Bài viết của Cát Y Nhân

[MINH HUỆ 27-07-2022] Năm xưa khi Khổng Tử dẫn các môn đệ đi chu du tới vùng Khuông địa (nay thuộc thành phố Trường Viên, tỉnh Hà Nam), người dân địa phương nhầm ông với kẻ thù nên đã bao vây đoàn của ông trong mấy ngày liền, khiến các môn đệ của ông vô cùng lo lắng.

Tuy vậy, Khổng Tử lại tỏ ra hết sức thản thiên. Ông nói, “Sau khi Chu Văn Vương qua đời, chẳng phải văn hóa cổ đại đã được truyền lại cho ta sao,” ông giải thích. “Nếu ông Trời muốn hủy diệt văn hóa đó, ta đây đã không có cách nào truyền thụ, còn nếu ông Trời không muốn hủy hoại nó, thì người dân Khuông địa có thể làm gì được ta?”

Sau đó, ông lấy ra một cây đàn cổ cầm (một loại nhạc cụ bảy dây của Trung Quốc) và bắt đầu diễn tấu lễ nhạc. Người dân nhận ra ông là thánh nhân, cũng hiểu rằng trong đoàn của ông không có kẻ mà họ truy tìm. Tất cả chỉ là hiểu nhầm, nên họ bèn tản đi. Khổng Tử vì biết thiên mệnh nên lúc lâm nguy không sợ hãi, lấy cử chỉ nhân đức để xoay chuyển tình thế, được mọi người tôn là bậc thánh hiền.

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử viết, “Nhân giả bất ưu, tri giả bất hoặc, dũng giả vô cụ”, nghĩa là người nhân đức thì không ưu sầu, người trí tuệ thì không mê hoặc, người can đảm thì không sợ hãi. Sự dũng cảm mà ông nói đến không phải là quyền lực, vũ khí hay tiền bạc. Mà đó là quyết tâm của một người tuân theo thiên lý.

Trong lịch sử còn có trường hợp Tô Vũ, quan ngoại giao thời nhà Hán, trong một lần đi sứ đã bị bắt và giam cầm ở lãnh thổ Hung Nô trong 19 năm. Trong hoàn cảnh băng thiên tuyết địa, đói khát lạnh giá, đối mặt với đủ mọi sự dày vò nhưng ông vẫn không thay đổi, một mực trung thành với Hán triều.

Một ví dụ khác là Văn Thiên Tường, một tể tướng của triều đại nhà Tống. Khi bị quân Nguyên xâm lược bắt và giam giữ trong lao ngục đến bốn năm, trước danh lợi ông không hề lay động, vẫn hết lòng hy sinh vì chính nghĩa và để lại tấm gương “dũng cảm không sợ hãi” cho muôn đời sau.

Chính niệm như kim cương bất động

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người ngày càng chạy theo lợi ích vật chất, chuẩn mực đạo đức trượt dốc chưa từng thấy. Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh đó, vẫn có một nhóm người âm thầm tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, đứng trước sự sống và cái chết, đứng trước danh vọng và lợi ích, họ vẫn bất động như kim cương. Họ đã thức tỉnh người dân thế giới bằng sự kiên định của mình.

Pháp Luân Công được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 từ Trường Xuân, Trung Quốc. Với nguyên tắc chỉ đạo là Chân-Thiện-Nhẫn, môn tu luyện có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn đạo đức. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cho mọi người vốn trải qua nhiều thập kỷ đắm chìm trong văn hóa đảng đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, hiểu được sứ mệnh thiêng liêng là cứu chúng sinh.

Từ năm 1999 đến nay, cuộc bức hại tàn bạo do Giang Trạch Dân và ĐCSTQ khởi xướng trong 23 năm qua là “tội ác chưa từng thấy trên hành tinh này”. Ngay cả trong một môi trường khắc nghiệt chưa từng có như vậy, đối mặt với mọi áp lực và nguy hiểm, các học viên Pháp Luân Công vẫn giữ vững thiện niệm nói lời công chính cho Pháp Luân Công và chân thành giảng chân tướng cho mọi người.

