Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-06-2022] Sư phụ Lý (nhà sáng lập pháp môn Pháp Luân Đại Pháp) khi giảng về tâm Đại Nhẫn đã nhắc đến điển cố ‘Hàn Tín chịu nhục chui háng’. Chuyện kể rằng, Hàn Tín vốn là đại tướng quân của Lưu Bang, một hôm ông đang đi ngoài đường thì bị một kẻ vô lại tay chống nạnh chặn đường và đe dọa rằng nếu muốn đi qua thì phải rút kiếm chặt đầu anh ta, còn không thì phải chui qua háng anh ta.

Một người thường nếu gặp phải sự việc này làm sao có thể nhẫn chịu được? Quỳ gối chui háng trước sự chứng kiến của biết bao người trên phố quả thực là một sự đại sỉ nhục! Nói không chừng trong cơn thịnh nộ, anh ta có thể rút kiếm hoặc chí ít là phẫn phẫn bất bình mà tranh cãi lại. Nhưng Đại tướng quân Hàn Tín không làm như vậy, ông ấy chỉ đơn giản là chui qua háng của kẻ kia.

Một góc nhìn khác về vai trò của kẻ vô lại

Trước đây khi đọc câu chuyện này, tôi chỉ thấy được rằng Hàn Tín có tâm Đại Nhẫn thật phi thường và kẻ vô lại kia thật xấu ác. Nhưng bây giờ tôi đã nhìn câu chuyện dưới một góc độ khác. Mặc dù tên vô lại là người xấu, nhưng hắn đã diễn thành công vai trò của mình, nhờ vậy mà chúng ta mới có điển cố ‘Hàn Tín chịu nhục chui háng’ và cảm thụ được nội hàm của tâm Đại Nhẫn.

Những ma nạn và thống khổ mà người thường tạo ra cho người tu luyện chúng ta, kỳ thực chính là để ma luyện chúng ta, nếu chúng ta có thể đối đãi một cách chính xác, thì đó chính là cơ hội để chúng ta đề cao tâm tính, triển hiện ra cảnh giới và uy đức của bản thân mình. Điểm mấu chốt là làm sao chúng ta có thể đối đãi xác đáng với những sự tình loại này.

Đừng bị cuốn vào tranh biện ai đúng ai sai

Khi các học viên chúng ta gặp phải rắc rối và mâu thuẫn, liệu chúng ta có thể triển hiện ra được sự khoan dung, thiện lương và tường hòa mà một đệ tử Đại Pháp nên có? Hay chúng ta sẽ bị hãm nhập vào trong mâu thuẫn cụ thể, tập trung vào những lý do bề mặt tự cho mình là đúng và càng nghĩ càng phẫn nộ?

Thể hội của cá nhân tôi là: Đừng bị cuốn vào tranh biện ai đúng, ai sai. Điều này sẽ chỉ khiến chúng ta cảm thấy phẫn phẫn bất bình và phàn nàn về người khác tệ như thế nào, bởi lúc đó chúng ta là đang bảo hộ cho bản thân. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào đúng sai trên bề mặt, thì chúng ta luôn tìm được lý do để không hài lòng và do đó sẽ bị hãm nhập vào trong mâu thuẫn mà không giải thoát ra được.

Chúng ta phải phóng hạ những lý do bề mặt xuống, bởi đằng sau chúng thực chất chính là tâm oán hận, giận dữ, tâm tranh đấu, các tâm chấp trước, vật chất bất hảo và nghiệp lực. Nếu chúng ta cứ nhấn mạnh vào ai đúng ai sai thì sẽ chỉ tăng cường những vật chất bất hảo và tâm chấp trước này. Chúng ta nhất định không được chỉ nhìn vào bề mặt mà cần phải hướng nội xem đó là nhân tâm gì, ngay cả khi đối phương sai thì đã là một người tu luyện mà giảng, chúng ta vẫn nên khoan dung, độ lượng, giải quyết vấn đề bằng thiện tâm, ngoài ra cũng cần chú ý đến phương pháp và cách thức thực hiện.

Chẳng hạn, đối với một số người thì việc quản giáo con cái có nghĩa là đánh mắng và giận dữ, trong khi những người khác thì dùng tâm bình khí hòa để thuyết phục, giáo dục con của họ. Như vậy, bản thân việc quản giáo con cái không có gì là sai, nhưng chúng ta tuyệt đối không được lấy đó làm lý do để nóng giận.

