Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 09-02-2022] Vợ tôi, cũng là đồng tu, ngực trái xuất hiện hiện tượng nghiệp bệnh, gần đây có khuynh hướng nặng thêm. Một hôm vợ tôi nói với tôi rằng cô ấy định đến bệnh viện kiểm tra, thậm chí còn đang cân nhắc đến việc nhập viện phẫu thuật.
Bởi vì trước đây tôi cũng từng trải qua nghiệp bệnh, hơn nữa, tôi cũng khá hiểu vấn đề tồn tại trên thân thể cô ấy cùng với trạng thái hiện tại, tôi ý thức được rằng nếu tôi nói thẳng có lẽ khó đạt hiệu quả, không dễ để cô ấy tiếp thụ, hơn nữa có thể còn phản tác dụng. Lúc đó tôi đang không ở cạnh cô ấy, sau khi suy xét thận trọng, tôi liền gửi tin nhắn chia sẻ cùng cô ấy suy nghĩ của mình, đại ý là: Em chắc vẫn nhớ, anh trước đây lúc có giả tướng nghiệp bệnh không đủ chính niệm, không để lọt tai lời khuyên chính diện từ mẹ, nên đã đi tới 3 bệnh viện khác nhau để kiểm tra, mỗi lần kết quả chẩn đoán của bác sĩ đều nghiêm trọng hơn lần trước đó, gần như đã xác định là bệnh nan y. Cuối cùng anh mới tỉnh ngộ, sau đó từng bước từng bước, thực tu bước qua. Theo anh biết, những người anh quen vì nghiệp bệnh mà đi bệnh viện trị liệu đều ngược lại bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn, còn những đồng tu dựa vào chính niệm không đi bệnh viện đều đã hồi phục sức khỏe. Anh không phải muốn cưỡng ép em không được đi viện, nhưng nếu anh đồng ý cho em đi bệnh viện khám cũng không khác gì đẩy em vào chỗ nguy hiểm, bởi vì những thứ trên thân em không phải bệnh, phương pháp trị liệu của người thường sẽ gây ô nhiễm thân thể, ăn mòn ý chí, cũng không thể giải quyết được vấn đề căn bản, hiện tại nên suy nghĩ thật kỹ xem vấn đề của bản thân rốt cuộc nằm ở đâu.
Vài ngày sau vợ tôi nói cơn đau ngày càng tệ hơn, cô ấy không thể chịu đựng thêm được. Tôi liền tiếp tục gửi tin nhắn lần thứ hai cho cô ấy: “Nếu anh nói rằng mấy năm qua em không bước trên con đường tu luyện, có thể em sẽ cảm thấy oan uổng, có lẽ đã nhiều lần em đi theo hướng ngược lại, mà bản thân lại vẫn cảm thấy đang hướng về phía trước. Nhưng hôm nay biểu hiện đã đến bước này rồi, rốt cuộc có thể tĩnh tâm để thực sự nhìn nhận một chút không? Em cảm thấy dựa vào bệnh viện là có thể đi vòng qua quan này chăng? Vậy chẳng phải giống như đi thi gặp phải đề thi em không biết làm, nhưng lại không suy xét bản thân không đủ thực lực, mà lại đi tìm phương thức khác để đi đường tắt, vậy có phải là thành tích thực sự chăng? Cứ coi như đi bệnh viện có thể may mắn thuyên giảm nhất thời, nhưng sau này chẳng phải sẽ đối mặt với vấn đề càng lớn hơn sao? Vốn không vượt qua được, lại tích lũy ngày càng lớn thì sau này làm sao vượt qua nổi, không qua thì làm sao bây giờ? Người nhà của em đã có người mất đi nhục thân, em còn chưa minh bạch sự nghiêm túc của chuyện này sao. Từ tình huống trước mắt mà xét, đừng đi tìm những điều kiện ở bên ngoài, cần tìm nguyên nhân nào từ bản thân đã tạo ra tình huống này, vả lại cũng không có cách nào khác đâu. Em hãy suy nghĩ kỹ một chút, những năm qua, em đã mấy lần lựa chọn một cách lý trí? Tiêu chuẩn đánh giá người hoặc sự việc của em thường là quan niệm méo mó, văn hóa đảng xấu xí, đối với những người khác tạo thành rất nhiều can nhiễu và tổn hại ở các phương diện. Nhưng em không ý thức được điều đó, vẫn cho rằng mình làm rất tốt. Vì sao không thể đối chiếu với chính lý để phân biệt rõ? Những lời này anh nói với em rất nhiều, em đã suy nghĩ kỹ được mấy lần? Qua được hay không hoàn toàn do bản thân em quyết định, qua được hay không em thực sự phải suy nghĩ cho kỹ.”
