Bài viết của Vũ Tư

[MINH HUỆ 12-01-2022] Sự sống bắt đầu như thế nào? Đây là câu hỏi mà ngay từ buổi ban sơ nhân loại đã bàn tới. Một số người tin vào Thuyết Sáng thế, vạn sự vạn vật là do Thần tạo ra, như được giải thích trong các truyền thuyết cổ xưa qua các nền văn hóa. Một số bác bỏ Thuyết Sáng thế, viện dẫn các lý thuyết khoa học như Thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang).

Tuy nhiên, khi xem xét sâu hơn về chủ đề này, người ta có thể thấy rằng Thuyết Sáng thế và Thuyết Vụ nổ lớn có nhiều điểm tương đồng.

Nguồn gốc của vũ trụ

Trước những năm 1900, hầu hết các nhà khoa học tin rằng vũ trụ vĩnh viễn tồn tại, và không có sự khởi đầu. Sau đó, thuyết Vụ nổ lớn được sinh ra để giải thích cho những khám phá khoa học gần đây hơn. Năm 1989, NASA đã phóng vệ tinh Thăm dò Phông Vũ trụ (Cosmic Background Explorer – COBE), xác nhận hình ảnh nền vi sóng vũ trụ (CMB), bức xạ điện từ lâu đời nhất trong vũ trụ, cũng như sự dao động vi quan của nó. [1]

Vì những đóng góp trong lĩnh vực này, ông George Smoot từ MIT (Viện Công nghệ Massachusetts), người phụ trách thí nghiệm COBE, đã giành được giải Nobel Vật lý vào năm 2006. Trong Nếp gấp thời gian (Wrinkles in Time), một cuốn sách về khám phá vũ trụ, ông viết: “Chắc chắn có sự tương đồng giữa sự kiện vụ nổ lớn và quan niệm của Cơ đốc giáo về sự sáng tạo từ hư không”. [2]

Trích dẫn một câu nói của Giáo hoàng Pius XII vào năm 1951, ông viết thêm: “Các nhà khoa học đang bắt đầu tìm thấy bàn tay của Chúa trong việc tạo ra vũ trụ.”

Nếu không được điều chỉnh tinh vi, “Vụ nổ lớn” không thể tạo ra sự sống

Ở một mức độ nào đó, có thể hiểu rằng Vụ nổ lớn là một thuyết được sinh ra để bác bỏ Thuyết Sáng thế, vốn là truyền thuyết từ Chúa trong văn hóa phương Tây đến Bàn Cổ (vị Thần tạo ra thế giới) và Nữ Oa (vị Thần tạo ra loài người) trong văn hóa Trung Quốc.

Nhưng để thuyết Vụ nổ lớn đúng và tạo ra sự sống, mọi thứ phải được sắp đặt một cách hết sức hoàn hảo. Cụ thể hơn là, mô hình cho rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta phải bắt đầu từ một vật chất cô đặc có kích thước khoảng 1,6×10-35 mét, ở nhiệt độ khoảng 1032 độ, trong khoảng thời gian 10-43 giây. Nó khẳng định rằng bốn lực cơ bản, bao gồm lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu và lực hấp dẫn, thống nhất làm một.

Điều này khác xa với hầu hết nguyên lý của vật lý hiện đại đến mức người ta phải chấp nhận nó như một đức tin tôn giáo. Trên thực tế, quá trình này phải được thiết kế một cách tinh vi và chính xác đến mức “nếu tốc độ giãn nở một giây sau vụ nổ lớn nhỏ hơn dù chỉ một phần trăm nghìn triệu triệu, thì vũ trụ sẽ sụp đổ trước khi nó đạt tới kích thước hiện tại,” Stephen Hawking viết trong Minh họa Lược sử Thời gian (The Illustrated Brief History of Time). [3] Mặt khác, nếu tốc độ giãn nở lớn hơn một chút, các thiên hà, ngôi sao và hành tinh sẽ không hình thành, chứ đừng nói đến con người.

Để tạo ra sự sống, điều kiện của hệ mặt trời và các hành tinh phải hoàn hảo. Ví dụ, không có oxy, con người không thể thở. Các nguyên tố khác như hydro, nitơ, natri, cacbon, canxi và phốt pho cũng rất quan trọng đối với sự sống, Hugh Ross giải thích trong Đấng Sáng thế và Vũ trụ (The Creator and the Cosmos). [4] Ngoài ra, kích thước, khoảng cách tương đối và thành phần hóa học của Trái đất, mặt trời và mặt trăng cũng cần phải hoàn hảo. Thêm vào đó, các thông số khác cũng cần ở trong tình trạng tối ưu; nếu không, sự sống không thể tồn tại.

Hawking viết trong Lược sử thời gian (A Brief History of Time) [5]: “Các định lý khoa học, như chúng ta biết hiện nay, chứa đựng nhiều thông số cơ bản, như điện tích của electron và tỷ lệ khối lượng của proton và electron. Thực tế đáng chú ý là giá trị của những con số này dường như đã được điều chỉnh rất tinh vi để có thể tạo ra sự phát triển của sự sống.”

