Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-09-2022] Thời Tam Quốc (220 – 280), hai chú cháu Dương Tu và Dương Đãng cùng là tùy tùng của Tào Tháo, quản kho lương thực. Sau khi người chú Dương Tu bị Tào Tháo xử tử vì tội ngạo mạn và không tuân lệnh, người cháu Dương Đãng lo sợ bất an vì mọi khi hay cắt xén quân lương, ở giữa kiếm lời, nên sợ bị tra xét, toan thừa dịp áp tải lương thảo gần nhất để kiếm chác, bèn cáo lão về quê. Không ngờ, Dương Đãng đột nhiên bị trướng ngực, khó chịu, như có khối đá đè lên, cả ngày như ngồi trên đống lửa.
Dương Đãng tìm phương thuốc chữa trị mà không có tác dụng gì. Nghe tin danh y Hoa Đà đang ở đây, Dương Đãng liền mời đến chữa trị. Biết chuyện Dương Đãng tham ô hủ bại, Hoa Đà tìm cớ thoái thác để không đến. Dương Đãng không bỏ cuộc, lại thỉnh cầu Hoa Đà, còn bảo con trai quỳ trước mặt Hoa Đà mà cầu xin.. Cuối cùng, Hoa Đà kê cho Dương Đãng hai đơn thuốc, dặn cho Dương Đãng uống hết đơn này rồi mới sang đơn kia.
Trong đơn thứ nhất viết: “Nhị ô, quá lộ hoàng, hương phụ tử, liên kiều, vương bất lưu hành, pháp hạ, tất bạt, chu sa.” Vì biết rõ kết cấu của văn tự cổ, Dương Đãng bèn lấy tên tám vị thuốc này, ghép lại rồi nhìn, đây chẳng phải rõ ràng là “Nhị quá hương (tương) liên, vương pháp tất chu (tất tru)” sao? “Nhị quá” chính là chỉ ông ta đã sai [toan về quê] lại càng sai, hai tội cộng lại nhất định sẽ bị xử tử theo vương pháp.
Dương Đãng thấy mưu đồ bị Hoa Đà vạch trần, không khỏi thất kinh mà toát mồ hôi lạnh, nhưng lại cảm thấy trong lồng ngực dường như dễ chịu hơn một chút, bèn trừ bỏ tà niệm cắt xén quân lương.
Khi mở đơn thuốc thứ hai, vừa nhìn, Dương Đãng buột miệng thốt lớn lên: “Ai dà”, miệng thổ máu tươi, rồi ngất đi. Nguyên do là tên của sáu vị thuốc trong đơn thứ hai là “Thưởng nhữ quan mộc nhất phó”, nghĩa là “Thưởng cho ông một bộ quan tài”.
Một lúc sau, Dương Đãng mở mắt, lại cảm thấy thân tâm nhẹ nhõm, sảng khoái, không còn cảm giác trướng tức, khó chịu nữa, bệnh không cánh mà bay rồi.
Lúc này, Hoa Đà không mời mà tự tới, bảo Dương Đãng mắc bệnh “Vì tham lam ngưng kết mà thành”, hiện giờ, khí theo mồ hôi toát ra, thổ hết ứ huyết, khí huyết ứ đọng dồn tích đã hết rồi thì bệnh tật cũng khỏi. Từ đó trở đi, Dương Đãng không còn dám cắt xén quân lương nữa.
Thần y Hoa Đà được hậu nhân tôn xưng là “Ông tổ ngoại khoa” (phẫu thuật và gây mê), nhưng thực ra, y đức là thần y chân chính. Trong tâm Dương Đãng sinh niệm tham lam, lại sợ bị tra xét, tâm can rối bời; đó mới là nguyên nhân căn bản của bệnh. Hoa Đà mượn phương thuốc để khuyến cáo, Dương Đãng biết tham tiền sẽ mất mạng, sợ đến nỗi từ bỏ tà niệm nên bệnh mới khỏi. Bởi vậy, cổ nhân dạy: dưỡng sinh chính là dưỡng đức, dưỡng đức chính là dưỡng tâm.
Người xưa nói “Thiên nhân hợp nhất”, người ta thường cho rằng dịch bệnh chính là do nhân tâm bại hoại mà thành, là trời trừng phạt nhân loại. Như vậy, dịch bệnh không xâm nhập được căn bản là do nhân tâm hướng thiện; chính là điều mà “Hoàng Đế Nội Kinh” nói là “Chính khí nội tồn, tà bất khả kiền” (Bên trong có chính khí thì tà khí không cách nào xâm nhập được).
Nhiều người đã hồi phục và/hoặc thoát khỏi nguy hiểm chỉ bằng cách tin vào Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện dựa trên nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn.
