Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-02-2022] Tôi năm nay 72 tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 24 năm. Trong quá trình tu luyện, mỗi lần gặp quan nạn, nhờ Sư phụ từ bi bảo hộ, mà tôi đều đã vượt qua, mỗi bước đều khiến Sư phụ phải vất vả nhọc công, đệ tử vô cùng cảm kích. Nhân cơ hội này, đệ tử xin được nói lời cảm tạ tới Sư phụ!

Trước hết, nói về chỉnh thể của chúng tôi. Một số đồng tu làm không tốt mà bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, khiến đồng tu am hiểu kỹ thuật phải lang bạt khắp nơi, điểm học Pháp, điểm tư liệu bị cựu thế lực phá hoại, có đồng tu không dám bước ra nữa.

Thế nhưng, việc cứu người không thể dừng. Trong tình cảnh đó, tôi lại thành ra bận rộn giúp các đồng tu thiết lập hệ thống máy tính, làm tài liệu, và theo dõi số người đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Tôi đã làm hầu hết những công việc đó một mình. Ngoài ra, tôi phải dành thời gian ra ngoài giảng chân tướng và chuyển tài liệu đến tận tay từng đồng tu trong khu vực.

Vì quá bận nên tôi ít thời gian để học Pháp và luyện công, bởi vậy các việc cần làm không làm đạt được trạng thái thù thắng của “sự bán công bội”, cảm thấy tu thật khổ thật mệt.

Tháng 1 năm 2020, một hôm, tôi bị bước hụt, ngã ở cầu thang và bị thương ở lưng, đau đến nỗi đêm ngủ không yên, ngủ dậy, ra khỏi giường cũng khó. Mỗi ngày, tôi phải nén đau để học Pháp, luyện công, phát chính niệm, còn phải làm các việc hạng mục. Tôi tự nhủ: “Tại sao tôi không thể giống như các đồng tu tu luyện tốt?”

Tôi tĩnh tâm lại, tìm thiếu sót, xem có sơ hở nào mà bị cựu thế lực dùi vào. Cuối cùng, tôi tìm ra được cả đống chấp trước, nào tâm tật đố, oán hận, tranh đấu, hoan hỷ. Sai lầm lớn nhất là tôi đã không phủ nhận cựu thế lực ngay lúc vừa ngã. Thay vì đứng dậy, tôi lại nằm đó, nói: “Tôi không sao, Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo, Sư phụ cứu con!” Tôi cũng biết mình nhất định sẽ không sao, nhưng mục đích thật sự là để vợ và con trai thấy tôi niệm chân ngôn thì ngã cũng không bị sao.

Tìm ra chấp trước

Tôi nhận ra, đó là dùng biện pháp người thường để chứng thực Pháp, mà không nghĩ làm như vậy là không phù hợp với Pháp. Nhưng tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc. Sư phụ giảng:

“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi biết mình phải tăng cường học Pháp. Vì quá đau nên ngồi đọc sách học Pháp rất mệt, tôi không sao kiên trì được. Có lúc, tôi xem video “Giảng Pháp cho học viên ở Úc Châu” của Sư phụ. Đoạn Sư phụ giảng về phối hợp chỉnh thể đã động đến chỗ sâu kín trong tâm linh tôi, khiến tôi xúc động, muốn buông bỏ tự ngã và những tâm chấp trước cứng đầu, vốn là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất ảnh hưởng đến phối hợp chỉnh thể. Không phối hợp tốt với đồng tu chính là không đồng hóa với Đại Pháp. Đây là một phương diện hữu lậu trong tu luyện.

Làm sao có thể buông bỏ tự ngã trong quá trình phối hợp với đồng tu. Đây là vấn đề then chốt. Tôi ngộ ra rằng, không buông bỏ được tự ngã kỳ thực chính là vị tư vị ngã. Sư phụ yêu cầu chúng ta làm gì cũng phải nghĩ cho người khác trước, phải làm được vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã. Đối chiếu với tu luyện của mình, tôi đã cách xa yêu cầu của Đại Pháp rồi. Tôi bèn hạ quyết tâm từ nay phải thực tu, chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà tu tốt bản thân.

Cách đây không lâu, đồng tu mang mấy chục bản sách Đại Pháp chưa có bìa đến, nhờ tôi làm bìa và nói sẽ quay lại lấy. Nhưng sau đó, họ lại nhờ tôi đem sách đi giao.

Tôi đang đau thế này, còn phải lái xe máy đi đưa sách, lại sợ lộ ra thân phận là đệ tử Đại Pháp, cảm thấy đi đưa như vậy không an toàn, định tìm cách khác, nghĩ tới nghĩ lui, không biết thế nào cho phải.

