Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 22-06-2021] (tiếp theo Phần 4)

Vài năm trước, có lần tôi ra ngoài thị trấn để hướng dẫn cách bảo trì máy tính, máy in và các thiết bị khác. Sau vài ngày chia sẻ và hướng dẫn, các học viên địa phương đã tiến bộ rất nhanh. Khi tôi rời đi, một học viên khoảng 70 tuổi chào tạm biệt tôi một cách xúc động: “Trong mấy ngày qua, tôi hiểu rằng anh không chỉ đến để truyền dạy kiến thức cho chúng tôi mà còn động viên các học viên trong khu vực chúng tôi đề cao như một chỉnh thể. Cảm ơn anh rất nhiều!“

Tôi nói: “Đúng như vậy ạ, nếu chúng ta không phá bỏ những chướng ngại trong quan niệm và đề cao tâm tính thì rất khó học được những kiến thức để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Rốt cuộc đây cũng là tu luyện!”

Giai đoạn 3: Giỏi kỹ thuật và kỹ năng

Luôn khiêm tốn khi nhận được lời khen ngợi

Một ngày nọ, một học viên nói với tôi rằng anh ấy gặp khó khăn trong việc đề cao trong tu luyện. Tôi hỏi anh ấy tại sao. Anh ấy nói rằng trong quá trình sửa chữa máy móc, các học viên khác khen ngợi anh ấy. Anh ấy không có bất kỳ mâu thuẫn nào với người khác, vì vậy anh ấy rất khó đề cao.

Tôi nói với anh ấy rằng Sư phụ đã từng dạy chúng ta rằng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi người khác khen chúng ta, đó là cơ hội để chúng ta tu luyện. Nếu không bị ảnh hưởng bởi những lời khen thì chúng ta đã vượt qua khảo nghiệm. Cũng giống như những gì được đề cập đến trong bài “Đôi lời nhắc nhở tới các học viên tham gia hỗ trợ kỹ thuật,” một số học viên làm kỹ thuật rất chấp trước vào bản thân và không chấp nhận ý kiến của người khác. Hơn nữa, một số học viên coi hạng mục là của riêng họ và khăng khăng muốn là người có tiếng nói cuối cùng. Họ hành động như thể họ là cha mẹ của các đồng tu.

Các học viên am hiểu công nghệ nên lý trí trong việc khi nào cần hướng dẫn người khác

Vài năm trước, một đồng tu tên là Lâm đã hỏi tôi có thể đi ra ngoài thị trấn cùng anh ấy không. Anh ấy nói muốn lắp đặt chảo vệ tinh cho những người muốn xem chương trình biểu diễn của Shen Yun. Tất nhiên tôi có thể đi cùng anh ấy. Chúng tôi khởi hành vào ngày hôm sau, đi hơn 300 km và đến nơi ở của bốn đồng tu. Tôi phát hiện rằng chúng tôi không lắp đặt chảo vệ tinh cho họ, mà là điều chỉnh tín hiệu cho họ. Đây là những vấn đề nhỏ, chỉ cần định vị lại và thiết lập các thông số mới.

Khi chúng tôi đến nhà của các học viên, anh Lâm ngay lập tức bắt tay vào làm và không yêu cầu học viên đó phải học bất cứ điều gì. Đồng tu cũng tỏ ra không quan tâm đến việc học. Người cuối cùng chúng tôi đến gặp là một cặp vợ chồng học viên. Người vợ chào chúng tôi.

“Ồ, lại là anh,” cô ấy nói. “Sau khi anh cài đặt chảo vệ tinh vào năm ngoái, chúng tôi chỉ sử dụng được trong một ngày. Sau đó nó không hoạt động nữa. Rất vui vì anh đã quay trở lại!”

Những gì tôi nhìn thấy trong chuyến đi khiến tâm tôi trĩu nặng. Đây vốn là hảo sự, nhưng các đồng tu của chúng ta đã không nhận ra rằng ở đây có chỗ cần đề cao. Họ không quan tâm đến thời gian và nỗ lực của người khác và không muốn học hỏi. Nếu họ quan tâm, họ sẽ thấy không khó để tự học.

