Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 06-01-2022] Vào khoảng tháng 6 năm 2021, trạng thái tu luyện của tôi bị đình trệ, tôi cảm giác như liên tục giậm chân tại chỗ. Tôi phải làm sao đây?

Từ lâu tôi đã muốn học thuộc Pháp, nhưng đối với việc học thuộc Pháp tôi vẫn luôn chỉ là coi trọng mà chẳng tiến vào, nguyên nhân là cách dùng từ của tiếng Nhật. Ví dụ, trong tiếng Nhật, ý nghĩa của từ “giống thế này” và “giống thế kia” không có gì khác biệt, nhưng khi học thuộc cần phải ghi nhớ sự khác biệt này ở mỗi trang. Đó là điều vô cùng khó, vì vậy tôi không dám học thuộc Pháp.

Tôi cảm thấy việc cần phải ghi nhớ những sự khác biệt của các từ này trong từng trang sách “Chuyển Pháp Luân” khiến người ta bị gò bó. Tôi muốn qua phương thức thông đọc để có thể nhớ Pháp một cách tự nhiên.

Sau đó, vào một ngày mùa hè năm 2021, tôi đọc một bài chia sẻ thể hội tu luyện trên trang Minh Huệ. Đồng tu viết bài chia sẻ này nói rằng mỗi ngày đều đọc thuộc ‘Luận ngữ’, tôi nhớ chính xác là mỗi ngày đồng tu đọc thuộc 10 lần.

Tôi nghĩ hoá ra là vậy, thế thì mình cũng có thể đọc thuộc ‘Luận ngữ’, chứ không phải cả cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Vì vậy tôi quyết định cũng đọc thuộc ‘Luận ngữ’ nhiều lần. Kết quả, mỗi ngày tôi không đọc thuộc 10 lần, chỉ đọc thuộc ba lần vào buổi sáng, nhưng mỗi ngày tôi đều kiên trì đọc thuộc ‘Luận ngữ’.

Tôi cứ tiếp tục như vậy cho tới một ngày, khoảng tháng 8, trên Minh Huệ có đăng một bài chia sẻ thể hội tu luyện khác. Đồng tu viết bài chia sẻ về cách học thuộc “Chuyển Pháp Luân” lần lượt theo đoạn. Mỗi lần học thuộc hai tới ba hàng, rồi nối lại đọc thuộc một đoạn. Khi đọc tới đây, cuối cùng tôi cũng thay đổi niệm đầu của bản thân, tôi cũng muốn học thuộc. Vậy là tôi bắt đầu học thuộc bài giảng thứ nhất. Trước đó, mỗi ngày tôi đều đọc một bài giảng trong “Chuyển Pháp Luân” nên tôi cũng đã đọc đi đọc lại cuốn sách không ít lần.

Nhưng khi bắt đầu học thuộc “Chuyển Pháp Luân”, tôi mới có lĩnh hội một số phần của cuốn sách. Hóa ra là vậy. Vậy có nghĩa là tôi từng cho rằng mình đã đọc cuốn sách, nhưng thực ra tôi chưa thực sự đọc.

Hiện tại, mỗi ngày tôi vẫn đọc một bài giảng, tốc độ học thuộc Pháp không nhanh, bởi vì tôi cảm thấy nếu tôi quyết định mỗi ngày học thuộc một đoạn thì có thể khó nên tôi không làm thế. Có những đoạn Pháp dài tôi cần một tuần hoặc thời gian lâu hơn mới có thể học thuộc hết được.

Mỗi buổi sáng, khi tỉnh dậy, tôi cố gắng đọc thuộc đoạn Pháp mà sáng hôm trước tôi đã học thuộc. Nếu như tôi có thể nhớ được, thì sẽ bắt đầu học thuộc đoạn tiếp theo.

Qua việc học thuộc Pháp, tôi phát hiện ra rằng đoạn Pháp dài không nhất định khó nhớ, trong khi có một số từ lại vô cùng khó nhớ, ví dụ như ‘tầng khác nhau“ lại đọc thuộc thành “từng tầng”.

Tôi vừa mới bắt đầu học thuộc Pháp nhưng tôi rất vui vì mình cũng đã bắt đầu rồi.

Tôi nghĩ người Nhật, trong đó có cả tôi, đều có tư tưởng theo chủ nghĩa hoàn hảo, khi nói tới học thuộc Pháp, liền tưởng tượng ra việc học thuộc hoàn chỉnh từng từ, từng câu, nên cảm giác không làm được mà chần chừ.

Chủ nghĩa hoàn hảo của người Nhật khá đặc biệt trên thế giới. Ví dụ, mỗi ngày tôi đi làm bằng tàu điện, nếu xe điện tới trễ vài phút so với bảng giờ, trong tàu điện sẽ nghe được thông báo ‘Chúng tôi xin lỗi vì sự chậm trễ’. Cách làm này chẳng phải chỉ có ở Nhật thôi sao?

Mỗi lần nghe thông báo thế này, tôi cảm thấy rất phiền vì không cần thiết lần nào cũng phải xin lỗi. Mỗi công ty hoặc cơ quan chính phủ phạm sai lầm, truyền thông sẽ đi đầu tiến hành tấn công thẳng. Tôi cho rằng Nhật là một xã hội không thể chấp nhận sự không hoàn hảo, điều này khiến những người không hoàn hảo trở nên nhụt chí.

Tôi nghĩ mình luôn né tránh việc học thuộc Pháp chính là bởi biểu hiện của chủ nghĩa hoàn hảo này. Đây không nhất định là việc không tốt, nhưng không ai có thể ngay từ đầu đã làm được rất hoàn hảo, vì vậy, tôi cho rằng điều quan trọng là đầu tiên nên thử.

Nếu bạn cảm thấy việc cố gắng học thuộc toàn bộ cuốn sách là quá khó, bạn có thể thử đọc thuộc lòng phần ‘Luận ngữ’ nhiều lần. Với tôi, nhờ ban đầu học thuộc ‘Luận ngữ’ nên sau này học thuộc Pháp cũng ít trở ngại hơn.

Tôi sẽ nỗ lực đề cao một chút về tốc độ học thuộc Pháp. Tôi thấy mình có thể dung nhập Pháp vào trong cuộc sống hàng ngày. Ví như tôi có thể nhẩm thuộc Pháp khi đi bộ, nên nếu bạn muốn học thuộc, tại sao không thử?

Cuối cùng, tôi muốn bổ sung rằng điểm thiếu sót của chủ nghĩa hoàn hảo là khi bản thân không làm thành công hoặc làm sai việc nào đó, thì có cảm giác tội lỗi, cảm thấy bản thân kém cỏi mà tự ti. Cái cảm giác tội lỗi và tự ti đó là không cần thiết, bởi vì nó không phải là trạng thái phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/6/86-436503.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/9/199120.html

Đăng ngày 09-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share