[MINH HUỆ 17-01-2022] Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, tại miền nam Trung Quốc, nơi Vân Nam xa xôi, các học viên cũng không tránh khỏi việc trở thành mục tiêu bị nhắm đến của trường bức hại. Một ví dụ là ông Thạch Kiến Vỹ, một giáo viên tiếng Anh tại trường trung học cơ sở số 1 quận Tân Xuyên. Cả ông Thạch và vợ đều bị bắt vào tháng 9 năm 2015 vì đã dám đứng lên đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kẻ đã phát động cuộc đàn áp này từ 23 năm trước.
Lúc ông Thạch bị kết án sáu năm rưỡi tù còn vợ ông thì năm năm tù, thì đứa con gái đang học tiểu học của họ đã bị bỏ mặc một mình vì không có ai chăm sóc. Do bị giam giữ và tra tấn trong thời gian dài, ông Thạch đã qua đời ở tuổi 56 vào ngày 26 tháng 9 năm 2021.
Đây là một trong nhiều trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và ngược đãi về thể chất lẫn tinh thần — vì đức tin của họ. Nạn nhân của các cuộc đàn áp này, không chỉ giới hạn ở các học viên mà còn cả gia đình của họ.
Sau khi mù quáng thực thi theo chính sách đàn áp của ĐCSTQ đối với những người vô tội, một số quan chức ĐCSTQ đã gặp phải những báo ứng thảm khốc, một số người thì đã biết hối cải và họ đã tìm thấy những cơ hội mới cho cuộc đời mình.
Hậu quả của việc ngược đãi người vô tội
Trong 23 năm qua, các học viên đã không màng đến sự nguy hiểm của bản thân để nói cho mọi người biết chân tướng của Pháp Luân Công và cố gắng đưa những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ ra ánh sáng. Nhưng một số quan chức thừa hành đã bỏ ngoài tai và chọn đi con đường áp bức người vô tội, vì những mưu cầu lợi ích chính trị hoặc dụ hoặc về vật chất đem lại.
Một thành viên chủ chốt của Phòng 610
Dương Hưng Nguyên, Giám đốc Phòng Giáo dục của Sở Tư pháp Vân Nam, là thành viên chủ chốt của Phòng 610 tỉnh Vân Nam. Khi tham dự một hội nghị toàn quốc ở Bắc Kinh vào tháng 7 năm 2000, ông ta gặp đại diện từ Phòng 610 và các cán bộ sở tư pháp ở khắp nơi trên đất nước. Nhờ vậy, ông ta đã học hỏi cách mà bộ tư pháp ở tỉnh Liêu Ninh ngược đãi các học viên như thế nào.
Về nhà, Dương nói với Vương Thiên Hỷ, Bí thư Thành ủy Vân Nam kiêm Giám đốc Đội Lãnh đạo Phòng 610 Vân Nam rằng những nơi khác các học viên Pháp Luân Công đã bị đàn áp ra sao, và đề xuất nên tham khảo kinh nghiệm từ các nhóm chuyên làm nhiệm vụ tẩy não từ Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng.
Theo đề nghị của Dương, chính quyền Vân Nam, đã tài trợ chi phí rất lớn để thuê nhóm chuyên tẩy não ở Mã Tam Gia đến đây hai lần, lần đầu vào tháng 9 năm 2000 tại Trại lao động cưỡng bức nữ Vân Nam và lần thứ hai vào tháng 11 năm 2000 tại Trại lao động cưỡng bức số II Vân Nam. Đầu tiên họ sử dụng các kỹ thuật tâm lý để cố chuyển hóa các học viên. Những ai kiên định không chịu từ bỏ đức tin của mình sẽ bị nhục hình tàn khốc khó mà tưởng tượng nổi, điều này đã gây ra cái chết và tàn tật cho rất nhiều học viên. Những kẻ này, sau đó đã ban bố rộng rãi các kỹ thuật tra tấn đến những nơi khác ở Vân Nam và khắp Trung Quốc.
