[MINH HUỆ 09-11-2021] Bà Từ Thế Anh, 69 tuổi, người thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông bị kết án 2 năm rưỡi tù giam vào năm 2014 vì tu luyện Pháp Luân Công nhưng được phép thụ án tại nhà do tình trạng sức khỏe yếu. Tuy nhiên, mới đây, bà lại bị bắt và được lệnh phải thụ án tù đã bị tuyên án vào năm 2014 vì bà không chịu từ bỏ đức tin của mình trong chiến dịch “xoá sổ“ trên toàn quốc, một nỗ lực phối hợp nhằm buộc các học viên có tên trong danh sách đen của chính quyền phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tâm linh đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp kể từ năm 1999.

Ngày 29 tháng 9 năm 2021, bà Từ Thế Anh bị Trương Hy Khôn và Lưu Đại Vĩ thuộc phòng Anh ninh Nội địa huyện Đức Thành bắt cóc. Lúc đầu bà bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương, sau đó bị chuyển đến trại giam. Cảnh sát trở lại lục soát nhà bà vào ngày hôm sau.

Thẩm phán Bạch Tuyết từ tòa án huyện Đức Thành gọi cho gia đình bà Từ và chỉ định rằng bà ta sẽ chuyển bà Từ đến nhà tù thành phố Tế Nam trong vài ngày tới để bà thi hành án đã được tuyên án vào năm 2014.

Ngày 18 tháng 10 năm 2021, bà Từ bị đưa đến nhà tù nữ Sơn Đông, thành phố Tế Nam.

Bị kết án tù cách đây 7 năm

Chiều ngày 7 tháng 9 năm 2013, năm học viên Pháp Luân Công đã đến thăm bà Từ mà không biết rằng họ bị cảnh sát theo dõi. Ngay khi bà Từ mở cửa, một nhóm cảnh sát do Trương Hy Khôn dẫn đầu đã bắt cóc các học viên và đưa họ đến trại giam thành phố Đức Châu. Họ tịch thu của bà Từ 40.000 nhân dân tệ tiền mặt, một laptop và máy in.

Bốn ngày sau bà Từ được tại ngoại để chăm sóc người chồng bị bại liệt và cũng vì tình trạng sức khỏe của bà. Ngày 16 tháng 10 bà bị quản thúc tại nhà. Đến ngày 20 tháng 12 bà bị đưa đến Viện kiểm sát huyện Đức Thành để thẩm vấn.

Ngày 15 tháng Giêng năm 2014, bà Từ bị đưa đến Tòa án huyện Đức Thành để chịu sự thẩm vấn của thẩm phán Bạch Tuyết. Thẩm phán đã chiếu một video quay cảnh cảnh sát lục soát nhà bà. Bà Từ hỏi cảnh sát viên Lưu Đại Vĩ rằng laptop và điện thoại di động bị cảnh sát tịch thu hiện giờ ở đâu. Thẩm phán Bạch Tuyết phớt lờ câu hỏi của bà và nói: “Bà có thể thuê luật sư [để chất vấn cho bà.]”

Khi cảnh sát nộp hồ sơ của bà Từ lên viện kiểm sát huyện Đức Thành, công tố viên Chu Phương Bảo đã chỉ rõ rằng họ đã nhận lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật xử lý các vụ án về Pháp Luân Công như thế nào.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, một cơ quan ngoài tư pháp chịu trách nhiệm giám sát các ngành tư pháp và an ninh đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành các chính sách đàn áp.

Ngày 3 tháng 4 năm 2014, bà Từ có mặt tại tòa án huyện Đức Thành. Luật sư biện hộ bà vô tội. Ông lập luận rằng ở Trung Quốc, tập Pháp Luân Công là hợp pháp và rằng quyền tự do tín ngưỡng được hiến pháp bảo vệ và các ý kiến không cấu thành tội phạm. Ông nói thêm rằng cuộc bức hại không có cơ sở pháp lý và ông yêu cầu tuyên bố bà vô tội. Tuy nhiên, ngày 24 tháng 4, thẩm phán Bạch Tuyết đã kết án bà Từ hai năm sáu tháng tù giam nhưng cho phép bà thi hành án tại nhà do tình trạng sức khỏe của chính bà và của chồng.

Ngày 15 tháng 7 năm 2014, cảnh sát lại bắt bà Từ và giữ bà qua đêm tại đồn cảnh sát Hồ Tân Bắc mặc cho chồng bà bị nhập viện và cần sự chăm sóc của bà. Khi bà phản đối, cảnh sát đã gọi cho con gái bà đang làm việc ở xa thị trấn và ra lệnh cho cô trở về để chăm sóc cha mình.

Cảnh sát sách nhiễu bà Từ nhiều lần trước khi bắt bà một lần nữa vào tháng 9 năm 2021.

Những cuộc bức hại trước đây

Bà Từ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, một năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại. Trong suốt 22 năm qua, vì đức tin của mình mà bà đã bị bắt giữ ít nhất 12 lần, bị giam trong trung tâm tẩy não bốn lần và còn bị bắt đến trại lao động cưỡng bức, chưa kể đến sách nhiễu, tống tiền, quản thúc tại gia. Con gái bà bị đuổi học. Chồng bà thì bị tai biến và nằm liệt giường.

Năm 1999

Ngày 22 tháng 7 năm 1999, bà Từ đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà cùng hai học viên là bà Trần Quế Tiên và bà Ngô Ngọc Chi đã đạp xe gần 129 km đến thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc để tránh bị cảnh sát ngăn chặn và bắt giữ trước khi đón xe buýt.

