Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-12-2021] Do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi đã lớn lên và trở thành cái gọi là “người phụ nữ hiện đại mạnh mẽ”. Tôi mang theo đặc điểm của một nữ cường được Sư phụ nhắc đến trong bài thơ:
“Nữ nhân cương tiêm sính hào cường
Phù táo ngôn khắc bả gia đương”. (Âm dương phản bối, Hồng Ngâm III)
Diễn nghĩa:
“Nữ nhân sắc sảo thích khoe mạnh bạo
Ngôn từ xốc nổi làm chủ gia đình”. (Âm dương đảo ngược, Hồng Ngâm III)
Tính cách mạnh bạo đã mang lại những chướng ngại to lớn cho cuộc đời tôi. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi dần nhận thức ra nó không phải là bản tính chân thực của mình mà được hình thành từ hậu thiên, bắt nguồn từ vị tư vị ngã. Tuy nhiên, sự “vị tư” này đã đi theo tôi trong hàng thập kỷ nên nó rất mạnh mẽ và khó loại bỏ.
Tôi thường nhấn mạnh vào ý kiến của bản thân mình. Mặc dù tôi nhận thức được vị tư là một đặc tính của cựu vũ trụ, nhưng nó tồn tại trong tôi mạnh đến mức gây ra rất nhiều vấn đề trong suốt quá trình tu luyện, và trở thành một phần không thể tách rời, khiến tôi thậm chí đôi khi không nhận ra nó đã chi phối hành động của mình. Quá trình tu khứ nó chứa đầy thống khổ, tôi sẽ cảm thấy tật đố, khó chịu đựng và thậm chí là mất ngủ.
Nhấn mạnh vào ý kiến của bản thân
Trong cuộc sống gia đình, chồng tôi đã phải lắng nghe tôi hơn 30 năm qua. Tôi thường có thể thỏa hiệp với những việc nhỏ nhưng sẽ không nhượng bộ trước những việc đại sự của gia đình.
Có một lần chúng tôi sửa sang lại căn nhà, tôi đã hy vọng chồng mình có thể đảm đương công việc mà không cần tôi can dự vào. Tuy nhiên, với thói quen tiết kiệm của mình, anh ấy muốn dùng những vật liệu tốt mà không phải tốn nhiều tiền, làm sao có chuyện như vậy được? Cuối cùng tôi lại phải tiếp quản công việc từ chồng mình và bắt đầu đưa ra các quyết định. Trong quá trình tu sửa, tôi có thể chấp nhận những đề nghị nhỏ của người nhà, nhưng không nhượng bộ trước những quyết định lớn. Tôi hoàn toàn không coi trọng cảm xúc của người khác và chỉ tập trung vào việc đạt được mục tiêu của bản thân.
Đôi khi tôi ý thức được mình đã đi chệch khỏi trạng thái của một người tu luyện, nhưng căn bản là tôi không thể khống chế được hành vi của bản thân. Tôi cứ lặp lại một vòng luẩn quẩn: từ mắc lỗi, rồi hối hận, sau đó hy vọng bản thân sẽ cải biến vào lần sau. Khi điều này tiếp tục xảy ra, tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để loại bỏ chấp trước của mình.
Than phiền khi mọi thứ không theo đúng ý mình
Nếu tôi buộc phải chấp nhận quyết định của người khác, tâm oán hận của tôi sẽ xuất lai. Khi tôi trở nên bất lý trí, tôi sẽ trút giận bằng cách phàn nàn với người khác.
Ví dụ, khi cháu gái của chúng tôi còn nhỏ, chúng tôi đã mua một căn nhà gần trường tiểu học để thuận tiện cho việc đưa đón cháu đi học sau này. Ba năm trôi qua, cháu gái tôi đã đủ tuổi đi học, nhưng con trai và con dâu tôi lại muốn gửi cháu đến một trường khác nằm cách xa nhà. Chúng tin rằng ngôi trường mà chúng chọn là tốt hơn cho cháu gái. Dù không vui nhưng tôi đành chấp nhận sự sắp đặt này vì việc học hành là đại sự của đời người. Tuy nhiên, tôi lại phàn nàn mỗi lần đưa đón cháu gái vì đi lại khó khăn. Tôi nghĩ rằng thế hệ trẻ thật ích kỷ và không quan tâm đến nhu cầu của cha mẹ chúng.