Theo hướng dẫn của Phòng 610 Vân Nam, Dương cũng đã dàn dựng một video có độ dài ba tập để phỉ báng Pháp Luân Công. Được phát hành bởi Đài Truyền hình Vân Nam, đoạn video có nội dung kích động lòng thù hận đối với Pháp Luân Công và khiến cuộc đàn áp ngày càng trở lên tồi tệ hơn. Dương cũng đã làm việc với Tôn Thúy Phương và Lý Thiệu Minh, hai phóng viên của Vân Nam nhật báo, để viết các bài báo phỉ báng Pháp Luân Công. Các bài báo được sử dụng để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ, nói cách khác là “chuyển hóa” họ.
Dương đã được ở trên khen ngợi vì những “thành tích này”. Hắn ta đã được tặng thưởng Huân chương Lao động Quốc gia ngày 1 tháng 5 năm 2001, cũng như nhiều giải thưởng khác. Ngoài ra, Dương được xem là là nhân vật chủ chốt trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở tỉnh Vân Nam.
Cuối năm 2007, Dương đột ngột qua đời khi chỉ mới 55 tuổi, một số người cho rằng cái chết của ông ta có nguyên nhân từ việc hắn đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Tố cáo các học viên cũng mang đến một kết cục không tốt
Đại Đường Khôn ở thành phố Côn Minh trong một lần đi mua gạo ở một cửa hàng. Chủ quán là một học viên Pháp Luân Công, cô ấy đã giới thiệu với Đại về môn tu luyện này. Đại đã tìm cách thu thập thông tin liên lạc của cô cùng với danh sách liên lạc của các học viên khác và báo cho cảnh sát.
Phụng Minh là Bí thư Đảng ủy Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật (PLAC) cũng như cảnh sát trưởng tại Thị trấn Đường Đan. Sau khi nhận được thông tin của Đại, Phụng đã hứa sẽ đưa Đại đến gặp các quan chức cấp cao hơn để nhận tiền thưởng qua việc tố giác. Cả hai thỏa thuận rằng Đại sẽ đợi ở cổng trường tiểu học Vu Hồng. Tuy nhiên, khi Phụng lái xe đến nơi hẹn, xe anh ta đột nhiên mất lái và cán lên người Đại, khiến người này tử vong.
Giám đốc sở cảnh sát bị đâm chết
Hoàng Bảo Kỳ là giám đốc sở cảnh sát Thành Bắc ở quận Kiến Thủy. Vào tháng 3 năm 2006, ông ta phụ trách việc bắt cóc năm học viên Pháp Luân Công. Năm 2007, Hoàng được thăng chức làm đội trưởng Đội điều tra hình sự thuộc Sở cảnh sát Kiến Thủy. Có nhiều lời đồn rằng người này đã sử dụng công quỹ để ăn chơi, trụy lạc và sa vào cờ bạc dẫn tới nợ nần. Vào ngày 12 tháng 10 năm 2008, một người lạ mặt đã đâm Hoàng hơn 10 nhát khiến Hoàng gục tại chỗ. Ông ta chết khi mới 35 tuổi.
Bên cạnh đó, có hai quan chức khác cũng bị đâm trong cùng một vụ việc. Một trong số họ là Châu Trí Quân, Phó bí thư Đảng ủy Kiến Thủy phụ trách Phòng 610. Một người khác là Đồng Kim Lộc, phó cảnh sát trưởng quận Kiến Thủy. Trong số hơn 20 cảnh sát có mặt tại hiện trường, ba người duy nhất bị đâm đều có dính líu đến cuộc bức hại.
Một Bí thư Đảng đã bức hại hơn 200 học viên
Công ty Gang thép Côn Minh là một trong những doanh nghiệp lớn nhất ở tỉnh Vân Nam. Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, hơn 10 học viên trong công ty đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và đòi quyền được tự do tập luyện. Kết quả là cả bí thư Đảng ủy và tổng giám đốc công ty vốn ủng hộ cuộc thỉnh nguyện đều bị ĐCSTQ cho đình chỉ công tác.