Vào tháng 10 năm 2000, bà Phương, một học viên gần 50 tuổi, bị giam giữ phi pháp trong một trại tạm giam vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã bị bốn tù nhân đánh đập trong suốt tám tiếng liền. Họ đập đầu bà vào tường, dùng dùi cui điện đánh bà gãy hết xương sườn. Chỉ đến khi dùi cui hết điện, họ mới thôi đánh bà và trói bà lại. Các tù nhân cho biết ngay cả những người bị kết án giết người cũng không thể chịu đựng được sự tra tấn như thế, nhưng bà Phương vẫn kiên định.

6e9a1d365d9048fdb013aa89a88099df.jpg

Minh họa cảnh tra tấn: Còng tay sau lưng

Việc này diễn ra liên tục trong mấy ngày liền, các cai ngục bắt bà khai ra các học viên khác, nhưng bà từ chối. Khi không bị thẩm vấn, mấy tên côn đồ sợ bà chết trong ngục nên thường bảo bà đứng lậy luyện công để mau khỏe lại. Khoảng 20 ngày sau, một số cảnh sát từ thành phố tới và còng tay bà Phương ra sau lưng. Họ nói rằng không ai có thể chịu đựng được hình thức tra tấn này quá 20 phút bởi quá đau đớn. Một cảnh sát còn nhét thêm một chai rượu vào dưới còng tay khiến cho bà càng đau đớn hơn. Anh ta nói rằng việc tra tấn sẽ không dừng lại cho đến khi bà Phương nhượng bộ.

Bà Phương tự nhủ, “Cho dù có xương tan thịt nát, mình vẫn không từ bỏ Chân-Thiện-Nhẫn.” Bà bắt đầu nhẩm Luận Ngữ, Hồng Ngâm và các bài giảng khác của Pháp Luân Đại Pháp. Sau một giờ, bà đau đớn đến mức bắt đầu nôn mửa và họ đã đặt một cái chậu giữa hai chân bà để bà nôn ra.

“Một cảnh sát dường như đã quen với hình thức tra tấn này cứ vài phút lại bóp chặt tay tôi một lần,” bà Phương nhớ lại, “và cảm giác như thể tất cả xương của tôi đều bị nghiền nát. Tôi nôn rất nhiều, tôi còn sợ rằng mình nôn ra cả ruột gan”.

“Nếu bà xin được tha, chúng tôi sẽ dừng lại và cho bà về nhà,” một cảnh sát nói. Nhưng bà Phương chỉ lắc đầu; bà thậm chí còn không thể mở mắt.

Nhiều ngày trôi qua và các cảnh sát đã ngừng tra tấn và thẩm vấn bà. Một hôm, họ báo với bà rằng cuộc thẩm vấn đã kết thúc và hỏi bà, “Bây giờ bà có thể cho tôi biết tại sao bà rất trung thành với Pháp Luân Đại Pháp không?”

Bà Phương nói với họ về nỗi đau mà bà đã trải qua trước khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nhờ tu luyện nên cơn đau qua đi và bà đã lấy lại được sức khỏe của mình. Bà cũng trở thành một người tốt hơn. Bà nhận xét về sự hỗn loạn của xã hội ngày nay và khẳng định rằng Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã mang lại hy vọng cho các học viên và thế giới. Khi một cảnh sát tuyên bố rằng Pháp Luân Đại Pháp làm “chính trị”, bà Phương nói với anh ta rằng các học viên không truy cầu lợi ích cá nhân hay chính trị, và rằng ĐCSTQ đang vi phạm các quyền con người cơ bản của họ.

Cuối cùng, các cảnh sát đã hiểu rõ hơn về Pháp Luân Đại Pháp. “Tôi hứa sẽ không đánh các học viên nữa,” một người trong số họ nói với bà Phương.

Chính khí chấn nhiếp tà ác

Một sự cố khác đã xảy ra với học viên cao tuổi Dung ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Khi ông cùng một nam học viên khác đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 2003, một người nào đó đã báo cáo họ. Cảnh sát đến và kéo học viên kia lên xe cảnh sát.