Tôi hỏi anh Lâm: “Tại sao chúng ta không đưa cho họ một bản in hướng dẫn cài đặt và gọi họ đến để học cách làm? Bằng cách này nếu gặp vấn đề, họ có thể khắc phục sự cố ngay tại đó với sự hướng dẫn của anh. Lần sau anh sẽ không cần phải đi cả quãng đường dài để khắc phục sự cố như thế này nữa.”

Anh Lâm trả lời: “Trước đây tôi đã thử làm như vậy, nhưng họ không muốn học chút nào. Ví dụ, có 50 học viên trong một ngôi làng nhưng không ai trong số họ muốn học. Tôi rất mệt mỏi vì phải đi bảo dưỡng cho họ.”

“Ồ, tôi hiểu rồi,” tôi nói. “Anh không cài đặt chảo, mà anh thực sự đang sửa chúng. Anh có thể nói rõ với những học viên này rằng việc cài đặt chảo và duy trì nó là việc của họ, đó chính là một phần trên con đường tu luyện, bởi vì đó là Pháp khí của chính họ. Thực tế, việc cài đặt các chảo vệ tinh theo hướng dẫn rất đơn giản. Ngay cả khi họ không muốn học, anh vẫn có thể dạy họ và để lại sách hướng dẫn cho họ. Khi gặp vấn đề trục trặc, họ có thể mở sách hướng dẫn và tự tìm hiểu. Dù sao họ cũng là những người tu luyện. Sau này, khi họ đề cao, họ có thể hiểu được và tự giải quyết vấn đề. Vậy không ai trong số 50 học viên đó muốn học hỏi và đề cao sao? Có lẽ chúng ta cũng nên thay đổi quan niệm của mình.”

Anh Lâm giải thích: “Không, họ thực sự không muốn học.”

“Anh đang coi hạng mục này là của riêng anh chăng? Đó có phải là lý do tại sao khi người khác không yêu cầu anh hướng dẫn, anh sẽ không làm? Anh có cảm thấy thỏa mãn hơn khi tự minh khắc phục những sự cố này không?”

“Nhưng đó là sự thật. Họ không muốn học,” anh Lâm nói.

“Nếu anh tiếp tục làm theo cách này, sẽ có vô số chảo vệ tinh để anh sửa chữa,” tôi nói. Hôm đó sau khi sửa xong chảo vệ tinh cuối cùng, chúng tôi lên đường trở về vào khoảng 8 giờ tối. Sau khi chúng tôi đi chưa đầy 10 km đến nhà của một học viên khác để sửa máy in, người học viên là chủ của chiếc chảo vệ tinh cuối cùng đã đuổi kịp chúng tôi bằng xe máy và nói: “Xin anh hãy quay lại giúp tôi. Ngay sau khi các anh rời đi, tín hiệu đã bị tắt.”

Vì đã quá muộn nên chúng tôi phải hoãn việc sửa cho anh ấy. Trong tâm tôi cảm thấy rất khó chịu. Các bạn đồng tu, các bạn mỗi ngày đều rất bận rộn, các bạn thực sự đang làm việc gì vậy?

Các học viên am hiểu kỹ thuật nên khuyến khích người khác học hỏi và đề cao

Trước đây, tôi đã từng gặp một sự việc như vậy. Một ngày nọ, tôi gặp một vài học viên không giỏi kỹ thuật đến từ các khu vực khác, họ đã trao đổi vài ý kiến cho hạng mục của chúng tôi. Họ đề cập rằng điều phối viên trong khu vực của họ cũng là một người giỏi kỹ thuật, và cô ấy phụ trách mọi thứ. Cho dù là công nghệ hay quỹ tài chính, một mình cô ấy là người quyết định cuối cùng. Ví dụ, những học viên ở đó không biết cách sản xuất hàng loạt ổ đĩa USB.

Tôi nói: “Các anh có muốn học không? Tôi có thể dạy các anh nếu các anh muốn học, vì nó rất đơn giản. Trên diễn đàn Thiên Địa Hành có sẵn các bản hướng dẫn.”

