Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 07-08-2022] Hiện nay, tiến trình Chính Pháp đã gần kết thúc, Pháp Chính Nhân Gian sắp tới. Hơn 20 năm tu luyện, chúng ta luôn được Sư phụ coi sóc, bảo hộ. Còn sự giúp đỡ, phù trợ lẫn nhau giữa các đồng tu cũng đang viên dung Pháp, giúp chúng ta đi tốt hơn trên con đường tu luyện Chính Pháp mà Sư phụ an bài.

Vậy cái gọi là “giúp đồng tu” này là giúp như thế nào?

Chúng tôi đã mất đi một đồng tu mới như thế nào

Khu vực chúng tôi có một học viên bước vào tu luyện sau khi Trung Cộng phát động cuộc bức hại Đại Pháp vào năm 1999. Lúc mới đắc Pháp, đủ loại bệnh của học viên này đều khỏi rất nhanh. Nhưng dù sao thời gian học Pháp còn ngắn, nên nhận thức về Đại Pháp mới chỉ dừng lại ở trạng thái cảm ân, tôn kính. Những đồng tu tiếp xúc với bà đều là đệ tử Đại Pháp lâu năm, cùng bà ấy học Pháp, giao lưu cũng không làm sao khiến bà ấy lý giải và tiếp thụ hơn được, đều chỉ là hay “giúp” bà ấy “ngộ Pháp”.

Nhưng vị học viên này thời gian đắc Pháp còn ngắn quá, còn chưa thể lý giải thâm sâu đến vậy, nhưng “không cam tâm rớt lại”, bèn nghe theo người khác bảo gì làm nấy, kết quả khiến người nhà không lý giải được, thân thể bà cũng ngày càng tệ đi. Thấy vậy, các đồng tu khác lại càng nỗ lực “giúp” bà ấy hơn nữa, thường giao lưu rất lâu, còn xuất hiện tình trạng bất đồng ý kiến. Hôm nay đồng tu này nói phải thế này, ngày mai đồng tu kia nói phải thế kia. Trên bề mặt đều là giao lưu, nhưng cuối cùng đều nói: “Đây là điều tôi ngộ được, cụ thể làm thế nào thì bà tự quyết định nhé.” Nhưng câu nói này lại càng không có ý nghĩa gì, bởi vì toàn bộ quá trình đều là mọi người giảng giải để từng bước dẫn dắt “pháp lý tự chứng ngộ được”; như thế nào còn chỗ cho bà ấy tự suy xét nữa. Nói trắng ra, mọi người đã đoạt mất quyền tự suy xét, tự tu luyện của học viên này rồi, khiến bà ấy hoàn toàn không cách nào tu được nữa, cuối cùng đã rớt xuống.

Những đồng tu tham gia trong đó ngày nào cũng nghĩ làm sao để “giúp” bà ấy tốt hơn, còn cho rằng đó là đang chứng thực Pháp, là không thừa nhận cựu thế lực, nhưng đó lại là một trạng thái hướng ngoại tìm, hướng ngoại nhìn, rời xa trạng thái người tu luyện cần phải có, [vì thế mà] nhiều người bị can nhiễu, học Pháp buồn ngủ, mê mang. Nhất là những đồng tu toàn thân tâm tập trung vào đó bị can nhiễu rất nghiêm trọng, đến tu luyện của bản thân cũng gặp ma nạn rất lớn.

Hướng nội, tu luyện bản thân

Kỳ thực, thật sự “giúp đỡ” đồng tu phải là cùng đồng tu học Pháp, phát chính niệm, động viên lẫn nhau, kiên định tín niệm với Đại Pháp, phối hợp tốt hơn nữa trong làm ba việc. Đó mới là điều chúng ta cần làm, hơn nữa nhất định phải làm tốt. Đó chẳng những là cách “giúp” đồng tu tốt nhất, mà còn là tu bản thân, là viên dung yêu cầu của Sư phụ.

Còn với cái ngộ từ Pháp lý, mỗi người sẽ có nhận thức khác nhau, mỗi tầng thứ có lý giải khác nhau, mỗi trạng thái lại có biểu hiện khác nhau, làm sao có thể cưỡng cầu đều như nhau được?

Kỳ thực, nhận thức của mỗi người đều rất hữu hạn, thậm chí không nhất định là đúng, như vậy thì càng không thể lấy nhận thức của mình áp đặt cho người khác được. Nói thẳng ra, làm vậy cũng là không tôn trọng người khác, là biểu hiện của văn hóa đảng.