Nói xong những điều này, trong tư tưởng tôi câu thông với nhân tố đang tạo ra nghiệp bệnh của vợ: Cô ấy có điều gì thiếu sót, ta sẽ tận lực khuyên cô ấy quy chính, các ngươi đang bức hại người tu luyện, là đang phạm tội, hy vọng các ngươi lựa chọn chính xác, lựa chọn cho mình một tương lai tốt đẹp.
Không lâu sau đó, tôi gặp một tai nạn xe hơi. Kính chắn gió bên ghế hành khách và khoang đựng đồ bị vỡ. May mắn thay, tôi không sao và vẫn có thể đi làm như bình thường. Tôi không ngừng thầm cảm tạ Sư phụ.
Tôi đã kể lại với vợ về trải nghiệm này và chia sẻ suy nghĩ của mình: “Đôi khi những khoảnh khắc sinh tử như vậy khiến chúng ta có cơ hội để suy ngẫm và chỉnh sửa lại bản thân. Đôi khi chỉ cần một khoảnh khắc quyết định liệu chúng ta có thể thực sự buông bỏ mọi thứ và đối đãi mọi thứ theo tiêu chuẩn của Pháp. Anh đã nhắc nhở em một vài lần rằng em và người nhà khi ngồi nói chuyện với nhau thường nói về những thị phi của người khác.”
Tôi tiếp tục: “Em không nhận ra rằng thực sự em đang nói về chính bản thân mình sao? Em có thực sự hướng nội về phương diện này chưa? Em đã quy chính bản thân chưa? Nếu em vẫn đang sống trong cảm thụ của cá nhân, không thể nhìn nhận mọi việc một cách khách quan, thì chính là không thể buông bỏ chấp trước. Quy chính bản thân không thể chỉ nói vài câu sáo rỗng là được, không thể lời nói và hành động không đi cùng nhau. Có thể anh nói như vậy đã nhắc đến một vấn đề quan trọng, tốt nhất em nên tới chỗ mẹ anh. Mẹ anh và anh có thể giúp em, một môi trường tốt cũng là một yếu tố quan trọng.
Lấy khổ làm vui
Thời điểm vợ tôi gặp nghiệp bệnh, tôi đang làm việc cho một công ty của đồng tu. Tôi cảm thấy rằng môi trường sống và làm việc cực kỳ khó khăn so với công việc trước đây của mình – nhưng tôi đã có thể tìm thấy và loại bỏ một số chấp trước. Tuy nhiên, nghiệp bệnh của tôi đột nhiên tái phát. Tôi muốn nghỉ việc nhưng cũng nhận ra rằng không ngẫu nhiên mà mình đến đây và tôi nên coi đây là cơ hội để có thể đột phá. Mặc dù tôi không nghỉ việc, tôi cũng chưa tìm ra được gốc rễ nguyên nhân chấp trước của mình. Cho đến một ngày, tôi tự hỏi: “Mình đã lấy khổ làm vui chưa?” Khoảnh khắc đó, tâm tôi đột nhiên sáng tỏ và những khó khăn biến thành sự ấm áp và lòng biết ơn đối với cơ hội tu luyện!
Nếu chúng ta có thể tự mình quy chính, không gì có thể ngăn cản chúng ta
Một học viên cũng bị nghiệp bệnh cùng thời điểm với vợ tôi, anh ấy không muốn đi bệnh viện nhưng gia đình anh nhất quyết không đồng ý. Cuối cùng anh ấy phải trải qua một cuộc phẫu thuật và nằm liệt giường. Tôi cùng một học viên khác đã tới thăm anh ấy. Người học viên lớn tuổi khích lệ anh: “Anh là một người tu luyện. Anh nên đứng dậy.” Tôi cũng nói với anh ấy: “Anh nên thành tâm hướng nội. Nếu anh thực sự có thể quy chính bản thân, không gì có thể ngăn cản anh.”
Một học viên nữ khác bị đau ở vùng thắt lưng và muốn đi bệnh viện khám. Mẹ của tôi và một đồng tu khác đã đến nhà cô ấy học Pháp và chia sẻ. Tôi nhờ mẹ nhắc nhở người học viên ấy rằng khi tinh thần và thân thể chúng ta gặp thống khổ càng lớn, khả năng tư tâm mà chúng ta phải buông bỏ cũng càng lớn.
Một đồng tu là bạn từ thuở nhỏ của tôi, những năm gần đây vẫn kiên trì học thuộc Pháp, nhưng lại thường bị nghiệp bệnh can nhiễu. Một hôm trong khi chúng tôi nói chuyện, tôi kể về việc mẹ tôi và tôi chuẩn bị trước một số vật tư, đề phòng trường hợp cần sử dụng để giúp mọi người lúc khó khăn. Anh ấy nói với một giọng không tán đồng: “Tôi không tin rằng ai đó có thể thực sự vì người khác mà chuẩn bị như vậy.”
