịch bài, có rất nhiều quy chuẩn và yếu lĩnh cần phải học tập. Khi dịch bài, cũng cần tham khảo các tài liệu liên quan hoặc cần dịch toát lên ý nguyên gốc của tác giả. Ngay cả như vậy, tôi vẫn có thể làm được rất tốt. Sau đó, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng) bùng phát. Tháng 3 năm 2020, công ty tôi yêu cầu làm việc ở nhà qua mạng. Nhờ vậy, tốc độ dịch bài của tôi nhanh lên. Tôi chỉ cần thời gian 1 hoặc 2 ngày để dịch xong một bài. Đối với bài dài, không quá 3 ngày là tôi dịch xong. Có hôm dỗ con ngủ xong, tôi tiếp tục dịch bài cho đến tận khuya. Lúc đó, tôi cảm thấy rất tự hào, cảm thấy mình rất có thành tựu. Dần dần, tôi trở nên chú trọng vào số lượng bài dịch, chứ không coi trọng chất lượng. Ngoài ra, vì tôi tự tin thái quá nên trong bài đã xuất hiện một số sai sót nhỏ; hơn nữa tôi còn lặp lại lỗi sai giống nhau. Tuy vậy, lần nào nhóm trưởng cũng rất kiên nhẫn chỉ ra cho tôi và nhắc nhở tôi cần cải thiện chỗ nào. Lúc đó tôi thật sự cảm thấy rất xấu hổ. Tôi thầm nghĩ: “Sao đã được nhắc nhở nhiều lần, mà vẫn phạm lỗi y như cũ. Thật khó hiểu!”

Từ đó tôi mới ngộ ra, tôi quá coi trọng vẻ bên ngoài và kết quả của sự việc. Tôi coi trọng số lượng hơn cả chất lượng. Ví như nói về biểu diễn Shen Yun, nếu chỉ coi trọng số lượng buổi diễn bên ngoài, mà không đảm bảo chất lượng thì sẽ không cứu người được. Biểu hiện của nghệ sĩ múa trên sân khấu, dù cho đã diễn qua vài trăm lần, nhưng đều phải đảm bảo chất lượng diễn tốt nhất ở từng thời khắc.

Sư phụ giảng:

”Ngộ tính của kẻ khôn khéo quá trái lại là không tốt; bởi vì kẻ thông minh thái quá sẽ thực hiện hời hợt bề mặt, lấy lòng lãnh đạo vừa ý thượng cấp. Công việc thật sự chẳng phải để người khác làm hay sao?” (Chuyển Pháp Luân)

Trên bề mặt, tôi đã dịch tốt bài chia sẻ; nhưng việc sửa bài và chốt bài còn phải nhờ người khác làm, có khi còn tốn thêm thời gian. Lỗi sai của tôi đều để người khác sửa giúp, đây chẳng phải làm nhiều công ít sao? Sau khi nhận ra điểm này, tôi đã làm quen với việc dịch chậm, nhờ vậy lỗi sai dần dần giảm xuống.

Một đoạn thời gian sau, mỗi ngày vào nhận bài dịch, tôi sẽ xem thử bài đó ngắn hay dài. Nếu là bài ngắn, thì tôi thở phào nhẹ nhõm và nhanh chóng dịch cho xong. Nếu là bài hơi dài, thì tôi đắn đo suy nghĩ khi nào dịch xong cho sớm, giống như hoàn thành nhiệm vụ một cách máy móc. Tôi nhận thấy trạng thái này không đúng. Tôi chợt nhớ ra, ban đầu tôi tự cho rằng mình không giống Sư phụ giảng là đệ tử trẻ khó trụ lại, nghĩ rằng mình nhất định có thể trụ lại. Nhưng sự thật chứng minh, nó không giống như những gì tôi nghĩ lúc đầu. Thời gian đầu dịch bài, tôi chỉ đơn thuần là dịch bài chia sẻ của đồng tu trên văn tự bề mặt. Về sau, tôi dần dần hiểu ra, cũng cần dịch toát lên ý tứ mà đồng tu muốn biểu đạt, hơn nữa cần dịch làm sao để độc giả có thể hiểu được ý tứ đó.

Gần đây, tôi phát hiện mình lại bắt đầu buông lơi, không bảo trì được tâm thái ban đầu lúc mới tham gia nhóm biên dịch. Tôi nhận ra nhiệt huyết ban đầu của mình không phải là vì người khác (vị tha), mà là vì được mất của bản thân. Tôi chỉ nghĩ bản thân làm sao có thể kiến lập uy đức trong Đại Pháp, làm sao có thể bù đắp thiếu sót trước đây trong tu luyện thông qua dịch bài. Tu luyện cần phải là vô cầu (không truy cầu). Tôi mang theo kiểu tâm thái như thế, liệu có thể làm tốt công tác hiện tại và công tác Minh Huệ được không? Khi viết đến đây, tôi mới ngộ ra, bản thân tôi từ nào đến giờ vẫn còn tự tư (ích kỷ). Từng li từng tí trong cuộc sống đều xoay quanh sở thích của bản thân, làm sao để bản thân có thể thoải mái hơn chút, việc nào tôi thích hay có lợi cho bản thân thì làm rất nhẹ nhàng, việc nào tôi không muốn làm thì có khi làm qua loa lấy lệ.

Sư phụ giảng:

”Không phải nói ta muốn làm một chút chuyện tốt chính là từ bi; cái tâm huyết dâng trào ấy thích gì đó thì mới đi làm, đấy không phải là từ bi, đấy là xuất ra từ sở thích cá nhân chư vị. Nói thấp một chút, ấy là chấp trước. ‘Từ bi’ chân chính là không có ‘tư tâm’ nào trong đó hết, đối với ai, đối với chúng sinh đều dùng chính niệm xét vấn đề, đều là từ ái.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Sau khi đào ra chấp trước này, tôi nhận thấy tâm hư vinh và tâm danh lợi được che đậy rất sâu. Từ đây về sau, dù gặp bất cứ việc gì, tôi đều nên đứng tại góc độ “khi thực thi đều nghĩ đến người khác” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi sẽ tranh thủ thời gian còn lại không nhiều để làm tốt hạng mục và công tác biên dịch.

Đệ tử cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội Minh Huệ Đa ngữ năm 2022)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/10/5/【英文明慧】利用自己的特長在明慧當翻譯-450224.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/9/204218.html

Đăng ngày 02-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share