“Không, chúng tôi không dám,” một người trong số họ nói. “Nếu điều phối viên của chúng tôi phát hiện ra, cô ấy sẽ rất khó chịu.”

“Cách đây một thời gian chúng tôi đã đến gặp cô ấy và thấy rằng cô ấy đã học hỏi công nghệ từ các vùng khác. Cô ấy đã sản xuất hàng loạt ổ đĩa USB tại nhà. Nhưng cô ấy đã đóng cửa lại khi nhìn thấy chúng tôi. Cô ấy thậm chí còn không cho chúng tôi xem cách cô ấy vận hành, đừng nói đến việc dạy chúng tôi”, một người khác giải thích.

Tôi cảm thấy rất buồn khi nghe thấy điều đó. Điều phối viên và các học viên kỹ thuật của chúng ta, các bạn đang làm gì vậy? Bạn có bằng sáng chế đối với các hạng mục Đại Pháp của chúng ta chăng? Thông thường, rất khó để khiến các học viên khác muốn học, nhưng điều phối viên này lại tự mình nắm giữ mọi thứ. Đây là thứ mà cựu thế lực có thể dễ dàng lợi dụng để tăng cường bức hại. Sao chúng ta có thể làm như vậy? Có lẽ do chấp trước vào danh quá mạnh mẽ?

Sư phụ giảng:

“Pháp Luân Đại Pháp là tu luyện, chứ không phải công tác, hết thảy nhân viên công tác của chúng ta trước hết phải là người thực tu tâm tính cao, mẫu mực trong tu luyện tâm tính, không cần lãnh đạo theo dạng thức người thường.” (Không phải là công tác mà là tu luyện, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi hy vọng rằng những đồng tu có hành xử như vậy có thể thay đổi. Chúng ta đang tu luyện vì điều gì? Chúng ta chẳng phải cần vị tha đối với các đồng tu của mình sao? Xét cho cùng, với tư cách là điều phối viên và học viên giỏi kỹ thuật, chúng ta nên có trách nhiệm để giúp chỉnh thể bước đi trên con đường chính lộ.

Các đồng tu giỏi công nghệ, xin đừng khuyến khích người khác chờ đợi chúng ta, ỷ lại và phụ thuộc vào chúng ta. Xin đừng quá chấp trước vào kỹ năng của chúng ta. Chúng ta nên khiêm tốn và hướng dẫn cho người khác để giúp tất cả mọi người cùng đề cao.

Giai đoạn 4: Các học viên có nhiều kỹ năng nên tập trung vào việc dạy và hướng dẫn người khác

Những học viên này thường quá bận rộn nên không đủ thời gian học Pháp và luyện công, và họ có thể ngủ quên trong khi phát chính niệm. Họ có thể nhận được những lời khen ngợi từ các đồng tu và bị cuốn theo điều này. Họ có thể không chịu nhận lời chỉ trích và có thể sẽ đấu tranh để trở thành người điều phối chính.

Tôi nhớ khi một đồng tu hỏi tôi rằng: “Bạn cảm thấy thế nào về vị trí tổng điều phối viên (của một khu vực ở Trung Quốc Đại Lục)?”

Tôi hỏi: “Trên Thiên thượng có vị Thần nào được gọi là tổng điều phối viên không? Mục tiêu cuối cùng của việc tu luyện của chúng ta là gì?”

Cô ấy mỉm cười và không bao giờ nhắc đến vị trí đó nữa.

Mỗi khi đăng nhập vào diễn đàn công nghệ Thiên Địa Hành của chúng tôi, tôi luôn thấy ấn tượng bởi kiến thức uyên thâm, thái độ khiêm tốn, thận trọng và tinh thần trách nhiệm của các đồng tu. Tôi thực sự cảm thấy những kỹ năng mà tôi học được vẫn còn thiếu. Vẫn còn rất nhiều điều để học — quy mô các hạng mục giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh là vô biên. Chúng ta có quyền gì để giữ cho riêng mình? Sư phụ đã ban cho chúng ta mọi thứ để chúng ta có cơ hội tu luyện ngày hôm nay.