Khi đó tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe thấy điều này, chúng ta khi làm việc thì tận sức suy nghĩ cho người khác trước, cần gắng sức cân nhắc đến các chủng các dạng hình thức cứu người, khi làm việc nghĩ đến người khác là bình thường, sao lại biến thành việc không thể tin. Có phải vì nguyên nhân tôi đã ôm giữ tâm vị tư, không có cải biến về căn bản chăng? Sau khi tiếp tục nói chuyện, tôi phát hiện anh ấy có một chút cản trở về quan niệm. Sau hôm đó, nghiệp bệnh của đồng tu này đột nhiên nghiêm trọng. Tôi liền mời anh đến chỗ tôi học Pháp và chia sẻ. Anh ấy cảm ơn tôi nhưng sau đó đã từ chối.
Đề cao tâm tính và loại bỏ thiếu sót
Khi hình thức nghiệp bệnh đột nhiên xuất hiện, vì sao không thể coi đây là cơ hội tốt để đề cao tâm tính và loại bỏ những thiếu sót trong tu luyện? Đương nhiên chúng ta nên phủ nhận những bức hại đang bị ép lên thân chúng ta. Tuy nhiên, một số học viên chỉ đơn giản là bài xích và phủ nhận một cách mù quáng, thề nguyện sẽ quy chính lại trong Pháp nhưng lại không thực sự hướng nội. Họ chỉ muốn tránh khỏi đau đớn nhưng không thực sự muốn cải biến chấp trước căn bản. Đó khác gì đang tự lừa mình dối người.
Nếu chúng ta không thể lấy khổ làm vui, khi gặp phải khổ nạn chúng ta sẽ cảm thấy rất khổ, loại khổ này nguyên là do chấp trước của chúng ta và những chấp trước bắt nguồn từ vị tư. Thống khổ xuất hiện không phải vô duyên vô cớ, càng không muốn chịu khổ, thì tâm lý lại càng thấy khổ, thống khổ sẽ ăn mòn chính niệm, tâm lý càng gia tăng thêm cảm giác khổ, lại càng không muốn chịu khổ thêm, lại càng tăng trưởng vị tư, khổ cũng theo đó mà mãnh liệt hơn. Vòng luẩn quẩn này giống như đi vào ngõ cụt, tìm không thấy đường ra.
Ngược lại nếu chúng ta coi nhẹ chịu khổ và tập trung vào việc hướng nội để tìm thiếu sót, chúng ta không chỉ đang chính lại bản thân và đề cao cảnh giới, chịu thống khổ có thể đắc được chuyển hóa tương ứng, khổ nạn cũng sẽ tự nhiên tiêu trừ, hết thảy thật sự đều sẽ biến thành hảo sự. Mọi việc đều là như vậy, vô tư thì mới vô khổ, càng cảm thấy khổ thì minh chứng rằng vị tư càng lớn.
Sư phụ giảng:
“Nếu chư vị làm việc không thể dùng Đại Pháp để đo lường bản thân, chư vị nếu làm việc không thể dùng chính niệm suy xét vấn đề, gặp vấn đề không đứng trong Pháp, thì chư vị chính là một người thường” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp các nơi XI)
Khi đồng tu xuất hiện nghiệp bệnh, những người xung quanh đóng vai trò rất trọng yếu. Một số người dùng chính tín, Pháp lý khuyên bảo đồng tu, bang trợ đồng tu tăng cường chính niệm, nhảy ra khỏi quan nạn, có người thì dùng những quan niệm méo mó, ngộ sai Pháp lý, khiến đồng tu lệch khỏi Pháp và bị hãm sâu trong khổ nạn.
Sư phụ đã cảnh tỉnh chúng ta:
“Tôi bảo chư vị, dù là tâm gì, miễn là hạng mục của đệ tử Đại Pháp hoặc là việc đệ tử Đại Pháp nên làm, chư vị khởi tác dụng phá hoại, chư vị chính là khởi tác dụng của ma. Dù chư vị cảm thấy ‘tôi là đệ tử Đại Pháp, tôi cũng đã làm rất nhiều việc’, nhưng những cựu thế lực kia đang ghi sổ từng món cho chư vị.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp các nơi XI)
“Chúng bức hại chư vị, Sư phụ không có cách nào, bởi vì chúng nắm chắc đằng chuôi: Ông xem xem sinh mệnh như vậy, đây là đệ tử của Ông sao? Kém như vậy, không nên chỉnh lý họ sao? Ông không chỉnh lý họ nhưng họ ảnh hưởng đến chúng tôi, ảnh hưởng đến người khác, còn không nhanh chóng chỉnh lý họ! Tôi thì nghĩ: Đệ tử Đại Pháp con đường bày trước mặt chư vị chỉ có thực tu, không có đường khác.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp các nơi XI)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/9/私愈壮-苦愈强-437298.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/24/199649.html
Đăng ngày 29-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.