Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Sơn Đông, Đại Lục

[MINH HUỆ 30-03-2022] Phục tùng quyền uy có nguy hiểm không? Từ phát triển lịch sử và kinh nghiệm của các sự kiện xảy ra trong quá khứ, câu trả lời rõ ràng là phủ định.

Câu hỏi gợi ý từ một thí nghiệm

Nhà khoa học người Mỹ Milgram đã từng thực hiện một thí nghiệm tâm lý. Thí nghiệm gồm ba người, một cố vấn tiến sĩ (người giám sát thí nghiệm hoặc người có uy quyền); “giáo viên” – người tham gia thí nghiệm (thực tế đây mới là người thực sự bị thí nghiệm) và “sinh viên” – người bị thí nghiệm (thực tế là giả, anh ấy là người phối hợp với cố vấn tiến sĩ).

Trong thí nghiệm, “giáo viên” sẽ liệt kê một số từ đã chuẩn bị, và ghép các từ để kiểm tra trí nhớ của “sinh viên”, mỗi lần “sinh viên” trả lời sai, hiệu điện thế sẽ tăng thêm 15 vôn, lúc này “giáo viên” sẽ ấn nút điều khiển điện giật (45 vôn khởi động, 450 vôn trên cùng), “sinh viên” sẽ bị điện giật. Tuy nhiên, “giáo viên” có thể đặt câu hỏi với cố vấn tiến sĩ, ông ấy trả lời “vui lòng tiếp tục”, và “giáo viên” sẽ nhấn nút để tiếp tục thí nghiệm.

Hầu hết mọi người đều đặt câu hỏi, nhiều nhất chỉ là bốn lần, và những người này chiếm hơn 80%, đáng tiếc là không có ai đưa ra câu hỏi quá năm lần, bởi vì thí nghiệm sẽ kết thúc ngay lập tức với năm câu hỏi. Trong bảng câu hỏi khảo sát trước khi thí nghiệm (phù hợp với nội dung thí nghiệm thực tế), hầu hết mọi người đều chọn câu trả lời có tinh thần chính nghĩa trước bảng câu hỏi, và họ sẽ chất vấn mạnh mẽ về việc thực hiện hành vi hoặc thậm chí phủ định uy quyền.

Thí nghiệm đã chứng minh rằng khi người tham gia tuân theo mệnh lệnh uy quyền, lương tâm của anh ta ngừng hoạt động và anh ta sẽ thoái thác trách nhiệm. Thí nghiệm cũng đồng thời chứng minh áp lực của con người là tồn tại phổ biến, nếu áp lực vượt giới hạn, vượt quá khả năng chịu đựng của tâm lý, và khi áp lực vẫn không ngừng chồng chất, người ta có thể làm những điều ngược lại ý định ban đầu, trái với lương tâm đạo đức, phục tùng hoặc chạy theo uy quyền. Kết quả của bảng câu hỏi trước thí nghiệm và khảo sát sau thí nghiệm là khá khác nhau. Lý do phụ thuộc vào áp lực có sinh ra hay không.

Một số trường hợp nguy hiểm do phục tùng uy quyền

Nếu nhiệm vụ phải thi hành là tội ác, vậy thì lương tâm trên bổn phận là câu hỏi chư vị nên nghĩ đến, nếu không chư vị sẽ phải trả giá rất đắt cho sự phục tùng mù quáng của mình. Một khi người phục tùng uy quyền bị mất đi giá trị lợi dụng, khi đó họ sẽ bị người đương quyền bỏ rơi không thương tiếc và trở thành nạn nhân. Chúng ta hãy xem thử vài trường hợp sau đây, có thể sẽ mang lại cho chư vị chút suy nghĩ và gợi ý.

Trường hợp 1: Cách mạng Văn hóa dẫn đến một số lượng lớn các vụ án oan, án giả và án sai, người dân vô cùng phẫn nộ và kêu than. Sau Cách mạng Văn hóa kết thúc, Trung Cộng đã đưa 793 cảnh sát và 17 cán bộ sĩ quan đến một địa điểm ở Vân Nam để bí mật hành quyết nhằm bảo vệ bản thân (chính quyền). Những phần tử tích cực trung thành cống hiến như “phiến quân đỏ” trong Cách mạng Văn hóa đến chết cũng không hiểu vì sao họ có thể trở thành “vật tuẫn táng” được Trung Cộng sử dụng để dập tắt sự phẫn nộ của quần chúng, một “tờ giấy thông báo chết khi thi hành công vụ” được gửi đến gia đình, cái gọi là “sinh mệnh như giấy mỏng” cũng chẳng qua là như vậy thôi. Lúc bấy giờ Cục trưởng Cục Cảnh sát Bắc Kinh là Lưu Truyền Tân biết mình có trọng tội nên đã tự sát.

