Bài viết của các phóng viên Minh Huệ bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-01-2022] Các học viên Pháp Luân Công ở 36 quốc gia gần đây đã trình lên chính phủ nước mình một bản danh sách mới nhất những thủ phạm tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Những bản danh sách này được trình lên vào khoảng ngày 10 tháng 12 năm 2021, vào Ngày Nhân quyền Quốc tế. Các học viên đã đề nghị chính phủ của mình cấm những thủ phạm đó và các thành viên gia đình họ không được nhập cảnh vào những quốc gia này và phong tỏa các tài sản của họ.

36 quốc gia này bao gồm Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Úc và New Zealand), 23 nước trong Liên minh Châu Âu (Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Rumani, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia, và Malta), và 8 nước nữa (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sĩ, Na-uy, Liechtenstein, Israel, và Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ tháng 7 năm 1999. Sự thù địch và ngược đãi của chính quyền bao gồm cả việc tra tấn các học viên đến chết, liên tục hạch sách, và việc mổ bán nội tạng quan trọng sống còn của các học viên được nhà nước bảo trợ, cũng khiến cho họ bị chết.

Các học viên ở ngoài Trung Quốc trước kia đã trình các bản danh sách các thủ phạm lên nhiều chính phủ khác nhau đề nghị đặt lệnh trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền có tên trong danh sách. Lần đệ trình gần đây nhất đánh dấu lần đầu tiên Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Hồ Gia Phúc, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp tỉnh Cát Lâm có tên trong danh sách này.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên thủ phạm: Hồ Gia Phúc (胡家福)

Giới tính: Nam

Nước: Trung Quốc

Ngày sinh: tháng 10 năm 1967

Nơi sinh: Huyện Trường Lạc, tỉnh Sơn Đông

https://en.minghui.org/u/article_images/ff7aee70d983935d5e3c4f1e6d25a706.jpg

Chức vụ

Tháng 7 năm 1990: Bắt đầu làm việc ở Văn phòng Bộ Công an Trung Quốc

Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 8 năm 2015: Chánh văn phòng Bộ Công an

Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 11 năm 2015: Phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm, Phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Tỉnh ủy, Giám đốc kiêm Thanh tra trưởng của Sở Công an tỉnh.

Từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 7 năm 2017: Phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm, Phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy, Giám đốc kiêm Thanh tra trưởng Sở Công an tỉnh, Chính ủy thứ nhất và Bí thư thứ nhất Đảng ủy Lực lượng Cảnh sát Vũ trang tỉnh Cát Lâm.

Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Cát Lâm, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy, Giám đốc kiêm Thanh tra trưởng Sở Công an tỉnh, Chính ủy thứ nhất và Bí thư thứ nhất Đảng ủy Lực lượng Cảnh sát Vũ trang tỉnh Cát Lâm.

Từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2020: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Cát Lâm, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy.

Từ tháng 3 năm 2020 đến nay: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Công tác tỉnh, Giám đốc Văn phòng Cải cách Chiều sâu Tỉnh ủy, và Giám đốc Văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia Tỉnh ủy.

Các tội ác chính

Tỉnh Cát Lâm luôn là một trong những tỉnh mà các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc. Theo những trường hợp bị bức hại đến chết được Minh Huệ xác nhận từ khi bắt đầu cuộc đàn áp, tỉnh Cát Lâm đứng thứ 4 trong số 31 tỉnh và thành phố tự trị.

Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 3 năm 2020, Hồ Gia Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công an, Phó chủ tịch, Phó bí thư và Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp tỉnh Cát Lâm. Ông ta đã tuân theo chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và tích cực xúc tiến việc đàn áp Pháp Luân Công ở Văn phòng Công tố và Sở tư pháp tỉnh Cát Lâm. Ông ta là người lên kế hoạch và chỉ đạo chính trong việc đàn áp Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm. Trong nhiều bài phát biểu, ông ta đã thúc giục công chúng, viện kiểm sát và cơ quan tư pháp ở tất cả các cấp “kiên quyết trấn áp Pháp Luân Công”, “đánh mạnh vào Pháp Luân Công” và “khởi động một cuộc chiến chống giáo phái ở mọi phương diện”.

Trong nhiệm kỳ của Hồ, ít nhất 27 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã bị tra tấn đến chết. Nhiều người khác bị bắt, giam giữ, hạch sách, kết án và tra tấn. Hồ phải chịu trách nhiêm trực tiếp và không thể trốn thoát được đối với cuộc đàn áp này.