Trương Quế Sinh, Phó Giám đốc Ban Tổ chức của công ty, sau đó được thăng chức làm Phó Bí thư Đảng ủy vì đã tham gia tích cực vào cuộc bức hại. Cuối năm 2001, hắn ta tiếp tục được thăng chức, lần này là Bí thư Đảng ủy của công ty vì đã đề ra những phương pháp tra tấn tàn ác đối với các học viên. Từ tháng 7 năm 1999 đến cuối năm 2007, hơn 200 học viên đã bị đối xử tàn tệ vì kiên định với đức tin của họ. Một số bị điều tra, bị lục soát nhà và bị bắt giữ trái phép. Hơn 40 người bị đưa vào trại lao động cưỡng bức, hơn 30 người bị kết án, và ít nhất hai người mất mạng, trong khi hàng chục người bị sa thải, nhiều gia đình tan nát, và nhiều trường hợp không kể xiết bị buộc phải rời nơi ở.
Vào cuối năm 2007, Trương dùng bữa trưa trong nhà ăn điều hành cấp cao của công ty. Khi rời khỏi thang máy, ông ta đột nhiên lên cơn đau bụng cấp tính và bắt đầu nôn ra máu rồi bất tỉnh. Các biện pháp cấp cứu không thành công và ông ta qua đời ở tuổi 52. Khi ĐCSTQ ra lệnh cho khoảng 100 lãnh đạo công ty đến dự đám tang, ít nhất bốn phương tiện trong đoàn xe bị tai nạn. Nhiều người trong công ty nói rằng Trương đã bị trời phạt vì hành động ác ôn của mình.
Cùng một phương tiện, kết quả là khác nhau
Một chiếc xe tải của Sở cảnh sát Lạc Bạch bị tai nạn vào ngày 9 tháng 1 năm 2004. Trong số bốn cảnh sát trên xe, một người chết và hai người bị thương nặng. Cả ba đã tham gia vào vụ bắt giữ ông Phùng Bảo Định, bà Cao Huệ Tiên và ông Kỷ Khai Xuân vào tháng 11 năm 2003. Bốn viên cảnh sát này gồm:
Hứa Xuân Vỹ, vốn là nhân viên sở cảnh sát Lê Minh, là người hăng hái nhất trong việc giam giữ các học viên. Ông ta nhiều lần bỏ ngoài tai lời khuyên của các học viên rằng không nên nhúng tay làm những việc hại người này. Ông ấy là người chết trong vụ tai nạn này. Lý Chính Phát, sĩ quan Trung tâm giam giữ Lạc Bạch, bị gãy nhiều xương sườn, vỡ gan, tổn thương tuyến tụy, dạ dày và ruột non. Giả Vạn Hồng, sĩ quan thuộc Phòng Điều tra Hình sự Sở Cảnh sát Lạc Bạch, đã bị gãy tay và bị thương ở mắt nghiêm trọng.
Riêng người thứ tư là Dương Quân, người chưa từng tham gia vào việc bắt giữ các học viên. Anh chỉ bị thương nhẹ ở chân.
Một viên chức bệnh viện bị trúng độc
Tô Minh là giám đốc an ninh tại Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Trường Cao đẳng Y tế Côn Minh. Ông ta cũng tham dự vào cuộc bức hại. Các học viên cố gắng để giảng chân tướng cho ông về Pháp Luân Công, hy vọng ông ấy có thể nhìn thấu những lời dối trá phỉ báng mà ĐCSTQ đã làm. Nhưng Tô đã phớt lờ họ. Để rồi rất nhiều học viên làm việc tại bệnh viện này đã gặp phải bức hại. Một số bị sa thải và một số bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.
Vào ngày 8 tháng 12 năm 2007, khoảng 20 người, bao gồm cả Tô, đã ăn cây Ô đầu (rễ cây Vilmorin Monkshood) như một chất bổ sung. Mọi người khác đều ổn, nhưng Tô bị ngộ độc và chết vào ngày hôm sau.