Sau đó, tôi cảm thấy không đúng, bỗng nhận ra, tại sao mình không thể nghĩ cho người khác chứ? Đồng tu hẳn phải có lý do gì đó. Vừa nghĩ đến đó, tôi cảm thấy cần phải phối hợp vô điều kiện với đồng tu, cảm thấy đằng sau quan niệm cho rằng làm vậy rất khó, không an toàn chính là chấp trước vào tự ngã, là tâm sợ hãi, là mượn cớ để không phối hợp, chẳng phải là nhân tâm ư? Thế thì phải tu bỏ nó.

Chúng ta cần phải buông bỏ quan niệm của con người mà dùng lý trí, trí huệ làm việc, phối hợp chỉnh thể, mới là người tu luyện chứng thực Đại Pháp, mới là đề cao trong tu luyện. Nghĩ đến đây, trong tâm tôi thấy cực kỳ nhẹ nhõm, cảm thấy như phá bỏ được một lớp vỏ, làm các việc cũng thuận lợi, thể hiện được uy lực của Đại Pháp. Tôi thể ngộ được sự mỹ diệu khi tu bỏ tâm chấp trước, đề cao tâm tính.

Còn có một việc mà với tôi dường như không thể làm được, nhưng có Pháp chỉ đạo, với tâm thái vì người khác, không sợ khổ, không sợ phiền, tôi cũng đã làm được. Như lần một đồng tu mang tới nhờ tôi giúp cài đặt hệ điều hành máy tính bằng ổ USB flash. Tôi chưa bao giờ làm như thế này trước đây, nhưng không ngờ, tôi lại làm được. Một lần khác cũng gặp chuyện tương tự, khi buông bỏ tự ngã, chuyển biến quan niệm mà làm đều đạt được “sự bán công bội”.

Rốt cuộc cũng đột phá

Trong khổ nạn, tôi kiên trì học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Sư phụ từ bi trân quý đệ tử, vì đệ tử mà phó xuất bao tâm huyết, đã thanh lý rất nhiều vật chất màu đen cho tôi. Có lần, trong lúc đả tọa, tôi thấy Sư phụ thanh lý cột sống lưng cho tôi, trông vô cùng hoàn mỹ. Một lần khác, tôi còn thấy Sư phụ thanh lý đám hắc thủ cho tôi.

Sau đó, Sư phụ còn điểm hóa cho tôi cần phải tăng cường luyện công. Bởi vậy, ngoài luyện công sáng sớm, hễ có thời gian, buổi tối, tôi lại luyện tĩnh công thêm một tiếng nữa, nhưng luyện chưa hết một tiếng mà chân đã đau đến chảy nước mắt, đau phát khóc, gần như lần nào cũng đau kinh khủng, mà mãi vẫn không đỡ đau.

Tôi nghĩ đến Pháp của Sư phụ:

“Các tầng khác nhau có các Pháp tại các tầng khác nhau. Pháp tại các tầng khác nhau có tác dụng chỉ đạo khác nhau; vậy nên chư vị mà lấy [Pháp] lý của tầng thấp [thì] không thể chỉ đạo tu luyện lên cao tầng.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ: “Làm sao có thể dùng Pháp cao tầng để yêu cầu đây? Tăng số lần luyện công không tính là gia cường luyện công, mà là phải đột phá quan khó này, đột phá tầng thứ. Kỳ thực, luyện tĩnh công một giờ đồng hồ, đối với tôi mà nói, căn bản là không có tác dụng, cũng không đột phá được trạng thái đau chân. Muốn đột phá tầng thứ, tất phải dùng chiêu chuẩn cao hơn mà yêu cầu bản thân. Vậy được, ngộ ra rồi thì phải làm, tôi bèn gia tăng thời gian luyện tĩnh công.

Cứ như vậy vượt qua một giờ đả tọa, chân dần dần cũng nhẹ đi, còn xuất hiện hiện tượng được giảng trong sách: thân thể có lúc ngả về phía trước, có lúc ngả về phía sau, lâu lắm rồi tôi không có được cảm giác này. Đây là sự mỹ diệu khi đồng hóa với Pháp. Dần dần, lưng cũng thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, tôi cũng thể ngộ được Pháp lý: Pháp đối với người tu luyện ở tầng thứ khác nhau có yêu cầu khác nhau. Chỉ cần chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà tu luyện thì thân thể sẽ phát sinh biến hóa rất lớn.

Kỳ thực, mỗi bước trên con đường tu luyện, chúng ta đều có Sư phụ từ bi chăm sóc. Không có sự bảo hộ của Sư phụ, chúng ta hoàn toàn không thể tu thành. Bởi vậy, tôi phải trân quý cơ duyên ngàn vạn năm không gặp này, không được giải đãi, phải học Pháp tốt, tu bản thân thật tốt, càng phải nỗ lực làm ba việc, không phụ Sư ân, không phụ kỳ vọng của chúng sinh.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/25/439361.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/6/199807.html

Đăng ngày 26-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share