Trường hợp 2: Người lính Đông Đức là Ingo Heinrich bị truy tố vì bắn chết Chris Gueffroy vào năm 1989 khi người này và bạn của anh ta cố gắng vượt qua Bức tường Berlin. Tuy nhiên, thẩm phán nói với anh ta: Không chấp hành lệnh cấp trên là có tội, nhưng bắn không chuẩn (trúng) thì vô tội, anh có quyền nâng nòng súng lên cao 1cm, và đây cũng là nghĩa vụ lương tâm mà anh nên chủ động đảm nhận. Trên đời này, ngoài pháp luật còn có lương tri, khi pháp luật và lương tri xảy ra xung đột thì lương tri là quy tắc ứng xử cao nhất, bởi vì “tôn trọng sinh mệnh” là nguyên tắc đúng ở mọi lúc mọi nơi. Cuối cùng thì Heinrich nhận tội và ngồi tù.

Trường hợp 3: Bức hại Pháp Luân Công là mất lòng dân, kẻ đầu sỏ Giang Trạch Dân đã cưỡi hổ khó xuống. Năm 2004 bí mật cử người ra nước ngoài đàm phán với Pháp Luân Công, đe dọa rằng chỉ cần không truy cứu trách nhiệm pháp lý bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân sẽ tình nguyện đình chỉ bức hại Pháp Luân Công và khôi phục Pháp Luân Công. Đồng thời đề xuất một điều kiện đáng khinh “có một không hai”, đó là, có bao nhiêu học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, thì Trung Cộng sẽ bắn bấy nhiêu nhân viên Phòng 610, cảnh sát và an ninh quốc gia đã phạm tội. Về vấn đề này, Pháp Luân Công đã nghiêm khắc từ chối và tuyên bố: Dừng mọi cuộc bức hại, trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp, và trừng phạt thủ phạm chính. Giang Trạch Dân muốn tái hiện lại cảnh tượng xấu xa giết cảnh sát để xoa dịu lòng dân như thời Cách mạng Văn hóa, tuy nhiên âm mưu bảo vệ bản thân của Giang đã tan như bọt nước.

Không biết khi chư vị đọc đến đây, chư vị có suy nghĩ gì? Những nhân viên trong ngành Công an, Kiểm sát, Tư pháp chấp hành mệnh lệnh, chư vị vẫn cứ tham dự bức hại nhóm người tu luyện này, kẻ ra lệnh muốn mượn sinh mạng các vị để dẹp yên rắc rối, và Pháp Luân Công đã từ chối yêu cầu vô liêm sỉ này. Không biết chư vị đã sắp xếp vấn đề và các mối quan hệ ở đây chưa, ai đang hành thiện? Ai đang giúp chư vị?

Liệu có biện pháp trước áp lực hay không?

Có.

Hãy quay trở lại thí nghiệm, vậy những người tham gia thí nghiệm phục tùng uy quyền có thực sự là những phần tử yếu kém về mặt đạo đức không? Câu trả lời rõ ràng là không. Khi ánh mắt không nghi ngờ của tiến sĩ và lời nói mạnh mẽ “hãy tiếp tục”, anh ta đã chọn lựa phục tùng trước áp lực, chọn lựa uy quyền trước lương tâm, đây là mức độ thay đổi tâm lý của những người bị áp lực. Tuy nhiên, thí nghiệm không phải là không có các nhân tố tích cực, có một nhóm người đã đặt câu hỏi tại chỗ trong quá trình thí nghiệm, thậm chí một số người trực tiếp từ chối thí nghiệm, chọn phá vỡ quyền hạn, nhóm người này có tinh thần chính nghĩa, chiếm hơn 10%.

Ngạc nhiên không? Không ngạc nhiên. Bộ phận những người này đều là những người kiên định tín ngưỡng tôn giáo, biết giới hạn đạo đức, hành động phù hợp với lương tâm. Chư vị có thể không phải là người có tín ngưỡng, và chư vị có thể không nhất thiết phải trở thành người có tín ngưỡng trong tương lai, nhưng việc có tín ngưỡng hay không sẽ không ảnh hưởng đến việc chư vị trở thành một người tốt. Người ta nói có hai nét phẩy mới tạo thành một chữ nhân (人), mới có thể gọi là người, cần dùng gì để chống đỡ? Chính là lương tâm và đạo đức, như vậy mới là ý nghĩa thực sự của chữ “nhân” (人) khi nó được tạo ra.