Đánh vào tâm lý các học viên
Vương Bảo Bình khoảng 40 tuổi, là giám đốc của Ủy ban thể thao quận Lan Thương. Khi các học viên luyện công trong phòng gym vào đầu năm 1999, Vương đã thu thập thông tin của họ, nói dối rằng họ cần phải làm thế để được cấp giấy phép ra vào cơ sở này. Nhưng sau đó anh ta lợi dụng danh sách đó để bức hại các học viên.
Mùa đông năm 2001, Vương đã vi phạm luật lệ giao thông và đâm vào một chiếc xe tải. Anh ta chết ngay tại chỗ, thi thể gần như không thể nhận dạng được.
Sự dửng dưng của Giám đốc Phòng 610
Long Thanh Phúc là giám đốc của Phòng 610 Quận Thạch Bình. Anh ta và Trương, phó giám đốc Phòng 610, đã đến Hồng Hà vào tháng 6 năm 2003 để lên kế hoạch cho các hành động đối phó với Pháp Luân Công. Trong chuyến đi về quê vào ngày 22 tháng 6, họ gặp tai nạn. Long chết, trong khi Trương bị thương nặng gãy nhiều xương sườn và phải nằm viện hàng tháng trời.
Ngoài việc tham gia vào việc bức hại, cả Long và Trương đều từng lăng mạ Pháp Luân Công và Người sáng lập Đại Pháp. “Chúng tôi mắng Sư phụ của các người đấy, thì sao?”. Họ gây áp lực buộc các học viên quay sang tố cáo Pháp Luân Công và Sư phụ Lý, đồng thời phải ký cam kết từ bỏ môn tu luyện này.
Nhiều người dân trong khu vực thường bàn tán xôn xao về vụ tai nạn. “Với những gì hai gã này đã làm với Pháp Luân Công, không có gì ngạc nhiên khi thấy kết cục chúng thế này,” một người dân ám chỉ.
Gần 10 học viên bị đưa đến trại lao động cưỡng bức
Bành Trung Phát là giám đốc Phòng 610 quận Kiến Thủy, người đã chủ động lên kế hoạch đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Dưới sự chỉ đạo của ông ta, gần 10 học viên đã bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức và nhiều người bị giam trong các trung tâm tẩy não. Các học viên liên tục khuyên ông ta chấm dứt các việc làm xấu, nhưng Bành không chịu nghe.
Năm 2004, Bành được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và được điều trị bằng hóa trị, nhưng ông qua đời ở tuổi 50 ở bệnh viện Kiến Thủy.
Cưỡng ép gần 100 học viên từ bỏ đức tin của họ
Hồ Tốc Hải là Bí thư Đảng ủy của làng Lão Nhai ở huyện Tây Trù. Vào tháng 4 năm 2000, ông ta đã sắp xếp một buổi tẩy não trong văn phòng Đảng ủy thôn. Hồ ép buộc gần 100 học viên phải ra trình diện, sau đó buộc mỗi người trong số họ phải đọc bài chuyển hóa và cam đoan không tập Pháp Luân Công. Nếu không viết, họ sẽ không được thả về.
Vài tháng sau, Hồ và hai cán bộ làng khác, Lưu Ứng Dũng và Mộ Sinh Trụ, bị tai nạn ô tô, cả ba người cùng với tài xế đều chết tại hiện trường.
Chết do giật điện
Dao Chí Mẫn từng là giám đốc Sở cảnh sát quận Tây Trù. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2001, anh ta và các sĩ quan khác đã bắt giữ bốn học viên và khám xét nhà của họ. Ngoài việc nhốt trái phép các học viên tại sở cảnh sát và trung tâm giam giữ, Dao đã bôi nhọ Pháp Luân Công và Sư phụ Đại Pháp trong khi đe dọa các học viên từ bỏ tín ngưỡng của họ.