Họ bị chặn lại ngay sau khi đến Thiên Tân (khoảng nửa đường tới Bắc Kinh) và bị bắt đến đồn cảnh sát Bắc Thành, Thiên Tân. Trong thời gian họ bị tạm giam ngắn hạn ở Thiên Tân, cảnh sát không cung cấp cho họ bất cứ đồ ăn, nước uống nào và không cho phép họ sử dụng nhà vệ sinh. Đến trưa, cảnh sát vũ trang với súng được nạp đạn bao vây và không cho phép họ và các học viên khác được nói chuyện. Vào khoảng 6 giờ tối, đặc vụ Phòng 610 đến bắt bà Từ về lại Đức Châu và đến ngày 25 tháng 7 họ bắt bà đến trung tâm tẩy não. Bà bị giam giữ ở đó trong một tuần.

Năm 2000

Ngày 13 tháng 2 năm 2000, bà Từ bị bắt lần nữa và bị giam giữ tại đồn cảnh sát quận Đức Thành trong 15 ngày. Người nhà bà bị tống tiền 300 nhân dân tệ.

Một ngày giữa tháng 7 năm 2000, bà Từ đi làm về và thấy nhà mình bị cảnh sát và các đặc vụ Phòng 610 bao vây. Bà bị bắt đến đồn cảnh sát Đông Địa. Bà bị nhốt vào một cái lồng sắt cả đêm. Ngày hôm sau, bà bị chuyển đến Trại giam Đức Châu và bị giam ở đó một tháng. Gia đình bà phải đóng 300 nhân dân tệ tiền phạt.

Ba tháng sau, khoảng 11 giờ tối một ngày tháng 10, bà bị bắt tại nhà và bị đưa đến cơ sở tẩy não ở khách sạn Đông Phương. Một tuần sau, bà bị chuyển đến cơ sở tẩy não khác ở khách sạn Tân Băng Hồ trong 20 ngày. Bốn người đã thay phiên nhau tẩy não bà. Họ bắt bà phải xem các chương trình phỉ báng Pháp Luân Công và nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Vào giữa tháng 12, bà Từ và bốn học viên khác đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Họ bị bắt và bị đưa đến đồn cảnh sát Thiên An Môn. Cảnh sát tấn công họ bằng dùi cui, ném táo và dội nước sôi lên người họ. Ngày 29 tháng 12, bà Từ bị bắt đến Văn phòng Đức Châu ở Bắc Kinh và bị còng tay nguyên đêm. Ngày hôm sau, bà bị chuyển đến Trại giam Đức Châu và mãi đến hơn một tháng sau mới được thả ra.

Năm 2001

Ngày 8 tháng 2 năm 2001, bà Từ bị đưa đến một lớp tẩy não ở khách sạn Phưởng Chức một lần nữa. Và 14 học viên khác cũng đã bị đưa đến đó. Họ không được nói chuyện với nhau và bị buộc phải xem trò lừa bịp về vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn hàng ngày. Các nhân viên Phòng 610 và cảnh sát đã ép các thành viên gia đình của các học viên thuyết phục họ từ bỏ đức tin của mình. Hai con gái của ông Triệu Kim Đức đã quỳ và cầu xin ông từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Chồng của cô Ngô Ngọc Linh đã đánh cô chảy máu miệng.

Khúc Bồi Hoa, tân phó giám đốc của Tòa án quận Đức Thành, phụ trách phiên tẩy não. Không một học viên nào sẽ được thả nếu không ký vào một tuyên bố từ bỏ đức tin của mình. 40 ngày sau, bà Từ và 5 học viên khác đã bị kết án lao động cưỡng bức và 9 học viên khác đã được thả.

Ngày 1 tháng 4, bà Từ bị đưa đến Trại Cưỡng bức Lao động Phụ nữ tỉnh Tế Nam để thụ án ba năm. Bà bị biệt giam trong một căn phòng nhỏ, tối tăm, ẩm thấp trong hơn hai tuần. Bà cũng bị buộc phải làm việc không lương từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối hoặc trễ hơn. Bà được trả tự do vào cuối tháng 9 năm 2003.

Năm 2004

Cuối tháng 8 năm 2004, bà Từ bị tố giác với cảnh sát khi đang phân phát tài liệu về Pháp Luân Công. Các cảnh sát đã lục soát nơi ở của bà và tịch thu sổ ngân hàng của con gái bà và 100 nhân dân tệ tiền mặt. Trong hai tuần tiếp theo, bà Từ không được phép rời khỏi nhà. Có 2 người giám sát bà vào ban ngày và bốn người vào ban đêm. Sau đó, bà Từ đến đồn cảnh sát để gắng sức đòi lại cuốn sổ tiết kiệm và tiền mặt của cô con gái, nhưng cảnh sát Trương Hy Khôn không những không trả lại mà còn cáo buộc bà đã sử dụng nó cho các hoạt động của Pháp Luân Công.

Vào cuối năm 2004, hai nhân viên cảnh sát từ Sở cảnh sát Đông Địa đã lục soát nhà của bà Từ. Vì bà Từ liên tục bị bắt và tạm giam nên chồng bà đã phải chịu áp lực rất lớn. Ông bị đột quỵ và bị liệt.

Năm 2005

Ngày 10 tháng 9 năm 2005, bà Từ đến thăm bà Lưu Quế Hương, cũng là một đồng tu. Khi đó Phòng 610 và cảnh sát tình cờ lục soát nhà bà Lưu. Bà Từ đã bị đưa đến sở cảnh sát và nhà của bà cũng bị lục soát sau đó.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/9/433431.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/9/196515.html

Đăng ngày 29-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share