Cũng giống như cuộc đàn áp “Pháp Luân Công”, lúc bắt đầu rất nhiều cảnh sát đã không suy xét liệu chư vị có phải là người tốt không, cũng không quan tâm việc chư vị làm có đúng không; cán bộ cộng đồng không hiểu tình hình cũng thuận theo dòng, người xung quanh không lý giải được chư vị, càng không chất vấn đến sinh mệnh của những người nhà của kẻ bức hại, mà điều đầu tiên nghĩ đến chính là chư vị phải gánh một phần áp lực. Tầng tầng lớp lớp, từ trên xuống dưới gắp lửa bỏ tay người, cách làm nham hiểm là để cấp dưới hứng chịu áp lực, cuối cùng, tất cả áp lực chất như núi đều trút hết lên người tu luyện.

Nếu vòng tuần hoàn này cứ tiếp tục, chẳng phải sẽ trở thành nút chết đó sao? Thậm chí, những người tu luyện này còn bị mổ cướp nội tạng sống – một tội ác chưa từng thấy trên hành tinh này.

Không phải. Người tu luyện là người chịu áp lực ở mức thấp nhất, chấp nhận tất cả những điều này với tâm thái bao dung và tâm hồn rộng mở ngay cả khi bị áp lực nặng nề. Bởi vì đệ tử Đại Pháp không có kẻ thù, họ chỉ có nguyện vọng cứu độ đại chúng, ý chí kiên nhẫn bất khuất, tâm đại từ đại bi hóa giải cái ác lớn nhất trên thế gian, đồng thời biến áp lực này thành động lực để giảng chân tướng cho cảnh sát, quần chúng và gia đình họ, là hình mẫu tốt nhất về cách lựa chọn cho những người đối diện trước áp lực. Ở đây không oán không hận, và họ đã kiên trì hơn 20 năm; là hòa bình lý tính, họ cũng đã kiên trì hơn 20 năm, nhưng có bao nhiêu người hiểu được ý vị của việc âm thầm chịu đựng hơn 20 năm là như thế nào?

Kết luận

Thực chất trong tâm mỗi người chúng ta đều có bóng dáng của người “giáo viên” trong thí nghiệm đó, bị người thí nghiệm đặt vào trò chơi, tận lực diễn vai thí nghiệm người khác, nhưng không biết rằng đạo diễn cuối cùng của trò chơi là “lương tri”. Nếu họ thực sự minh bạch rằng bản thân mới là người bị thí nghiệm đó, họ sẽ cho bản thân một cơ hội để lựa chọn, ấy là nói “không” với uy quyền?

Trung Cộng là nguồn gốc chung của mọi áp lực xã hội và là tác nhân chung của các xung đột xã hội. Một mặt, mọi mâu thuẫn xã hội, áp lực và rắc rối đều đến từ sự chuyên quyền, độc tài và tham nhũng của Trung Cộng. Mặt khác, khi mâu thuẫn xã hội tích tụ như núi, Trung Cộng sẽ thi triển bản chất quản lý nhà nước như thủ đoạn bạo lực để trấn áp tất cả những người mà nó cho là đã gây ra “rắc rối” và “áp lực” cho nó. Đây là nút thắt chưa được giải quyết trong vòng tuần hoàn bất tận của xã hội dị dạng này, và chiếc bình áp suất vẫn đang tăng vọt đến điểm cốt lõi, sẵn sàng nổ tung bất cứ lúc nào.

Hãy cùng nhìn lại thành tích ‘đả hổ diệt ruồi’ của Trung Cộng trong năm 2021: Tổng cộng 36 cán bộ cấp tỉnh và cấp bộ, 3.024 cán bộ cấp cục, 25.000 cán bộ cấp quận, 88.000 cán bộ cấp thị xã, 97.000 cán bộ tổng hợp, 414.000 cán bộ cấp doanh nghiệp và nông thôn đã bị trừng phạt trên toàn quốc. Gần 630.000 người đã bị ‘ngã ngựa’ trong một năm, trong số đó có 68 người từng là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Trung Cộng, điều này thực sự gây sốc và đáng xấu hổ.

Chư vị có thể không tin báo ứng, nhưng báo ứng không hẳn là không tìm đến chư vị. Năm 2022 có thể sẽ là một năm chịu nhiều báo ứng to lớn, dù chưa đi hết 1/3 thời gian nhưng thiên tượng đã phát sinh nhiều biến đổi cự đại, ai muốn lọt vào danh sách ‘ngã ngựa’ năm 2022? Thiên thượng có đức hảo sinh, có lẽ có một lối thoát, và con đường là ở đâu? Con đường ở dưới chân chư vị, cũng là ở trong tâm chư vị.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/30/服从权威就没有风险了吗–439767.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/1/200141.html

Đăng ngày 15-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share