Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-06-2022] Bất cứ khi nào đọc các bài giảng của Sư phụ về các quan niệm và hành vi của con người hiện đại, tôi lại cảm thấy rằng mình chẳng có bất cứ quan niệm sai lệch nào nên tôi chưa từng bao giờ thực sự xem xét lại bản thân dựa trên những lời giảng này.
Gần đây có xảy ra vài sự việc khiến tôi nhận ra mình đã sai và thực ra thì tôi có rất nhiều quan niệm hiện đại. Tôi nhận ra tầm quan trọng của việc khôi phục lại văn hoá truyền thống.
Xung đột giữa truyền thống và tự do
Mẹ tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Trong một khoảng thời gian rất dài, tôi không hiểu tại sao mẹ tôi lại khó chịu nếu tôi không có mặt ở bàn ăn đúng giờ sau khi bà đã gọi tôi ra ăn tối.
Vào một ngày kia tôi hỏi mẹ mình: “Nếu con không đói và không muốn ăn vào giờ đó, tại sao con lại phải ăn với bố mẹ? Chẳng lẽ con không có cả quyền tự do để quyết định xem khi nào thì con nên ăn hay sao?“
Mẹ tôi nói: “Khi bố mẹ làm cơm xong và gọi con ra ăn, tại sao con lại không ra?”
Tôi hỏi lại: “Nếu con nấu ăn xong rồi nhưng con chưa muốn ăn ngay? Thì con có thể không ra ăn vào giờ đó được không?”
Mẹ tôi không biết phải trải lời câu hỏi của tôi thế nào và bà chỉ đáp lại: “Các gia đình truyền thống là phải ăn cùng nhau. Mẹ đã lớn lên theo cách như vậy.”
Tôi nghĩ không có gì sai khi theo đuổi cái gọi là “tự do” của mình.
Văn hoá truyền thống – con đường về trời
Ngày hôm sau, trên đường đi làm về, trong đầu tôi cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi của ngày hôm trước. Tôi cầm sách điện tử lên để học Pháp, lẽ ra tôi nên tiếp tục đọc những bài giảng Pháp mà tôi chưa đọc xong của ngày hôm trước, nhưng không hiểu sao tôi lại mở cuốn “Hồng Ngâm VI” của Sư phụ vừa mới xuất bản ra đọc, lần này tôi đọc nó một cách cẩn thận, và thấy câu “ngũ thiên văn minh thị hồi thiên đích thông đồ” (Vi sinh mệnh nhi xướng). Tôi chợt nhận ra rằng “năm nghìn [năm] văn hiến” là văn hóa truyền thống, nếu không quay về truyền thống thì làm sao về trời được?
Sư phụ giảng về điều này ngay ở những phần đầu của tập Hồng Ngâm VI, chúng ta có thể hình dung ý nghĩa của phần này quan trọng đến nhường nào!
Trước kia khi đọc Hồng Ngâm VI, tôi nghĩ hầu hết những bài thơ này đều là viết cho người thường, và tôi đã không đo lường hành vi của bản thân dựa trên Pháp lý, vì vậy tôi đã không đạt được yêu cầu của Sư phụ. Tôi cũng hiểu sâu hơn lý do tại sao Sư phụ luôn nhắc nhở chúng ta nên đặt tâm học Pháp hơn.
Sau đó tôi đọc nó một cách cẩn thận. Khác với thường lệ, lần này, tôi đọc mỗi bài hai lần, và giảm tốc độ, trong quá trình đọc, tôi đưa những dòng chữ này vào tâm, suy nghĩ về ý nghĩa của Pháp mà Sư phụ muốn khai sáng cho các đệ tử. Tôi chỉ đọc khoảng 10 bài thơ trong hàng chục phút, nhưng tôi đã được lợi rất nhiều. Bề ngoài, những bài thơ của Sư phụ không giải đáp được những nghi ngờ của tôi, nhưng tôi đột nhiên hiểu rằng những gì tôi nói về “theo đuổi tự do và quyền lợi” thực ra là một loại quan niệm hành vi hiện đại. Về đến nhà, tôi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ tôi nói rằng điều này là do Sư phụ thấy tôi đang học Pháp nghiêm túc, vì vậy Ngài đã điểm hóa cho tôi các Pháp lý ở tầng thứ này và giải đáp những hoài nghi trong lòng tôi.
