Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản
[MINH HUỆ 29-08-2022] Trong tiếng Nhật, chữ “tôi” được viết là chữ “tư”, tức là “tôi” chính là “tư”. Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ thường dùng như “chính niệm”, “tinh tấn”, “tà ma” (tiếng nhật có nghĩa là can nhiễu),… Từ bề mặt chữ cũng có thể nhìn ra những khải thị của Thần đối với con người thông qua văn hóa chữ Hán mà Thần truyền lại cho con người. Dùng chữ “tư” để biểu đạt chữ “tôi” chính là nhắm thẳng vào bản chất.
Tôi còn nhớ từ khi còn nhỏ đã xem qua một tác phẩm về luân hồi. Các câu chuyện này đại ý đều là màn lịch sử tiếp theo sắp sửa mở ra, chúng thần nhìn qua thấy phía dưới cuồn cuộn ác nghiệp. Trong thập đại gian thần có Ngụy Trung Hiền. Ngụy Trung Hiền cả đời làm nhiều việc ác, cuối cùng muốn tự mình hoàn trả nghiệp lực. Rất nhiều thần đều do dự (tôi ngộ rằng đây là biểu hiện của vũ trụ đã bị biến dị), lúc này có một vị thần nghiêm nghị nhảy xuống, đầu thai thành Ngụy Trung Hiền. Xem đến đây, tôi rất chấn động. Tôi thấy làm một vị Thần vĩ đại thì không có tư, vì để màn kịch lớn của lịch sử có thể chiểu theo kịch bản mà diễn thì có thể xả tận chính mình.
Ngẫm lại bản thân, hồi tưởng lại lần đầu tôi đọc đoạn Pháp sau của Sư phụ:
“Lịch sử nhân loại tựa như một vở kịch, chư vị từ quốc vương cho đến thứ dân, từ nhân vật anh hùng đến kẻ cường bạo (cười), từ văn nhân, danh nhân cho đến các anh hùng, đều là do chư vị làm cả.” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])
Tôi nhớ phản ứng đầu tiên của tôi khi đọc đoạn Pháp này chính là “tôi không muốn làm kẻ cường bạo”. Ý niệm xuất ra là cái “tư” – không muốn đóng vai kẻ xấu để rồi phải hoàn trả nghiệp do mình tạo ra.
Sư phụ đã giảng:
“Vị tư’ là thuộc tính căn bản của vũ trụ quá khứ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)
Tôi hiểu rằng, khi trong đầu xuất hiện chữ “tôi” này, thì thực ra đã động cái niệm “tư” này rồi, tư duy đã tiến nhập vào các mô thức quan niệm người thường rồi.
Ví dụ như “vị tư” này cũng thể hiện trong quan niệm đã trở thành tính cách và năng lực của bản thân. Như trong quá trình giảng chân tướng trực diện, nếu như niệm đầu tiên xuất ra là “tôi sợ người lạ”, thì liền thể hiện ra trạng thái “sợ người lạ”, chân tướng cũng giảng không đến nơi đến chốn. Nhưng khi niệm đầu xuất ra chỉ là cứu người, ý niệm là vì người khác, thì liền khắc chế được niệm “sợ người lạ” này, căn bản không nghĩ đến nó. Khi đó, thường là tôi hễ giảng chân tướng, liền có thể điểm đúng chỗ, hơn nữa dường như có thể từ các đề tài khác mà bắt sang chân tướng, trí huệ cũng không ngừng tuôn ra.
Trong video “Tập luyện như thế nào để trở thành ngôi sao Shen Yun?”, câu trả lời của một diễn viên rằng “quan niệm mới thực sự là sự trói buộc” đã điểm ngộ cho tôi rất nhiều. Nhận thức của chúng ta đối với năng lực của mình cũng là một loại quan niệm, mà quan niệm này lại chính là thuộc tính vị tư được hình thành trong cuộc sống người thường. Khi loại bỏ những quan niệm này, nếu như có thể đồng thời đào tận gốc cái “tư” thì có lúc có thể cảm giác được quan niệm đó bị nhổ tận gốc rễ. Hạng mục Đại Pháp có lúc cần tôi làm một số việc, thì động niệm khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau rất nhiều.
Nếu như tôi động niệm “quá khó đối với tôi”, hay “tôi không làm được”, thì bề mặt dường như thực sự là như vậy, kỳ thực ẩn giấu rất sâu trong đó chính là tư, không muốn phiền toái, không muốn hạ công phu, hoặc không muốn quá bận rộn mà ảnh hưởng đến thời gian học Pháp. Nhưng khi niệm của tôi xuất ra là “miễn là Đại Pháp cần, ta liền đi làm”, thì thường trong quá trình làm, Pháp sẽ khai mở trí huệ cho tôi. Lúc này, tôi có thể cảm giác mình tựa như nước, là vô hình, có thể biến hành hình trạng nào mà mình cần. Cũng không phải đột nhiên mà tôi cũng có năng lực này, mà chính là không dùng quan niệm trói buộc năng lực của bản thân, cơ điểm là “miễn là cần cho chứng thực Pháp” thì hết thảy đều sẽ từ lực lượng của Pháp mà đến.
Thuận theo hình thế trong tiến trình chính Pháp, mỗi hạng mục cũng ngày càng phát triển tốt đẹp, cũng cần có nhân tài về các phương diện tương ứng. Số đệ tử Đại Pháp là hữu hạn, nhưng tôi ngộ được rằng nếu xung phá được quan niệm “tư” này thì năng lực của đệ tử Đại Pháp sẽ không bị giới hạn.
Trên đây là một chút thiển ngộ của bản thân tôi về “tư”, xin chia sẻ để cùng các đồng tu nỗ lực, trên con đường chính Pháp không bị quan niệm trói buộc, hết thảy đều vì Pháp mà sử dụng.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/29/447096.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/22/203977.html
Đăng ngày 14-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.