Đàn áp trong năm 2015

Theo Minh Huệ, trong năm 2015, 756 học viên Pháp Luân Công ở 42 thành phố và huyện ở tỉnh Cát Lâm đã bị nhằm vào vì tín ngưỡng của mình. Trong số đó, 607 người đã bị bắt, 121 người bị hạch sách, 23 người bị kết án và 5 người đã chết.

Vào ngày 25 tháng 9 năm 2015, cảnh sát địa phương ở huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm đã được huy động để bắt 11 học viên. Một học viên Pháp Luân Công và một người nhà đã vì thế mà chết, bà Tôn Tú Hoa, chết vì chấn thương do bạo lực và đe dọa của cảnh sát trong khi họ vây ráp nhà và người mẹ già của bà Trương Phụng Hà, bị giáng một đòn nặng từ việc bắt bà và đã chết vào đêm hôm đó.

Đàn áp trong năm 2016

Trong năm 2016, ít nhất 840 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã bị nhằm vào. Trong số đó, 24 học viên đã bị bắt, 293 người bị giam tại các trung tâm tẩy não hoặc bị tạm giam trong khoảng thời gian dài, 66 người bị kết án tù và 8 người đã chết. Ít nhất 140 học viên đã bị lục soát nhà và tổng cộng 460.308 nhân dân tệ tiền mặt đã bị tịch thu.

Ông Thịnh Quế Trân ở Trường Xuân, đã bị cho thôi việc trong chính quyền. Ngày 25 tháng 5 năm 2016, ông bị bắt lần thứ 3. Sau khi ông được phóng thích, ông đã sống trong sợ hãi do bị hạch sách không ngừng. Sức ép tâm lý đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông và ông đã qua đời ngày 16 tháng 10 năm 2016 ở tuổi 52.

Đàn áp trong năm 2017

Trong năm 2017, tổng cộng 2.446 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã bị bức hại ở các mức độ khác nhau. Trong số đó, 712 người đã bị bắt, 1.441 người bị hạch sách, 39 người bị đưa đến các trung tâm tẩy não, và 11 người đã buộc phải sống xa nhà. Hơn nữa, 100 học viên đã bị kết án, 72 người bị các hình thức bức hại về mặt kinh tế khác nhau và 16 người đã chết do bị tra tấn.

Ông Ngô Xuân Yên, ở thành phố Diên Cát, đã bị bắt giam nhiều lần và bị giam trong trại lao động cưỡng bức 2 lần. Trong khi bị giam, ông đã bị tra tấn và tất cả răng của ông đã bị văng ra. Ngày 3 tháng 3 năm 2016, cảnh sát mặc thường phục đã đột nhập vào nhà ông và lục soát. Việc này đã gây ra sức ép tinh thần rất lớn đối với ông. Không lâu sau đó, ông trở nên bị liệt. Ông đã qua đời vào tháng 6 năm 2017.

Ngày 16 tháng 6 năm 2017, bà Ô Quế Hương, một cư dân 65 tuổi ở thành phố Cửu Đài, đã bị bắt giam ở trại tạm giam Mã Gia Cương Tử Cửu Đài. Chỉ trong vòng 4 ngày, bà đã bị đánh đập đến chết trong trại tạm giam ở tuổi 65.

Bà Hoắc Nhuận Chi bị bắt vào tháng 3 năm 2016 và bị kết án 3 năm tù. Bà bị nhiều vết thương trên toàn thân do bị tra tấn ở trong tù. Bà phát chứng huyết áp cao nghiêm trọng và một khối u ở trực tràng. Người bà đầy vết sẹo, bị suy dinh dưỡng và ở bên bờ vực của cái chết. Ngày 16 tháng 8 năm 2017, trại tù đưa bà trở về nhà trong khi bà bất tỉnh. Bà thường rên rỉ trong đau đớn tột cùng. Bà đã chết ngày 14 tháng 11 năm 2017 ở tuổi 72.

Đàn áp trong năm 2018

Trong năm 2018, tổng cộng 777 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã bị bức hại ở các mức độ khác nhau. Trong số đó, 463 người đã bị bắt, 134 người bị hạch sách, 31 người bị tống tiền, 65 người bị kết án và một người đã chết.

