Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-09-2022] Tôi đã đọc bài viết “Một số suy nghĩ về trạng thái tu luyện của phần lớn các đệ tử Đại Pháp” đăng trên Minh Huệ dựa trên thể ngộ từ Kinh Văn “Hãy tỉnh” của Sư phụ. Trong bài viết, tác giả cho rằng vì trạng thái tu luyện của đa số đệ tử Đại Pháp chưa tốt, chưa đủ tiêu chuẩn, nhưng Sư phụ từ bi, trân quý đệ tử, nên cho đệ tử tiếp tụ tu luyện trong Pháp Chính Nhân Gian để đạt đến viên mãn.

Dưới đây, tôi cũng xin chia sẻ một chút thể ngộ cá nhân về Pháp lý:

“Phần lớn các đệ tử Đại Pháp sẽ theo Sư [phụ] Pháp Chính Nhân Gian” (Hãy tỉnh)

Thứ nhất, ác đảng cộng sản là ác ma lớn nhất, trong cuộc bức hại quy mô nhất, rộng khắp nhất, và tàn độc nhất hơn 20 năm qua nhắm vào đệ tử Đại Pháp, có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp phải sống trong “mưa bom bão đạn”, xung phá hàng vạn cửa ải, đi bộ tới Bắc Kinh; có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp thân tâm thống khổ cực độ đến nỗi mất đi sinh mệnh; có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp mất đi gia đình, người thân, công việc, thu nhập, và hoàn cảnh sinh tồn; có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp không quản đêm ngày, thời gian, sống một ngày dài như một năm, thời gian đằng đẵng; không sống trong cảnh đó thì không thể hiểu, không thể tưởng tượng nổi. Nghĩ lại thôi mà tôi đã không ngăn được dòng lệ, trong cả quá trình viết bài này cũng không sao cầm được nước mắt.

Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của các đồng tu ấy mà nghĩ xem, trong bao nhiêu quan sinh tử, khoan xương xẻo tim như thế mà từ bỏ sinh tử, từ bỏ chấp trước nhân tâm, làm sao có thể đem so với hoàn cảnh tu luyện “anh tốt, tôi cũng tốt” được đây? Đây là Pháp lý cơ bản, giản đơn nhất mà người thường cũng có thể hiểu. Đó chẳng phải thừa cơ từ bỏ những chấp trước, nhân tâm chưa bỏ được sao! Cho dù được từ bi, trân quý để sang Pháp Chính Nhân Gian tiếp tục tu luyện đến viên mãn thì độ khó cũng sẽ rất lớn.

Thứ hai, về “Phần lớn các đệ tử Đại Pháp sẽ theo Sư [phụ] Pháp Chính Nhân Gian”, cá nhân tôi lý giải rằng “phần lớn” này không phải là phần lớn của 100 triệu hay 70 triệu người tu luyện; cũng không phải phần lớn số người đắc Pháp trước “ngày 20 tháng 7”; cũng không phải phần lớn của 200.000 người tham gia tố cáo Giang; mà là phần lớn đệ tử Đại Pháp chân tu.

Sư phụ giảng:

“không thể nói rằng [hễ] chư vị ngồi ở đây, [thì] chư vị là người tu luyện” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng đã viết ra Kinh văn “Chân tu”.

Đối với trạng thái tu luyện của phần lớn các đệ tử Đại Pháp, tôi nghĩ đó là bình thường, bởi vì một quần thể tu luyện thì có người chuyên tu, cũng có người không chân tu, huống hồ lại là một quần thể lớn đến vậy. Các loại tâm thái đều có, không thể nào đều như nhau. Đại Pháp chỉ nhìn nhân tâm, bởi vậy mới có chuyện:

“Sóng lớn cuốn cát đi… còn lại mới là vàng thật sự” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Chẳng hạn như Sư phụ giảng về Pháp lý bảo hộ học viên, tại sao có nhiều người đến thế gặp nạn lớn? Chính là do học Pháp mà chưa minh bạch, thiếu chính niệm của đệ tử chân tu.

Một số người còn có tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, tâm tranh đấu, dễ bị kích động, cực đoan, thiếu lý trí, trí huệ, từ bi và thiếu năng lượng to lớn của thiện niệm mà dẫn đến hối tiếc cho bản thân và chỉnh thể. Một số người đã mất đi mạng sống vì nghiệp bệnh bởi đến lúc then chốt lại không đạt tiêu chuẩn người tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Chư vị sẽ cảm thấy thân nhẹ nhàng, như đi trên gió vậy.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Tại sao có người không đi lại được, hễ đi là mệt, ra ngoài cũng khó khăn; có người nằm mãi trên giường, để người khác phục vụ, có người tai nặng mắt mờ, lưng còng, [vì thế mà] đẩy người nhà, bạn bè, người quen của mình ra. Làm sao cứu người đây? Danh vọng càng lớn, ảnh hưởng càng lớn. Điều Sư phụ giảng là Pháp. Đại Pháp có thể đối đãi khác biệt sao? Sư phụ có thể đối đãi khác biệt sao? Tại sao lại như vậy? Chẳng đáng suy nghĩ lắm sao?