Khi Dao đi câu cá ở làng Lão Nhai vào năm 2002, cần câu cá của ông ta tình cờ chạm vào đường dây điện cao thế. Ông ta bị điện giật chết. Khi đó Dao chưa đầy 50 tuổi.
Sự cảnh cáo từ một cơn đau đầu
Viên Xuân từng là đội trưởng Đội An ninh Nội địa của Sở Cảnh sát Mãnh Hải. Chỉ riêng trong tháng 3 năm 2006, ông ta phải chịu trách nhiệm về vụ bắt giữ hơn 20 học viên. Khi đó ông ta bắt đầu bị đau đầu dữ dội, các học viên khuyên ông ấy ngừng làm những việc xấu để tránh những hậu quả sau này. Nhưng Viên không nghe và tiếp tục tống các học viên đến nhà tù, ở đó học viên bị đánh đập thậm tệ.
Viên được chẩn đoán mắc khối u não hai tháng sau đó. Mặc dù trải qua hai cuộc phẫu thuật, ông ta vẫn không thoát khỏi tử thần.
Hại người tốt là hại chính mình
Một người là quản lý Phòng An ninh Chính trị tại Sở Cảnh sát Bảo Sơn (không rõ tên) đã rất thích thú trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công từ cuối năm 1999 đến năm 2000. Sau khi bắt giữ một số học viên, anh ta đã tham dự một tiệc mừng công, anh ta ngông cuồng cho rằng sẽ bắt tất cả các học viên ở Bảo Sơn trong thời gian ngắn.
Sau khi trở về nhà, anh ta vô tình đổ nước vào đường dây điện cao thế và thiệt mạng.
Quay lưng với đồng nghiệp
Hồ Mỹ Phương, 47 tuổi, là nhân viên của Tập đoàn xây dựng gang thép. Để được nhận thưởng vài nghìn tệ từ chính quyền, cô ta đã tố cáo người đồng nghiệp của mình, cô Hà Cơ Quỳnh. Điều này dẫn đến việc cô Hà bị bắt và bị lục soát nhà vào ngày 23 tháng 10 năm 2004, sau đó là bị tạm giam và 4 năm tù.
Hai tuần sau, Hồ và chồng cô ta đã bị một chiếc xe tải tông phải, khiến Hồ thiệt mạng.
Các biện pháp khắc phục dẫn đến những điều tốt
Một số người từng tham gia bức hại nay đã học được những bài học giá trị và ngừng làm những việc xấu. Do đó, họ cũng chứng kiến những phép màu kỳ diệu.
Con trai của một nhân viên Phòng 610
A làm việc trong Phòng 610 và chồng cô là một cán bộ quản giáo. Trong một buổi họp mặt ở trường đại học, Bình, bạn của cô đã nói với cô về Pháp Luân Công, những lợi ích của nó và tội ác khi đàn áp môn tu luyện này. A cảnh báo cô ấy: “May mắn khi chúng ta là bạn thân, nếu không cô sẽ bị bắt”.
A có một người con trai đang học tại trường Đại học Phục Đán danh tiếng. Anh đã có lần chấn thương trong một vụ tai nạn ô tô, tài xế đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Tim của anh bị thương nghiêm trọng. Trên thực tế, các bác sĩ đã thông báo rằng anh rất khó qua khỏi.
Trong tuyệt vọng, A nhớ đến Pháp Luân Công và gọi cho Bình nhờ giúp đỡ. Cô nói: “Dù trả bất cứ giá nào, ngay cả khi mình trắng tay, mình vẫn hy vọng con trai mình được sống.”
Bình nói rằng cô và Pháp Luân Công đều không lấy một xu nào, nhưng A phải chấm dứt việc làm hại người vô tội, vì đây thực sự là báo ứng cho gia đình cô. Cô mong A hãy thả các học viên, nhận lỗi với những người đã bị bắt bớ và chịu khổ từ việc làm của cô. A cũng cần niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”.