Ngày 27 tháng 8 năm 2018, bà Tống Triệu Hằng, một giáo viên đã nghỉ hưu 76 tuổi, đã bị bắt trong khi bà đang đi ra ngoài nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Bà bị giam ở trại tạm giam thành phố Ngọc Thụ. Bà bị đưa ra tòa lần đầu tiên ngày 16 tháng 11 năm 2018. Thẩm phán lại xét xử bà vào ngày 14 tháng 1 năm 2019 và đe dọa sẽ kết án bà 9 năm tù nếu bà không từ bỏ Pháp Luan Công. Bà kinh hãi và đã qua đời không lâu sau khi bị đưa trở lại trại tạm giam.

Đàn áp trong năm 2019

Trong năm 2019, tổng cộng có 1.015 vụ việc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã được ghi chép lại, bao gồm 8 trường hợp bị chết, 72 người bị kết án, 582 người bị bắt, 236 trường hợp hạch sách và 8 trường hợp cưỡng bức tẩy não. Ngoài ra, 38 học viên đã bị tống tiền tổng cộng là 286.605 tệ (khoảng 45.000 đô-la Mỹ).

Bà Trương Nguyên Nguyên đã bị bắt nhiều lần vào tháng 4 năm 2019 và nhà bà đã bị lục soát. Vì bà bị huyết áp cao nên các trại tạm giam đã từ chối tiếp nhận bà. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương vẫn tiếp tục hạch sách bà và trình trường hợp của bà lên viện kiểm sát. Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2019, cảnh sát lại bắt bà và đưa bà đến viện kiểm sát địa phương. Họ đe dọa bà và ra lệnh cho bà không được rời khỏi nhà trong 15 ngày, và trong khoảng thời gian này, bà phải sẵn sàng trả lời điện thoại bất cứ lúc nào. Nếu không, bà sẽ lại bị bắt.

Ngày 1 tháng 7 năm 2019, bà Trương bị đưa đến tòa án địa phương để xét xử mà gia đình bà không được biết. Bà đã ngã xuống đất ngay khi bà trở về nhà vào lúc 4 giờ chiều. Bà bất tỉnh và qua đời 2 ngày sau đó.

Bà Lý Tĩnh, 64 tuổi, đã bị bắt ngày 14 tháng 3 năm 2018 và nhà bà đã bị lục soát. Một số tài sản có giá trị của bà, bao gồm các máy in, máy tính xách tay và các cuốn sách Pháp Luân Công đã bị tịch thu. Tối hôm đó, bà bị tạm giam ở đồn cảnh sát và bị thẩm vấn suốt đêm. Bà bị còng tay, cùm chân và không được ngủ. Việc thẩm vấn đã kéo dài 2 ngày. Cảnh sát bắt bà khai nơi bà lấy những tư liệu thông tin về Pháp Luân Công ở nhà bà. Ngày 28 tháng 3 năm 2018, viện kiểm sát đã phê duyệt việc bắt bà. Bà bị xét xử bí mật vào ngày 7 tháng 11 và bị kết án 10 năm vào ngày 2 tháng 4 năm 2019.

Hơn 30 học viên và người nhà họ ở thành phố Trường Xuân đã bị bắt ngày 15 tháng 8 năm 2019. Trong số đó, 14 học viên, với 7 người từ một đại gia đình, đã bị xét xử bởi tòa án huyện Lê Thụ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Thẩm phán đã cấm các luật sư và người nhà họ bào chữa cho họ, và thường xuyên ngắt lời những học viên này khi họ đang làm chứng để tự bào chữa cho mình. Thẩm phán kết án tù những học viên này ngày 26 tháng 2 năm 2021.

Anh Mạnh Tường Kỳ, 37 tuổi, và mẹ vợ anh là bà Phó Quế Hoa, 55 tuổi, đều bị kết án 7,5 năm tù. Bố anh Mạnh là Mạnh Phàm Quân, 59 tuổi; em vợ anh là cô Ô Kiến Lợi, 30 tuổi; chồng của cô Ô là Vương Đông Cát, 40 tuổi; và bố mẹ anh Vương là ông Vương Khắc Mẫn, 69 tuổi, và bà Vương Phụng Trí, 69 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm tù.

Bảy học viên khác cũng bị án tù dài. Ông Khương Đào, 46 tuổi, bị kết án 9 năm tù. Ông Hầu Hồng Khánh, 49 tuổi; ông Hàn Kiến Bình, 58 tuổi; ông Đàm Thu Thành, 44 tuổi; bà Trương Thiếu Bình, 51 tuổi; bà Thôi Quế Hiền, 56 tuổi; và bà Lưu Đông Anh (là mẹ của con rể bà Thôi) 55 tuổi, mỗi người bị kết án 7 năm tù.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/9/436317.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/13/198116.html

Đăng ngày 02-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share