Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-10-2021] Tất cả chúng ta đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc học Pháp đối với tu luyện và đề cao. Tuy nhiên, trạng thái học Pháp của một số học viên lại không được tốt, chẳng hạn như một số người không tập trung vào từng từ từng chữ, trong khi một số khác lại buồn ngủ đến nỗi làm rơi cả sách.

Trước đây, trạng thái học Pháp của tôi tương đối tốt. Lúc học Pháp, tư tưởng của tôi sẽ tập trung đặt tại Pháp. Thỉnh thoảng trong lúc đọc Chuyển Pháp Luân, tôi cảm thấy mình có thể nghe được cả thanh âm giảng Pháp của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“… nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì không chỉ là vấn đề hình thức, trên thực tế nó tương đương với việc người học Pháp không thật sự tôn kính đối với Pháp; như vậy Pháp có thể hiển lộ xuất lai hay không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc [2001], Giảng Pháp tại các nơi II)

Năm 2008, tôi trở về nhà sau một thời gian bị giam giữ bất hợp pháp. Từ lúc đó, trạng thái học Pháp của tôi không còn tốt như trước nữa. Đôi lúc, tâm trí của tôi không thể tĩnh hạ xuống ngay cả khi đã đọc hết một bài giảng. Tôi biết điều này là bất kính đối với Đại Pháp, nên vài tháng sau đó, tôi đã cố gắng tập trung vào những gì mình đang đọc, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề.

Tôi tự nhủ: “Chân ngã của tôi khẳng định là tôn kính Đại Pháp, nhân tố bất kính với Đại Pháp chắc chắn không phải là tôi. Chiểu theo lý của vũ trụ, kẻ nào can nhiễu thì kẻ đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Tôi không làm điều đó, nên tội bất kính đối với Đại Pháp không thể tính trên thân thể tôi, tôi sẽ thanh trừ can nhiễu này”.

Lần tiếp theo học Pháp, mắt tôi bị đau đến mức không thể tập trung vào từng chữ. Tôi nghĩ: “Tôi hoàn toàn tôn kính Đại Pháp, kẻ nào bất kính với Đại Pháp thì kẻ đó phải chịu trách nhiệm”. Sau đó mắt tôi liền dịu lại.

Nhưng chỉ được một lúc là cơn đau nhức ở mắt lại quay trở lại và tư tưởng của tôi một lần nữa không thể tập trung vào Pháp. Tôi nói: “Tôi là tôn kính Đại Pháp, kẻ nào bất kính với Đại Pháp thì kẻ đó phải chịu trách nhiệm”. Mắt tôi sau đó đã trở lại bình thường và tư tưởng của tôi tiếp tục đặt tại Pháp.

Thỉnh thoảng sau khi nói ra câu này, can nhiễu vẫn còn tồn tại. Vì vậy tôi sẽ nhắc lại, nói xong thì tiếp tục học, nếu can nhiễu lặp lại thì tôi sẽ tiếp tục nói cho đến khi không còn can nhiễu nữa. Bằng cách này, tôi đã giải quyết được vấn đề bị can nhiễu trong khi học Pháp.

Vào năm 2011, trong lúc đọc Kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp” lần đầu, tôi đọc tới đoạn:

“Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống”. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi đã bị chấn động khi đọc đoạn Pháp này và nghĩ: “Làm thế nào mà học Chuyển Pháp Luân lại có thể khiến người tu luyện rớt xuống được? Trước đây tôi chỉ cho rằng việc không tập trung khi học Pháp là bất kính đối với Pháp, chứ không nhận thức được rằng bất kính đối với Đại Pháp chính là đã trực tiếp phạm tội với Đại Pháp của vũ trụ”. Vì lẽ đó nên tôi bắt đầu chú ý tới vấn đề này khi học các bài giảng.

Vào một ngày năm 2014, tôi đang ngồi song bàn với hai tay nâng cuốn Chuyển Pháp Luân để học Pháp. Nhưng tôi nhanh chóng cảm thấy buồn ngủ và có cảm giác cuốn sách rơi khỏi tay. Tôi mở mắt ra và thấy cuốn sách đang rơi xuống nhưng chưa chạm đất. Tôi vội vàng với tay ra để đỡ cuốn sách.

Ở không gian khác tôi thấy mình đã rớt xuống rất nhiều tầng thứ. Không ngôn từ nào có thể diễn tả được nỗi thống khổ mà tôi cảm nhận được lúc đó. Tôi biết sự thống khổ đó không phải đến từ nhục thân, mà nó xuất phát từ tự kỷ chân chính của bản thân khi thấy mình đang phạm tội đối với Đại Pháp. Tôi cảm nhận được trạng thái tu luyện của tôi thật tệ hại. Mặc dù tôi đang học Pháp nhưng đã thực sự bị rớt xuống.