Còn có đồng tu thấy “vấn đề” của đồng tu khác thì lại sốt ruột thay cho đồng tu, không biết làm sao cho đồng tu minh bạch hết được, làm sao “giúp đồng tu” mau tốt lên. Hễ đồng tu không tiếp thụ thì bản thân lại càng sốt ruột, rồi làm nảy sinh mâu thuẫn, gián cách giữa đồng tu với nhau, ảnh hưởng đến việc chứng thực Pháp của chỉnh thể.

Kỳ thực, trong quá trình tu luyện, thấy “vấn đề” của đồng tu thì trước tiên phải tìm ở mình, xem xem mình có vấn đề như thế hay không. Nếu không có thì lại xem mình có chấp trước khác hay không, phải chăng vì mình có chấp trước mà cho rằng đồng tu có vấn đề. Người thường đều quen cho rằng mình đúng, còn người khác sai; nhưng người tu luyện thì phải có thói quen nghĩ mình không đúng, người khác mới là đúng.

Sư phụ đã chỉ rõ ra:

Thùy thị thùy phi

Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma

Tạm dịch:

Ai thị ai phi (ai đúng ai sai)

Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa

(Hồng Ngâm III)

Nếu sau khi tìm ở bản thân như vậy rồi, xác thực cảm thấy vẫn là đồng tu có vấn đề, thì lại tìm xem mình có phải vẫn còn chấp trước nào ẩn tàng rất thâm sâu không. Bởi vì nếu như bản thân hoàn toàn không có vấn đề thì Sư phụ đã không để bạn gặp sự việc của đồng tu; nếu gặp rồi thì nhất định có chỗ phải tu.

Đương nhiên, sau khi tìm ra hết chấp trước của mình và phơi bày ra, thì có thể thiện ý chỉ ra chỗ thiếu sót của đồng tu, nhưng nhất định không được chấp trước. Kỳ thực, khi đã hướng nội tìm, thường thì “vấn đề” của đồng tu sẽ bỗng nhiên được giải quyết rồi, cũng không cần phải đi cảnh tỉnh gì nữa.

Hơn nữa, ở chừng mực nào đó, “Tìm ở bản thân, tu bản thân” mới là cách “giúp” đồng tu tốt nhất.

Tăng cường chính niệm

Có một vị đồng tu, bình thường luôn nghiêm khắc yêu cầu bản thân, luôn bảo trì trạng thái “tìm ở bản thân, tu bản thân”, khi giao lưu với đồng tu cũng luôn chân thành tìm vấn đề của bản thân, luôn có thể nhìn thấy chỗ thiếu sót của bản thân. Những người xung quanh đồng tu này không cảm thấy bị thúc ép, mà cũng suy xét vấn đề của bản thân. Cứ như vậy mà tạo nên hoàn cảnh cả chỉnh thể hướng nội thực tu, mọi người đều “Tỷ học tỷ tu” (Thực tu, Hồng Ngâm), cộng đồng đề cao.

Lại có đồng tu lúc nào cũng mất tự tin, cảm thấy người khác tu tốt, ngộ tốt, còn mình không ngộ được nên cứ muốn đi hỏi người khác nên tu như thế nào. Có người thậm chí vì thế mà chiêu mời kẻ tà ngộ tới can nhiễu, khổ không tả xiết.

Sư phụ giảng:

“Đương nhiên Sư phụ đây khâm phục điều gì nhất? Kỳ thực các vị Thần đó cũng có cách nghĩ như vậy, tư tưởng của một người rất rõ ràng, không phải nói là họ quá xảo quyệt hay khôn vặt đâu, không phải là ý này, mà là người đó có thể có chính niệm của họ, họ có cách suy nghĩ riêng của họ, là tư tưởng của chính họ có sự suy xét, họ không bị ý thức ngoại lai làm cho họ lung lay, đầu óc không phải mê mê mẩn mẩn, chư vị nói tốt là họ nói tốt, chư vị nói không tốt là họ nói không tốt, giống như đánh mất bản thân.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004], Giảng Pháp tại các nơi VI)

Kỳ thực, đã có Pháp, tự mình đối chiếu với Pháp, tự ngộ, người khác nói bạn thế nào cũng không nhất định có thể khiến bạn chân chính đề cao. Đừng sợ vấp ngã, rằng đứng tại chỗ bất động là an toàn nhất. Như vậy thì có thể viên mãn được sao? Kỳ thực, tu luyện là quá trình thành tựu bản thân, quá trình thực tu phải có những lúc khoan tim thấu xương vì vấp ngã, va chạm, vấp ngã rồi lại bò lên, cứ vậy mà cuối cùng tu xuất tự kỷ chân chính. Có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, nhất định sẽ làm được.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/7/447304.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/5/204157.html

Đăng ngày 19-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share