Đo lường mọi thứ theo tiêu chuẩn của Pháp khi gặp phải vấn đề

Một đệ tử Đại Pháp khi gặp phải bất kể vấn đề gì, thì cũng nên buông bỏ chấp trước và đo lường mọi thứ theo Pháp lý của Đại Pháp. Sư phụ giảng Pháp là giảng một cách khái quát, chúng ta khi trong tu luyện dẫu gặp phải sự tình gì, thiên biến vạn hóa ra sao, đều phải đo lường và hành xử dựa trên Pháp. Mâu thuẫn nảy sinh khi có ai đó đối xử không tốt với chúng ta, cấp ma nạn cho chúng ta, khiến chúng ta chịu đựng thống khổ hoặc lấy mất lợi ích thiết thân của chúng ta, v.v… Những sự việc đó khiến chúng ta cảm thấy bất bình, tức giận hoặc oán hận. Đó là lúc chúng ta nên tìm ra căn nguyên của vấn đề chứ không phải nhìn vào biểu hiện trên bề mặt.

Chúng ta từ Pháp lý mà biết rằng, người tu luyện gặp phải bất kể sự việc gì thì việc đầu tiên cần làm là hướng nội tìm. Người thường chỉ là người thường, họ có rất nhiều tâm chấp trước tạo thành trạng thái bất hảo. Nhưng chúng ta là đệ tử Đại Pháp, cần phải tu xuất được tâm từ bi và triển hiện được mặt vĩ đại của đệ tử Đại Pháp. Tâm đại thiện đại nhẫn của đệ tử Đại Pháp khi đối diện với mâu thuẫn sẽ lưu cấp lại cho lịch sử nhân loại tương lai làm tham chiếu. Đương nhiên, để làm được điều này thì chúng ta phải học Pháp nhiều hơn, thực sự đặt tâm vào học Pháp và phóng hạ tất cả các chấp trước.

Ngay cả các đệ tử Đại Pháp trong quá trình phối hợp mà phát sinh mâu thuẫn, thì cũng cần hướng nội tìm chấp trước, xem có các nhân tâm như tâm chứng thực bản thân, tâm tranh đấu, và bất lý tính hay không. Những chấp trước này có thể bị ẩn giấu dưới lý do bề mặt là để duy hộ Pháp. Nhưng chúng ta phải thực sự nhìn vấn đề dưới giác độ chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Trong khoảng thời gian Chính Pháp còn lại vô cùng cấp bách này, tôi hy vọng chúng ta có thể phóng hạ nhân tâm và phối hợp với nhau cho tốt, nhằm phát huy tối đa lực độ cứu người.

Những khổ nạn không thể tránh khỏi

Trước đây khi đọc Tây Du Ký, tôi luôn thắc mắc tại sao Tôn Ngộ Không lại không dùng phép cân đẩu vân để cõng Đường Tăng đến thẳng Lôi Âm tự, hà tất phải chịu khổ đi bộ thỉnh kinh như vậy? Kỳ thực, nếu quả thực là như vậy thì chúng ta sẽ không có tác phẩm Tây Du Kí để đọc nữa. Ngoài ra, từ góc độ của người tu luyện mà giảng, chúng ta biết rằng 81 nạn trên đường đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng là các khảo nghiệm về kiên định tín tâm trong ma nạn, hoàn trả nợ nghiệp và phóng hạ tất cả chấp trước, thiếu đi dù chỉ một nạn cũng không thể thành được.

Trong Tây Du Ký, ngay cả những linh thú của các vị Thần cũng hóa thành yêu quái để tạo ra ma nạn cho thầy trò Đường Tăng. Nhưng vì chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, các vị Thần không thể trực tiếp đến để tạo ra khảo nghiệm cho chúng ta, mà họ sẽ lợi dụng người thường để làm việc như vậy, khiến cho ma nạn biểu hiện dưới hình thức tự nhiên hết sức bình thường. Điều đó có nghĩa là, khi người thường gây rắc rối cho chúng ta thì chúng ta không nên oán hận họ, bởi họ đang giúp chúng ta đề cao – điều này đối với một người tu luyện mà nói thì xác thực là hảo sự.