Sư phụ giảng rằng:

“Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tin rằng các đồng tu vào giai đoạn này không nên tập trung vào việc sửa chữa và khắc phục những điều đơn giản. Chúng ta không nên để các học viên khác có tâm lý trông chờ, ỷ lại và phụ thuộc vào chúng ta. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc dạy các học viên khác và khuyến khích họ đi trên con đường chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh của riêng họ. Bằng cách này, chúng ta có thể giải phóng bản thân khỏi sự bận rộn, và mỗi chúng ta sẽ có thể bước ra và đi trên con đường tu luyện của riêng mình. Tất cả chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Chân tướng sẽ được lan truyền xa hơn và nhiều chúng sinh sẽ được cứu hơn nữa. Trong quá trình này, chúng ta có thể dựa vào các kỹ năng đã thành thạo để xây dựng thêm nhiều hạng mục giảng chân tướng hơn và phát triển thêm nhiều người hướng dẫn hơn. Tóm lại, cho dù chúng ta đang ở giai đoạn nào, chúng ta cũng phải học Pháp thật tốt và đặt tâm để có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh của mình!

Sự bùng phát dịch virus Trung Cộng là một lời nhắc nhở cho nhiều điểm in ấn tài liệu phụ thuộc vào các kỹ thuật viên hỗ trợ trong một thời gian dài. Nhiều trang web gặp sự cố về máy móc đã bị tê liệt vì họ không thể tìm được trợ giúp kỹ thuật do các hạn chế di chuyển của chính quyền. Trên thực tế, một số đồng tu nhận thấy ở một không gian khác, các nhân tố tà ác đã tập trung vào việc tấn công máy tính, máy in và các công cụ khác của các học viên. Sau khi tình hình bệnh dịch giảm một chút, có bao nhiêu học viên trong số này đã nhìn sâu hơn vào vấn đề của chính họ? Có bao nhiêu người trong số họ đã bắt đầu chủ động học hỏi công nghệ, ngừng phụ thuộc vào các học viên kỹ thuật, và thực sự đi đúng con đường để ngăn chặn cuộc tấn công tiếp theo của cựu thế lực?

Trong quá trình tu luyện, tôi phát hiện ra rằng nhiều học viên ở Trung Quốc Đại Lục bị đầu độc rất sâu bởi văn hóa đảng. Chấp trước vào bản thân rất nghiêm trọng và phổ biến. Tôi thậm chí còn thấy rằng nhiều học viên là điều phối viên và học viên giỏi kỹ thuật chưa bao giờ thừa nhận sai lầm của chính mình.

Sư phụ đã đề cập trong các bài giảng Pháp:

“Nhưng học viên Trung Quốc có một việc làm chưa tốt, thì khi người khác chỉ ra họ lập tức nói: Bạn không biết đó thôi, lúc đó là tình huống này, là như thế này thế kia. (cười) (mọi người cười, vỗ tay) Họ biết rằng trực tiếp phản bác khi đã là người tu luyện thì không hay, [nên] họ tránh vòng qua đi, họ chuyển sang góc khác để biện giải. Sai tức là sai rồi, hãy thẳng thắn, đã làm sai tức là sai rồi. Ai dám thừa nhận lỗi lầm, thì mới được người khác tôn trọng, mới được người khác bội phục, Thần đều bội phục. (vỗ tay) Nếu ai từ con đường này đi đến cuối cùng, [ví như] chư Thần hỏi chư vị, rằng chư vị lúc bị mọi người phê bình chư vị thì chư vị đều đối đãi đúng đắn phải không? Hãy cho chúng tôi coi? Không có. (mọi người cười) Chư vị nói ‘Tôi không làm sai gì cả, không ai phê bình tôi cả’. Có thể vậy không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006)

Tôi ngộ rằng là hiện tượng này là kết quả của sự không hướng nội. Nếu chúng ta luôn dùng sự khiêm tốn và thừa nhận những sai lầm của mình làm cơ chế để đề cao, vấn đề chấp trước vào bản ngã sẽ được giải quyết. Về cơ bản mà nói, đó là do không học Pháp tốt và không dùng Pháp để chỉ đạo hành vi của chúng ta.