Ông cho biết thêm: “Ví dụ, nếu điện tích của electron chỉ khác nhau một chút, các ngôi sao sẽ không thể đốt cháy hydro và heli, hoặc nếu không, chúng sẽ không phát nổ.“

Theo nhà thiên văn học Ross, với rất nhiều điều không chắc chắn, cơ hội ngẫu nhiên tạo ra một hành tinh có thể sống được là cực kỳ thấp. Trên thực tế, cơ hội là khoảng 1 trên 10144 (nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ). [6]

Ngay cả Albert Einstein cũng đồng ý với luận điểm này. Ông gọi thiên tài đằng sau vũ trụ có “một trí thông minh vượt trội đến mức mọi hành động và suy nghĩ có hệ thống của con người đều trở nên tầm thường khi so sánh.” [7]

Sự phức tạp phi tự nhiên của DNA

Là một đại phân tử sinh học, DNA mang thông tin di truyền chỉ đạo sự phát triển sinh học và duy trì các chức năng sống.

Trong khi máy tính lưu trữ thông tin trong một hệ thống nhị phân chỉ với các chữ số 0 và 1, thì phân tử DNA có bốn cặp bazơ (A, T, G và C), dẫn đến mật độ lưu trữ cực kỳ cao. Trên thực tế, nếu DNA có kích thước bằng một viên kẹo thì có thể lưu trữ tất cả các bộ phim trên toàn thế giới. Bill Gates viết trong Con đường phía trước (The Road Ahead): “DNA giống như một chương trình máy tính nhưng tiên tiến hơn rất nhiều so với bất kỳ phần mềm nào từng được tạo ra.” [8]

Ngay cả những nhà tiến hóa trung thành nhất cũng tin rằng sự phức tạp của DNA là không thể giải thích được. “Một người trung thực nắm được hết thảy kiến thức mà chúng ta hiện có, chỉ có thể nói theo một phương diện nào đó rằng nguồn gốc của sự sống là một điều thần kỳ, phải đáp ứng được rất nhiều điều kiện, sự sống mới có thể phát triển được.” Francis Crick, người đã khám phá ra cấu trúc của DNA và từng đoạt giải Nobel, viết trong Bản thân sự sống (Life Itself). [9]

Antony Flew, triết gia người Anh và là người ủng hộ chủ nghĩa vô thần nổi tiếng, đã từng công khai chỉ trích tôn giáo và ý tưởng về cuộc sống sau khi chết. Nhưng sau khi chứng kiến vô số bằng chứng khoa học, ông đã thay đổi lập trường của mình và tin vào sự tồn tại của một Đấng Sáng Thế toàn năng của vũ trụ.

“Bây giờ tôi tin là có Chúa … Tôi nghĩ rằng [bằng chứng] gần như hoàn toàn chỉ ra có một Trí thông minh sáng tạo nhờ vào các nghiên cứu DNA,” ông nói. “Tôi nghĩ, điều vật liệu di truyền DNA đã làm được là nó đã cho thấy, qua sự phức tạp gần như không thể tin được của những sắp xếp cần thiết để tạo ra sự sống, rằng trí thông minh hẳn đã tham gia vào việc làm cho các yếu tố vô cùng đa dạng này phối hợp hoạt động cùng nhau.”

Lời kết

Bài viết này đã xem xét những phát hiện mang tính cách mạng trong lĩnh vực thiên văn học và sinh học phân tử. Có lẽ, những khám phá khoa học này vẫn chưa chứng minh được sự tồn tại của Thần, nhưng trí tuệ bao hàm trong đó quả thực vượt xa khả năng của các thế lực tự nhiên, và gọi chúng là “Thần tích” cũng không ngoa.

Còn nhiều điều kỳ diệu nữa mà khoa học chưa thể giải thích được. Chẳng hạn, nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, đã trở nên vô bệnh mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Trong đại dịch hiện nay, nhờ nhẩm chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh khi bị nhiễm Covid-19.

Cuộc sống bắt nguồn từ đâu, và chúng ta đang đi về đâu? Vốn là câu hỏi mà nhân loại đã trăn trở suốt hàng nghìn năm. Nhưng ngày nay, câu trả lời có thể đang ở gần bên chúng ta.

Tài liệu tham khảo:

[1] George Smoot and Keay Davidson, Wrinkles in Time (New York: Avon, 1993), 241.

[2] George Smoot and Keay Davidson, Wrinkles in Time (New York: Avon, 1993), 17.

[3] Stephen Hawking, The Illustrated A Brief History of Time (New York: Bantam, 1996), 156.

[4] Hugh Ross, The Creator and the Cosmos (3rd ed.) (Colorado Springs, CO: NavPress, 2001), 224.

[5] Stephen Hawking, A Brief History of Time (New York: Bantam, 1990), 125.

[6] Hugh Ross, The Creator and the Cosmos (Colorado Springs, CO: NavPress, 2001), 198.

[7] Albert Einstein, Ideas and Opinions – The World As I See It (New York: Bonanza, 1931), 40.

[8] Bill Gates, The Road Ahead (New York: Viking, 1995), 188.

[9] Francis Crick, Life Itself (New York: Simon & Schuster, 1981), 88.

[10] Trích dẫn trong “My Pilgrimage from Atheism to Theism” của Gary Habermas: Phỏng vấn với Antony Flew, Philosophia Christi, (Mùa đông, 2005)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/12/科学能证明有神吗–436716.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/18/199580.html

Đăng ngày 23-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share