Tôi ngộ ra từ trong Pháp rằng những sự tình không thuận tâm, chẳng hạn như người khác đối xử với chúng ta không tốt, tạo ra ma nạn thống khổ cho chúng ta, kỳ thực đều là do nghiệp lực của bản thân chúng ta tạo thành. Bởi vậy nếu chúng ta trách cứ người khác thì chúng ta chắc chắn là sai rồi, chúng ta chỉ có thể tự trách bản thân mà thôi. Người gây rắc rối cho chúng ta đang giúp chúng ta tiêu nghiệp và đề cao, chúng ta thực sự nên cảm ơn họ. Chúng ta không nên nhìn vào một người cụ thể nào cả, miễn là chúng ta còn nghiệp lực và nhân tâm, thì không người này thì sẽ là người khác đến tạo ra phiền phức cho chúng ta. Sẽ luôn có người nào đó đóng vai trò này trên con đường tu luyện của chúng ta để giúp chúng ta đề cao lên.

Tôi đã từng luôn phàn nàn về người khác khi bản thân gặp phải khổ nạn. Nhưng hiện giờ khi gặp mâu thuẫn, tôi không còn trách cứ người khác bởi khổ nạn là phản ánh của nghiệp lực và nhân tâm tạo thành. Bởi vậy việc đầu tiên tôi làm là hướng nội. Khi tư duy và quan niệm có chuyển biến, tôi cảm thấy mình đề cao lên rất nhanh.

Thực hiện sứ mệnh là ưu tiên hàng đầu

Kỳ thực, chúng ta không nên xem trọng phía mặt con người của bản thân cũng như của người khác, không nên dùng nhân tâm để đối đãi nhân tâm. Chúng ta nên xem nhẹ biểu hiện bề mặt con người, bởi chúng bất quá chỉ là huyễn tượng mà thôi.

Chúng ta phải nhớ rằng mình là đệ tử Đại Pháp, là sứ giả từ thiên thượng hạ thế để trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Nguyên lai những người thường họ cũng là những vị Thần vĩ đại, vì để cứu chúng sinh trong thế giới thiên quốc của bản thân mà dũng cảm hạ thế chờ đợi đến ngày được Đại Pháp cứu độ; họ chính là đại biểu cho vũ trụ một phương, cứu độ họ chính là sứ mệnh thần thánh và trách nhiệm của chúng ta. Chỉ khi chúng ta phù hợp với tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp, phương phương diện diện biểu hiện ra mặt thiện, mặt tốt đẹp của đệ tử Đại Pháp thì chúng ta mới có thể thực sự cứu độ họ.

Ngay cả trong cuộc bức hại tàn khốc đang diễn ra tại Trung Quốc ngày nay, chúng ta vẫn luôn có Sư phụ, có Pháp ở bên cạnh, chúng ta phải kiên định bước đi đến cuối cùng con đường tu luyện của mình. Trong hoàn cảnh tà ác đáng sợ như vậy, các đệ tử Đại Pháp có thể phóng hạ sinh tử, bước xuất lai để cứu độ chúng sinh. Quả đúng là Tật phong tri kính thảo, ma nạn kiến chân kim! (Chú thích của người dịch: nghĩa đen ám chỉ ngọn cỏ cứng cáp mới không bị gió lớn thổi ngã, hay có thể hiểu là trải qua thử thách mới biết ai kiên cường, giống như đãi cát tìm vàng).

Đương nhiên, chúng ta tuyệt đối không thừa nhận an bài của cựu thế lực. Chúng ta chỉ chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để tu tốt bản thân và làm tốt ba việc. Chính Pháp hiện nay đã quá độ sang thời kỳ Pháp Chính Nhân Gian, thời gian là vô cùng cấp bách. Trong tác phẩm Tây Du Ký, ở phần đầu cuộc hành trình, Ngộ Không vì nhân tâm mà đã quay trở về Hoa Quả Sơn, nhưng cuối cùng vẫn trở lại cùng Đường Tăng tiếp tục đi Tây thiên thỉnh kinh và hoàn thành toàn bộ hành trình tu luyện của mình.

Tôi hy vọng rằng đồng tu nào đang đi đường vòng hãy nhanh chóng tỉnh ngộ tìm đường quay trở lại và nắm bắt cơ hội trước khi quá muộn. Tôi mong rằng các đồng tu sẽ không mê lạc trong các chủng mâu thuẫn cũng như các giả tướng trong xã hội người thường. Hãy đặt tâm ở trong Pháp, cứu độ nhiều người hơn, không cô phụ ơn từ bi cứu độ của Sư phụ.

Trên đây là thể ngộ hữu hạn tại tầng thứ sở tại của bản thân tôi. Nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, thỉnh các đồng tu từ bi chỉ chính.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/29/445242.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/15/202254.html

Đăng ngày 20-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share