Một ngày khác trong năm 2014, tôi đọc được một đoạn sau trong cuốn “Tinh Tấn Yếu Chỉ”: “‘Tự tôi duy hộ Đại Pháp’ cũng giống như thế, sẽ vĩnh viễn là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp”. (Pháp định, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi ý thức được rằng: “Khi tôi nói: Tôi tôn kính Đại Pháp, bất kỳ ai không tôn kính Đại Pháp đều phải tự chịu trách nhiệm”. Tôi nói ra điều đó với chấp trước vào vị tư vị ngã. Khi một chúng sinh bất kính với Đại Pháp, tôi đã không duy hộ Đại Pháp. Là một đệ tử Đại Pháp, lẽ ra trách nhiệm của tôi cần phải duy hộ Đại Pháp. Vì vậy, khi các sinh mệnh từ không gian khác can nhiễu tôi học Pháp, làm cho tư tưởng của tôi không đặt tại Pháp và có hành động bất kính, tôi liền nói với chúng: “Những việc mà các ngươi đang làm là bất kính với Pháp, là phạm tội với Pháp nên các ngươi sẽ bị thanh trừ”. Việc này thường có hiệu quả ngay lập tức.

Hỗ trợ các đồng tu khác cũng là đang giúp chính mình

Vào năm 2015, tôi đưa một đồng tu lớn tuổi đang vượt quan nghiệp bệnh về nhà mình để hỗ trợ bà phát chính niệm. Trong khi học Pháp, đồng tu thường xuyên đọc sai hoặc bỏ sót chữ.

Tôi nói: “Dì ơi, có phải dì không biết đọc các chữ này không?”. Đồng tu trả lời: “Dì biết, nhưng khi dì đọc thành tiếng thì lại phát âm sai”. Tôi nói: “Đọc sai cũng là bất kính đối với Pháp, nên dì đang bị can nhiễu đấy ạ”.

Chúng tôi tiếp tục học, nhưng khi dì ấy đọc sai một từ tôi liền nhắc dì đọc lại cho đúng. Sau một vài lần sửa lỗi như vậy thì dì ấy đã không còn đọc sai từ nữa.

Khi chúng tôi học Pháp vào buổi tối, dì ấy lại đọc sai một lần nữa. Tôi nói: “Ban ngày dì đã đọc đúng rồi, nhưng sao giờ lại không còn đúng nữa nhỉ?” Dì ấy đáp: “Đèn trong phòng mờ quá, dì nhìn không rõ chữ nên chỉ có thể đoán thôi”. Tôi nói: “Sư phụ đã an bài cho chúng ta học Pháp. Việc dì nhìn không rõ chữ chính là can nhiễu, chúng ta hãy tiếp tục học và cháu sẽ giúp dì”.

Khi dì ấy đọc sai từ, tôi sẽ đề nghị dì ấy dừng lại và đọc cho đúng. Sau một vài lần, dì ấy đã không còn đọc sai nữa.

Sau khi học xong, dì ấy nói: “Trong nhiều năm qua, dì thường không nhìn rõ chữ vào ban đêm, vậy mà hôm nay vấn đề đã được giải quyết xong rồi. Thật là tốt!” Thông qua trải nghiệm này, không những vấn đề bị can nhiễu khi học Pháp của tôi đã được giải quyết mà tôi còn giúp được đồng tu khác nữa.

Tập trung khi phát chính niệm

Thời gian bốn lần phát chính niệm toàn cầu trong ngày rất ngắn. Vì vậy, nếu tôi bị can nhiễu thì lực độ phát chính niệm sẽ không hiệu quả. Khi tôi phát chính niệm, những tạp niệm liên tục tiến nhập vào đầu não, và tôi biết là mình đang bị can nhiễu.

Tôi nghĩ: các nhân tố can nhiễu đến việc học Pháp đã được xử lý xong rồi. Nếu thanh lý được các can nhiễu khi phát chính niệm nữa thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Tôi nhớ khi tôi ở quê nhà ở vùng Đông Bắc Trung Quốc vào năm 2009, tôi đã từng phát chính niệm hỗ trợ các đồng tu bị bắt giữ phi pháp trong đồn công an. Một đồng tu đã nói với tôi: “Khi bạn lập chưởng phát chính niệm, lòng bàn tay thẳng, nhưng lại đổ về phía trước”. Lần phát chính niệm sau đó, tôi mở mắt ra nhìn vào bàn tay của mình, và đúng là nó đang nghiêng về phía trước. Tôi liền dựng thẳng bàn tay lên.

Ngay khi điều chỉnh lại bàn tay thì một niệm đầu xuất hiện: “Cứ làm như lúc trước đi, vừa thoải mái biết bao nhiêu mà hiệu quả vẫn giống nhau”. Tôi nghĩ: “Làm sao có thể như thế được, tay mình đã bị nghiêng, đây không phải là thế tay mà Sư phụ đã dạy, sao có thể có tác dụng giống nhau được?” Tuy cổ tay của tôi bị đau trong vài ngày nhưng cuối cùng tôi đã điều chỉnh được tư thế lập chưởng đúng.

Vào một ngày năm 2016, tôi đột nhiên ngộ ra một Pháp lý: Trong thời kỳ Chính Pháp, bất cứ việc gì phá hoại điều mà Sư phụ muốn chính là can nhiễu đến Chính Pháp. Phát chính niệm là việc mà Sư phụ yêu cầu các đệ tử thực hiện. Vì vậy, bất cứ điều gì can nhiễu tôi phát chính niệm và học Pháp, thì chính là phá hoại việc mà Sư phụ muốn và can nhiễu tôi trợ Sư Chính Pháp. Vì vậy, chúng ta nhất định phải thanh trừ khi chúng xuất hiện.

Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ sở tại của bản thân tôi. Nếu có điều gì thiếu sót mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/19/432687.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/5/196867.html

Đăng ngày 27-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share