Tin rằng tất cả các học viên là một chỉnh thể, ông Dung đã chạy tới kéo học viên kia xuống đồng thời giảng chân tướng cho cảnh sát. Một cảnh sát nói, “Ông đang làm gì đấy? Đó không phải là việc của ông!”

“Tôi cũng là một học viên Pháp Luân Công,” ông Dung trả lời. “Các anh bắt giữ người vô tội, chính là đang làm việc xấu, trợ Trụ vi ngược đó.” Viên cảnh sát liền rút súng ra chĩa về phía ông.

Ông Dung nhìn viên cảnh sát và bình tĩnh nói, “Cậu bỏ súng xuống đi. Cảnh sát được trang bị vũ khí để ngăn chặn tội phạm. Còn chúng tôi đang nói với mọi người hãy trở thành những công dân tốt. Đó là hành động cao cả và chúng tôi không đáng bị đối xử thế này”. Viên cảnh sát bỏ súng xuống nhưng vẫn muốn đưa người học viên kia đi. Ông Dung không từ bỏ, tiếp tục kéo đồng tu khỏi cảnh sát.

“Ông cho tôi họ tên và địa chỉ nhà, tôi sẽ thả anh ta,” viên cảnh sát nói. Không chút do dự, ông Dung đã cung cấp cho anh ta danh tính và địa chỉ của mình. “Ông có nói thật không đấy?” cảnh sát hỏi. “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, lời tôi nói ra phải là sự thật,” ông trả lời. Ấn tượng bởi sự trung thực của ông Dung, viên cảnh sát bèn rời đi.

Vài ngày sau, hai cảnh sát xuất hiện trước cửa nhà ông. “Hôm trước, chúng tôi đã thả người học viên kia, nhưng chúng tôi phải bắt ai đó để khép lại vụ án này,” một trong những cảnh sát vừa nói vừa cố gắng túm lấy ông Dung. Ông Dung chống cự và không chịu hợp tác.Thấy vậy, cảnh sát gọi thêm chục cảnh sát nữa đến và lôi ông Dung vào xe.

Bên trong xe cảnh sát, ông Dung bình thản kể về những điều ông được thụ ích từ Pháp Luân Đại Pháp, ông cũng nói với họ về thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo và việc Giang Trạch Dân bị khởi tố ở nước ngoài vì tội bức hại Pháp Luân Công. Tại đồn cảnh sát, ông nói, “Tôi chỉ có thể nói với các vị rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp độ nhân”. Cảnh sát không biết làm gì, đành phải viết vào biên bản thẩm vấn câu nói của ông.

Một lúc sau, vợ ông Dung hay tin liền tới đồn cảnh sát, bà mang theo khăn tắm, bàn chải và kem đánh răng vì nghĩ rằng ông có thể cần chúng vào buổi tối. Ông Dung đưa mắt hỏi bà, “Bà mang theo những thứ này làm gì, chốc nữa tôi sẽ về, bà cứ về nhà đợi tôi”. Vợ ông nghe vậy liền quay người rời đi. Ông Dung chờ lúc ba cảnh sát không chú ý liền bỏ chạy và về nhà an toàn. Cảnh sát mặc dù biết rõ ông Dung bỏ trốn nhưng đã kinh sợ trước sự chính trực của ông, sau này cũng không dám đến nhà ông sách nhiễu nữa.

Lời kết

Trong quá trình bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, những trường hợp như trên có rất nhiều, đâu đâu cũng có. Nhưng do sự phong tỏa thông tin của ĐCSTQ, chỉ một số sự việc được viết lại và đăng trên Minh Huệ. Khi chương lịch sử này khép lại, mọi người sẽ nhận ra đây là một khoảng thời gian đặc biệt – một trận chiến giữa thiện và ác. Và trong trận chiến đó, sự chính trực của các học viên đang quy chính lại xã hội nhân loại, cũng là hy vọng của nhân loại và chứng thực cho sự trở lại của Thần.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/27/446838.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/13/202760.html

Đăng ngày 17-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share