Những quan niệm hiện đại lệch lạc
Tôi nhận ra rằng cái gọi là theo đuổi tự do của Trung Quốc “hiện đại” bắt nguồn từ phương Tây. “Tự do” giờ đây đã trở thành đồng nghĩa với “làm như bạn muốn, làm theo ý bạn.” Tiền đề là lấy bản thân làm trung tâm, làm mọi thứ theo ý muốn của bản thân, từ chối mọi lời phản đối, thậm chí coi thường suy nghĩ và cảm xúc của người khác.
Loại ý tưởng phục vụ bản thân này trái ngược với văn hóa và văn minh truyền thống của Trung Quốc, và nó thậm chí còn không phù hợp với những gì Sư phụ đã dạy cho chúng ta trong Pháp.
“từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Vì vậy, là đệ tử Đại Pháp, điều quan trọng hơn hết là phải loại bỏ những quan niệm lệch lạc hiện đại như vậy để đạt được những yêu cầu của Sư phụ.
Sự việc này đưa tôi đến câu hỏi khác thường được nói đến trong xã hội hiện đại – rằng cha mẹ không nên áp dụng cách tiếp cận độc đoán để kỷ luật con cái mà nên giao tiếp và trò chuyện với con một cách bình đẳng, giống như bạn bè.
Tôi hiểu rằng cha mẹ nên dạy dỗ và kỷ luật con cái một cách bình tĩnh nhất có thể. Nhưng cha mẹ nên duy trì quyền hạn của mình và hướng dẫn cũng như dạy dỗ con cái và tạo cho con cái cảm giác an toàn.
Con cái không được đặt mình vào vị trí ngang hàng với cha mẹ và nói năng thiếu kiềm chế, thô lỗ. Cái gọi là “bình đẳng” giữa cha mẹ và con cái ngày nay là một quan niệm lệch lạc.
Trong các giá trị truyền thống cổ đại của Trung Quốc, trẻ em phải kính trọng người lớn tuổi hơn mình. Dù bố mẹ có phạm lỗi cũng không được lớn tiếng phản đối.
Trong cuốn “Đệ tử quy” từ thời nhà Thanh có nói rằng: “Khi cha mẹ làm điều gì đó không đúng, con cái có thể làm gì đó để cha mẹ nhận ra, nhưng lời nói phải nhẹ nhàng dễ nghe, thì họ mới lắng nghe lời khuyên và sửa chữa những sai lầm của họ. Nếu lúc đầu không hiệu quả, hãy lặp lại khi cha mẹ đang có tâm trạng tốt. Xúc động rơi nước mắt cũng không sao việc này có thể khiến cha mẹ cảm động. Ngay cả khi họ khó chịu và thô bạo với con trẻ, con trẻ vẫn nên tiếp nhận điều đó mà không cần phàn nàn.”
Đối với trẻ em ngày nay, chúng bị thấm nhuần trong văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc và bị thúc đẩy bởi các quan niệm hiện đại, những lời dạy cổ xưa như vậy bị coi là lạc hậu và mê tín. Thông qua việc học Pháp, tôi hiểu rằng chúng ta cần phải quay trở lại truyền thống để thực sự được cứu. Học Pháp khiến tôi hiểu rằng ngay cả những người bình thường được cứu cũng phải quay trở lại truyền thống để được lưu lại trong tương lai.
Số lần mà Sư phụ đề cập đến “quan niệm và hành vi hiện đại” trong Hồng Ngâm VI, đối với tôi, là con số cao một cách đáng kinh ngạc, và giữa các dòng là sự truyền đạt hy vọng nồng nhiệt cho người thường và tiêu chuẩn cao cho các đệ tử Đại Pháp.
Tôi có thể cảm thấy rằng Sư phụ thực sự lo lắng, lo lắng cho thế giới, và thậm chí còn lo lắng hơn cho các đệ tử của Ngài. Tại thời điểm này, tôi muốn tìm hiểu nhanh hơn, từ bỏ quan niệm hành vi hiện đại của riêng mình và trở về với truyền thống.
Đây là nhận thức tại tầng thứ sở tại của tôi. Vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/15/444672.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/7/202133.html
Đăng ngày 07-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.