Xã hội người thường là trường luyện công lớn cho chúng ta. Người thường nghĩ gì, nói gì, làm gì, hành động gì đều là điều mà đệ tử Đại Pháp cần tu bỏ, vì sao có người không làm gì, cũng không có đại quan, đại nạn hay khảo nghiệm gì, mọi việc cứ bình thường rồi tụt lại, không tu luyện nữa? Sư phụ giảng về [điểm làm tài liệu chân tướng] “mọc lên như nấm” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2005), có người có đầy đủ điều kiện rồi mà vẫn không mở, có người mở rồi lại để cho tiêu điều, đều là do nhân tâm cả.

Đệ tử Đại Pháp chúng ta là có thệ ước, có sứ mệnh cứu người. Sư phụ giảng:

“Việc cứu độ chúng sinh mà không làm, thì chư vị không hoàn thành trách nhiệm đệ tử Đại Pháp của chư vị, tu luyện của chư vị sẽ tương đương như bằng không.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Một số người không thực thi sứ mệnh này, thậm chí người có tài cao cũng rất ít làm.

Cũng có một số người hay viết nghiêm chính thanh minh, như đồng tu nói ba lần năm lần là chuyện bình thường, cả chục lần tám lần cũng có. Đây chẳng phải là đang gạt chính mình sao? Như vậy phải làm sao đây?

Thứ ba, “Phần lớn các đệ tử Đại Pháp sẽ theo Sư [phụ] Pháp Chính Nhân Gian”, tôi hiểu là khi Sư phụ làm Pháp Chính Nhân Gian thì sẽ triển hiện thần tích. Lúc đó, đệ tử Đại Pháp cứu nhiều được chúng sinh như vậy, Sư phụ khi giảng Pháp, cứu độ họ thì không thể nào toàn nhân loại từ mọi ngóc ngách trên khắp thế giới đều cùng đến được. Khi đó, điều kiện đã khác, môi trường đã thay đổi rồi, đường xá không tốt, giao thông bất tiện, sẽ không còn phụ thuộc vào thông tin khoa học kỹ thuật nữa, không thi triển thần thông thì không đến được. Đây là sứ mệnh mới, là một vinh diệu.

Có hai điều cần suy xét thấu đáo:

1. Để đảm bảo đệ tử Đại Pháp có thể tu luyện nhiều vòng trong người thường mà không bị rớt xuống thì cần lưu lại một bộ phận nhân tâm để có thể sinh tồn nơi con người, phần tu tốt đã cách khai ra rồi, đã phong kín lại rồi. Hơn nữa, tu luyện Đại Pháp là cải biến bắt đầu từ bản nguyên [sinh mệnh], vậy nên không thể chỉ nhìn trên bề mặt. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận đồng tu một cách khách quan và toàn diện, không được tùy tiện khẳng định điều gì, mà phải thận trọng.

2. Thuận theo tiến trình Chính Pháp, chúng ta không thể nhìn các đồng tu một cách cứng nhắc, cố định. Người từng chân tu cũng có thể không còn chân tu nữa, người chưa chân tu cũng có thể lại chân tu rồi. Chúng ta không thể ăn nói hàm hồ: chuyện này là thế này, chuyện kia là thế này. Mọi sự chỉ có Sư phụ mới biết, còn chúng ta đều đang trong mê. Cũng đừng cảm thấy mình tu tốt là đã đạt viên mãn, phải là Sư phụ tiếp tống mới được.

Khi nào ác đảng bị đào thải, chúng ta đều không biết; khi nào bắt đầu Pháp Chính Nhân Gian, chúng ta cũng không biết; bản thân có thể theo Sư phụ sang Pháp Chính Nhân Gian hay không, chúng ta cũng không biết. Chỉ cần chân tu, chỉ lo tinh tấn, thấy thiếu sót ở người khác thì quay lại nhìn bản thân, học Pháp nhiều, bỏ nhân tâm, luyện công tốt, phát chính niệm, trừ tà ác, giảng chân tướng, cứu nhiều người mới là việc thiết thực. Kiên tín Sư phụ, kiên tín Đại Pháp, đừng dao động, mọi thứ đều ở trong đó.

Cuối cùng, chúng ta hãy ghi nhớ bài thơ của Sư phụ trong “Hồng Ngâm VI”:

Độ nhân độ kỷ nan

Đại pháp đồ tu bất nan Trọng trọng phàm tâm xử xử lan
Thượng sĩ văn nan nhất tiếu giải
Trung sĩ ngộ quan bất thản nhiên
Hạ sĩ nhân tâm khứ bất hoàn
Đại pháp truyền thế bất phi phàm
Độ nhân độ kỷ viên mãn hoàn
Kỷ nhân năng hành kỷ nhân không đàm

Tạm dịch

Độ người độ mình khó

Đệ tử Đại Pháp tu không khó
Tâm phàm nặng ngáng trở khắp nơi
Thượng sỹ gặp việc khó, cười một cái là giải được
Trung sỹ gặp quan, khó lòng thản nhiên
Hạ sỹ nhân tâm bỏ không nổi
Đại Pháp truyền ra thế gian không [triển hiện] phi phàm
Độ người độ mình viên mãn trở về
Bao nhiêu người có thể làm, bao nhiêu người chỉ nói suông

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/29/450196.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/4/204139.html

Đăng ngày 16-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share