Sống sót trong đại dịch
Năm 2018, Nancy, một du học sinh Trung Quốc nhập học ở một trường đại học ở bang Ohio, Hoa Kỳ. Tháng 4 năm 2021, Nancy chuyển nơi ở, rồi cùng bốn người bạn đi chơi Công viên Quốc gia ở núi Great Smoky Mountains National Park. Cô bị sốt nhẹ, nhưng không để ý. Có tin về số ca Covid-19 gia tăng, nhưng cô cũng không để tâm.
Trên đường đến công viên, Nancy thấy khó chịu, suốt chặng đường phải nằm ở ghế sau của chiếc SUV. Xe đến nơi, cô vẫn nằm trong xe ngủ, còn các bạn đi leo núi.
Ngày hôm sau, tình trạng của cô càng tệ đi. Cô nhớ lại: “Tôi bị sốt cao, lúc nóng lúc lạnh. Tôi cũng không ăn được.” Không ai biết là cô đã bị nhiễm Covid-19.
Sáng hôm sau, nghe bạn bè rủ, Nancy lại lên xe đi chơi. Nhưng năm phút sau, cô cảm thấy muốn nôn. Người lái xe lập tức dừng xe và mở cửa. Nancy ngã ra khỏi chiếc SUV và gục xuống đất. Cô kể, “Tay tôi co quắp như móng gà, toàn thân tê liệt, khó thở.“
Nằm trên bãi cỏ, Nancy cảm thấy cuộc đời mình sắp kết thúc và chỉ muốn bỏ cuộc. Cuối cùng, “tôi nhớ đến Pháp Luân Đại Pháp và những câu chuyện trên Minh Huệ về những trường hợp khỏi bệnh nhờ thành tâm niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” mà khỏe lại nhanh chóng một cách thần kỳ”, cô nói.
Nancy từng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với cha mẹ khi còn nhỏ, nhưng sau đó, cô không tu luyện nữa.
Cô được các bạn đưa vào trong xe, và tiếp tục niệm chín chữ chân ngôn cho đến khi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, cô vui mừng khi thấy mình vẫn còn sống. Cô vẫn đổ mồ hôi, nhưng cơn sốt đã biến mất và cô cảm thấy khỏe hơn nhiều.
“Tôi đã có thể đứng dậy và ăn, mặc dù tôi không thấy vị giác”, Nancy nói. Hai ngày sau, mọi thứ đã trở lại bình thường.
Nhìn lại sự việc lần này, Nancy không khỏi ngạc nhiên vì khả năng hồi phục nhanh chóng của mình. “Ngày hôm trước, tôi thấy mệt muốn chết; thế mà chỉ sau một ngày, tôi đã ổn”, cô nói. “Tôi biết chính Pháp Luân Đại Pháp đã cứu tôi.”
Hai tháng sau, bạn bè của cô khuyên cô đi xét nghiệp kháng thể chống Covid. Kết quả cho thấy cô đã có kháng thể vi-rút corona, chứng tỏ đã bị nhiễm COVID-19.
An toàn trong dịch bệnh, tai ương
Tiến sỹ Đổng Vũ Hồng, một nhà virus học kiêm người sáng lập một công ty công nghệ sinh học ở Thụy Sỹ, cho biết Nancy không phải là trường hợp duy nhất. Dựa vào các báo cáo của Minh Huệ, Tiến sỹ Đổng đã thu thập được 36 trường hợp phục hồi từ COVID-19 thông qua việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hoặc niệm chín chữ chân ngôn như Nancy. Thời gian nghiên cứu là từ ngày 01/01 đến ngày 31/5/2020.
Theo Tiến sỹ Đổng, tất cả các ca này đều có dấu hiệu cải thiện sức khỏe sau khi niệm chín chữ này, trong đó 26 ca (tương đương 72%) đã hồi phục hoàn toàn, bao gồm 10 bệnh nhân trước đó đã rơi vào tình trạng nguy kịch.
Ngẫm lại câu chuyện về Hoa Đà và đạo lý của Hoàng Đế Nội Kinh, có thể thấy tình trạng sức khỏe có liên quan mật thiết đến tâm trí của con người. “Khi thành tâm niệm những từ‘ Pháp Luân Đại Pháp hảo ’và‘ Chân Thiện Nhẫn hảo’ thì sẽ được đồng hóa với năng lượng tích cực của vũ trụ, như vậy sẽ được trời ban cho sức khỏe tốt”, Tiến sỹ Đổng giải thích.
Ngoài những câu chuyện mà Tiến sỹ Đổng đã thu thập, từ cuối năm 2020 đến năm 2022, còn có biết bao nhiêu ví dụ nữa đăng trên Minh Huệ. Từ Trung Quốc, kể cả tâm chấn của virus – Vũ Hán, cho đến các nơi khác trên thế giới, người dân khắp các châu lục đã có được sức khỏe mới và hy vọng vào tương lai khi niệm chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/2/448289.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/3/203092.html
Đăng ngày 09-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.