Bài viết của Mịch Chân

[MINH HUỆ 10-09-2022] Những ngày lễ, chẳng hạn như Tết Trung thu năm nay (rơi vào ngày 10 tháng 9), được xem là dịp để gia đình đoàn tụ vui vẻ. Tuy nhiên, có một nhóm người ở Trung Quốc không thể tận hưởng niềm hạnh phúc được sum họp bên gia đình chỉ vì đức tin của họ. Họ là học viên Pháp Luân Công.

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, hàng trăm nghìn học viên đã bị sách nhiễu, bắt giữ, tra tấn, hoặc thậm chí bị thu hoạch nội tạng. Vô số gia đình do vậy mà tan vỡ, chia lìa. Một số không còn cơ hội được đoàn tụ cùng người thân trong các ngày lễ nữa, họ đã phải chịu nỗi thống khổ tàn khốc nhất trên thế gian này.

Trong số đó có một học viên Pháp Luân Công mà tôi biết. Hơn mười năm trước, vợ ông đã qua đời sau khi bị tra tấn trong tù. Những ngày tháng hạnh phúc của gia đình ông không còn, thay vào đó là sự buồn đau mỗi dịp lễ đến.

Dưới đây là một vài trường hợp bức hại mà tôi đọc được trên trang Minghui.org đã thực sự khiến tôi chấn động.

Ông Lý Văn Đống, tốt nghiệp ngành luật tại Bắc Kinh và là cựu trưởng phòng của một doanh nghiệp nhà nước, đã bị bắt cùng vợ là bà Thiệu Nham vào năm 2001. Bà Thiệu, quê ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, trước đây là giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh. Bà đã bị các đặc vụ Hắc Long Giang theo dõi và bị các sỹ quan Bắc Kinh sách nhiễu đến mức suy kiệt cả về thể xác lẫn tinh thần. Bà qua đời vào ngày 31 tháng 12 năm 2006, khi mới 40 tuổi.

Trong thời gian ông Lý bị giam giữ phi pháp tại quận Hải Điến ở Bắc Kinh, ông đã bị đưa đến bệnh viện để tiêm thuốc độc. Sau đó, ông trở nên mất trí và phải nằm liệt giường. Gia đình đã đưa ông về quê ở Hắc Long Giang. Sau nhiều năm chịu đựng thống khổ, ông đã qua đời vào ngày 3 tháng 6 năm 2020. Hưởng thọ 55 tuổi.

Ông Trương Diệu Minh ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, là một giáo viên dạy toán cấp hai. Năm 2002, ông bị kết án 19 năm tù vì đã chèn sóng truyền hình TV và phát chương trình vạch trần tuyên truyền phỉ báng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công. Trong tù, ông Trương bị bức hại nặng nề, sau đó ông được tại ngoại để chữa bệnh. Khi được phóng thích vào tháng 4 năm 2021, ông gầy giơ xương và qua đời một năm sau đó ở tuổi 59.

Vợ của ông Trương, bà Phạm Phượng Trân, năm nay 60 tuổi, vốn là trưởng khoa nội của một bệnh viện. Từ năm 2002, bà đã bị cưỡng bức lao động ba năm. Trong thời gian đó, bà bị nhiều lính canh trong trại lao động thay nhau dùng dùi cui sốc điện, khiến não, đầu và mặt bà bị thương. Bà bị liệt toàn thân khiến bà không thể đi lại hay tự chăm sóc bản thân.

Ông Tôn Nhân Trí, 68 tuổi, từng là giám đốc một tổ chức tín dụng. Ông đã bị bắt, đánh đập, đưa đến trung tâm tẩy não, sách nhiễu, và bị đưa đến các trại lao động khổ sai và nhà tù nhiều lần. Người ông chỉ còn da bọc xương khi được thả vào năm 2020. Ông qua đời vào ngày 25 tháng 6 năm 2022. Trước khi ông mất không lâu, chủ nhiệm ủy ban dân cư cùng cảnh sát ở đồn công an đã đến sách nhiễu ông.

Đã hơn một năm hai tháng kể từ khi ông Ngô Thành Thu ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, bị bắt và bị giam giữ tại Trại tạm giam Duy Phường. Gia đình ông không nhận được bất kỳ thông tin nào về ông và cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của ông. Họ đã thuê một luật sư đến thăm ông. Ban đầu, trại tạm giam chấp thuận cho luật sư thăm viếng, nhưng sau đó lại đổi ý, nói rằng quá trình truy tố của ông đã kết thúc (ông đã bị kết án tù và đơn kháng cáo của ông bị từ chối). Sau đó, gia đình ông mới biết rằng ông đã bị kết án 11 năm tù và bị phạt 100.000 nhân dân tệ.

Bà Đới Chi Dĩnh, 66 tuổi, đến từ Thượng Hải, đã bị cảnh sát mạng thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam bắt giữ vì đăng thông tin về Pháp Luân Công lên mạng. Bà bị giam giữ tại Lạc Dương và gần đây đã bị kết án 9 năm rưỡi tù và bị phạt 40.000 nhân dân tệ. Mẹ của bà, 88 tuổi, cũng là học viên Pháp Luân Công, hiện phải vất vả tự nuôi sống và chăm sóc bản thân.

Theo Minh Huệ đưa tin, trong năm 2021 đã có 132 học viên bị bức hại đến chết. Trong số 1.187 trường hợp bị kết án được xác nhận, có 44 học viên nhận án tù hơn 9 năm và 227 học viên từ 65 tuổi trở lên, với người cao tuổi nhất là 88 tuổi. Có 92 trường hợp tử vong khác đã được xác nhận trong nửa đầu năm 2022, và 336 trường hợp bị kết án đã được báo cáo. Trong đó, 107 học viên bị kết án đã hơn 60 tuổi và học viên lớn tuổi nhất là 85 tuổi.

Tôi hy vọng sẽ có nhiều người Trung Quốc và cộng đồng quốc tế quan tâm đến cuộc bức hại Pháp Luân Công và giúp đỡ chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 23 năm này.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/9/448495.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/18/203923.html

Đăng ngày 21-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share