Suy nghĩ của tôi đều xoay quanh việc ai là người đưa ra quyết định. Nếu tôi là người chọn trường này thì tôi sẽ không phàn nàn như vậy.
Nhấn mạnh vào thể ngộ của bản thân
Là một học viên nhưng đôi khi tôi thích nhấn mạnh vào thể ngộ của mình trong tu luyện khi giao lưu với các học viên khác. Càng nói thì tôi càng cảm giác bản thân mình thật là tốt. Tôi cứ tiếp tục nói như vậy mà không để ý đến suy nghĩ của người khác, thậm chí tôi còn tin rằng thể ngộ của tôi vượt trội hơn so với những người khác.
Theo thời gian, tư tưởng của tôi trở nên bất lý trí và lệch rời khỏi Đại Pháp. Có cảm giác như chủ ý thức của tôi không thanh tỉnh và đại não bị thao túng, thật đáng sợ!
Thái độ độc đoán của tôi chính là phản ánh của văn hóa đảng, tôi sẽ không thể dung nhẫn được nếu bị ai đó chất vấn hoặc phản bác, trong đầu não toàn là diễn giảng của bản thân chứ không có khái niệm giao lưu từ hai phía. Đây là nguyên nhân chính khiến tôi không thể giảng chân tướng tốt cho người khác.
Phơi bày tâm vị tư vị ngã
Cố chấp vào ý kiến của bản thân là biểu hiện điển hình của tâm vị tư vị ngã và coi mình là trung tâm. Việc tôi không thể lắng nghe ý kiến của những người khác hoàn toàn trái ngược với những gì Sư phụ đã giảng: “… tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã”. (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ)
Khi ý kiến của tôi không được người khác chấp nhận, trong tiềm thức tôi hy vọng rằng kế hoạch của họ sẽ không đạt được kết quả tốt để minh chứng rằng ý kiến ban đầu của tôi là cao minh hơn. Mặc dù đáng lẽ tôi nên viên dung với người khác một cách thiện ý và vô điều kiện để mang lại kết quả tốt hơn.
Việc khăng khăng bảo hộ ý kiến bản thân đối với việc tu luyện của học viên mà nói là rất nguy hại. Nếu chúng ta làm tổn hại lợi ích của người khác để thỏa mãn dục vọng của bản thân thì chúng ta sẽ mất đức. Người tu luyện nếu tranh đấu vì những thứ của người thường và dựa trên lý của người thường để tranh luận thì sẽ không thể đề cao bản thân. Chúng ta nhất định không được xem trọng việc được mất ở thế gian này.
Kết bài
Tâm vị tư muốn nhấn mạnh vào ý kiến của bản thân có thể biểu hiện theo những cách khác nhau. Bản chất vị tư của cựu vũ trụ có thể vẫn ẩn trong trường không gian của một người. Người tu luyện chúng ta không sợ phải đối mặt với những xung đột này bởi vì chúng ta có thể nhận ra nguyên nhân và hướng nội để đề cao bản thân. Tuy nhiên, vấn đề vẫn tồn tại khi chúng ta không thể xác định được sự vị tư của mình. Tệ hơn là, chúng ta có thể dựa vào nó, và trở nên miễn cưỡng buông bỏ nó để tận hưởng cái gọi là thú vui của người thường.
Trong mỗi một khảo nghiệm hoặc mâu thuẫn, nếu các học viên có thể buông bỏ việc cố chấp vào ý kiến của bản thân, ý chí kiên định muốn thoát khỏi sự thao túng của nó và chính niệm chính hành, chúng ta sẽ trải nghiệm được sự thanh tịnh của một người tu luyện. Trạng thái này không phải đến từ việc giảm bớt áp lực nào đó trong cuộc sống của con người mà đến từ việc tẩy tịnh trường không gian của chính chúng ta.
Sau khi Sư phụ giúp chúng ta loại bỏ một lớp dày vật chất xấu ra khỏi cơ thể, tôi đã thể ngộ được sâu sắc trạng thái mỹ diệu: “… lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Con xin tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/10/198068.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/8/434487.html
Đăng ngày 30-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.