A bắt đầu tìm kiếm danh sách các học viên mà cô đã đưa đến các trại lao động hoặc nhà tù. Vì hầu hết họ đã được thả nên cô quyết định đến thăm từng người và nhận lỗi. “Những gia đình này đã rất khổ sở vì mình. Họ sẽ nguyền rủa mình hay tìm cách báo thù đây?”. Cô đã nghĩ như vậy. Trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả họ đều rất khoan dung và không ai trách móc gì cô cả. Sau khi tính toán số tiền tịch thu hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp (tổng cộng khoảng 240.000 nhân dân tệ), cô đã bồi thường cho các học viên.
Vào thời điểm A đã trả được khoảng một phần ba số tiền mà cô nợ, con trai cô đã tự hồi phục mà không cần điều trị. Các bác sĩ thực sự sốc, còn gia đình cô ai cũng xúc động. Họ nhận ra được tầm quan trọng của việc niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, họ đã đồng ý thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Cơn đau ngực cấp tính
Một số cảnh sát đã bắt cóc một học viên vì thông tin cho cư dân địa phương về Pháp Luân Công. Trên đường đến nhà ga, một trong số họ đột nhiên bị đau ngực cấp tính (đau thắt ngực). Ngoài khuôn mặt xanh xao và chân tay lạnh toát, anh ta đổ mồ hôi và có dấu hiệu choáng váng.
Người học viên bị bắt và bị còng tay trong xe, đề nghị nhân viên cảnh sát thử niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.” Viên cảnh sát đã do dự cho đến khi một người đồng nghiệp khác nói: “Anh cứ thử xem, không sao đâu.”
Rồi viên cảnh sát bắt đầu nhẩm từng chữ. Sau một lúc, cơn đau ngực dần biến mất như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra. Chứng kiến điều này, các cảnh sát trên xe đã thay đổi suy nghĩ. Trước khi xe chạy đến đồn, họ đã thả người học viên đó và bảo anh ta nhanh chóng về nhà.
Mẹ tôi
Những sự tình thế này xảy ra không chỉ đối với quan chức chính phủ mà còn cả với những người dân thường.
Cha, chị gái và tôi đều tu luyện Pháp Luân Công nhưng mẹ tôi thì không thích. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà thậm chí còn phản đối nhiều hơn. Cha tôi qua đời vào năm 2013 do bị bức hại, còn tôi và chị vẫn bị giam giữ vì đức tin của mình. Mẹ thường chế nhạo chúng tôi và dùng những lời bất kính với Sư phụ và Pháp Luân Công.
Ngoài tính tình nóng nảy, mẹ tôi không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, từ năm 2016, nhịp tim của bà bắt đầu đập rất chậm chỉ 30 – 40 nhịp mỗi phút. Theo khuyến cáo của bác sĩ, bà đã bỏ ra khoảng 200.000 nhân dân tệ để lắp máy tạo nhịp tim. Nhưng ngay sau đó, bà bị nhiễm trùng – viêm mạch và nhiễm trùng huyết. Do tình trạng nguy kịch nên bác sĩ đã phải tháo máy.
Khi chúng tôi ở bên chăm sóc bà, hai chị em tôi đã bày tỏ cho bà rất nhiều chân tướng. Chúng tôi nhắc nhở mẹ rằng gia đình chúng ta đã được hưởng lợi như thế nào từ Pháp Luân Công. Và thật không công bằng khi nói những điều bất kính với Đại Pháp chỉ vì ĐCSTQ cho phép. Mẹ tôi đã thanh tỉnh và thành thật hối cải với Sư phụ Pháp Luân Công. Bà ấy cũng thỉnh thoảng niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”.
Không lâu sau, tình trạng của bà được cải thiện. Nhịp tim của bà đã trở lại bình thường và bà không cần lắp máy móc vào người mình. Bà nói: “Mẹ thực sự tin rằng Pháp Luân Công rất tốt. Và mẹ sẽ không bao giờ tin vào những lời dối trá của ĐCSTQ lần nào nữa.”
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/17/436693.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/12/199876.html
Đăng ngày 10-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.