Xin vui lòng dành một chút thời gian để xem xét các tình huống được mô tả trong bài viết này và xem liệu chúng có phải là vấn đề tồn tại của bản thân hay khu vực của bạn hay không. Nếu đúng, hãy điều chỉnh mọi thứ càng nhanh càng tốt, và động viên cả nhóm trong khu vực của bạn đi theo con đường tu luyện đúng đắn.

Hướng nội và tìm ra thiếu sót; Tinh tấn bước đi trên con đường tu luyện của chúng ta

Sau khi đọc những ví dụ trên, một số đồng tu nhận xét rằng họ biết mình nên làm gì, nhưng rất khó để bắt đầu.

Sư phụ dạy chúng ta:

“Làm người tu luyện chân chính có quyết tâm, họ có thể Nhẫn được vững chắc; với các chủng lợi ích trước mắt họ có thể vứt bỏ các tâm chấp trước, có thể coi chúng rất nhẹ, chỉ [những ai] có thể làm được như thế thì mới thấy không khó. Người nào mà nói là khó, thì chính là vì họ không vứt bỏ được những thứ ấy. Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó. Bởi vì đang trong lợi ích hiện thực thì rất khó vứt bỏ nó được, lợi ích kia đang ở đó, chư vị nói xem cái tâm ấy vứt bỏ như thế nào đây? Họ thấy rằng khó, trên thực tế chính là khó ở chỗ này. Khi phát sinh mâu thuẫn giữa người với người, chúng ta không Nhẫn được cái khẩu khí kia, thậm chí còn không thể đối đãi với bản thân mình như là người tu luyện; [thế thì] tôi nói rằng không được. Thời tôi tu luyện trong quá khứ, có rất nhiều cao nhân đã giảng cho tôi câu này, họ nói: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi khuyên các đồng tu nên đọc các bài chia sẻ dưới đây theo. Các bài chia sẻ này đã chỉ ra cách các học viên lớn tuổi đã vượt qua các rào cản khác nhau và có những bứt phá trên con đường tu luyện của họ như thế nào. Xin hãy đọc khi bạn có thời gian; chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những đồng tu này.

Một người phụ nữ hơn 50 tuổi học kỹ năng máy tính để hỗ trợ những người khác Các học viên Pháp Luân Đại Pháp cao tuổi trở nên thành thạo kỹ năng máy tính
Pháp hội Trung Quốc | Đồng tu 82 tuổi trợ Sư chính Pháp (Phần 1)
Pháp hội Trung Quốc | Đồng tu 82 tuổi trợ Sư chính Pháp (Phần 2)

Lời kết

Mỗi khi tôi mở trang web Minh Huệ và thấy nhiều học viên ở Trung Quốc Đại Lục đang bị bức hại mỗi ngày, và xu hướng bức hại vẫn không ngừng giảm, trong tâm tôi cảm thấy vô cùng xót xa.

Vào thời điểm lịch sử khi Chính Pháp của Sư phụ sắp kết thúc, tại sao cựu thế lực vẫn có thể lợi dụng sơ hở của chúng ta? Chúng ta cần thảo luận về cách điều chỉnh hành động và bước đi đúng hướng trên con đường của mình. Các thế lực tà ác vẫn đang đầu độc thế giới, và virus Trung Cộng vẫn đang hoành hành. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhanh chóng quy chính bản thân và đi theo con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta.

Tôi hy vọng rằng Sư phụ có thể không phải lo lắng cho các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục nữa. Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ thực sự đạt đến trình độ mà mọi người đều có thể tự in ấn tài liệu, mọi người đều là các học viên biết kỹ thuật, và mọi người đều là điều phối viên. Chỉ khi đó, chúng ta mới thực sự đi theo con đường mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta để tu luyện thành Thần. Sau đó chúng ta cũng có thể cứu nhiều chúng sinh hơn.

Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện thể ngộ ở tầng thứ hiện tại của tác giả, chia sẻ trong các học viên để chúng ta có thể “Tỉ học tỉ tu”. (Thực tu, Hồng Ngâm)

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/22/读《想对技术同修说几句》有感与大家交流(5)-427027.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/27/194297.html

Đăng ngày 04-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share