Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 08-06-2017]

Sư phụ đã cảnh báo chúng ta trong kinh văn “Càng về cuối càng tinh tấn” (Tinh Tấn Yếu Chỉ 3), nhưng tôi lại ngày càng không khởi được tinh thần. Mặc dù tôi cũng đang làm ba việc, nhưng học Pháp không thể nhập tâm, nghiệp lực tư tưởng và tư duy phụ diện nghiêm trọng. Tại phương diện giảng chân tướng cứu độ chúng sinh, không đi xuất ra con đường của mình, ma nạn trùng trùng, nhưng lại không biết làm sao đột phá, lực bất tòng tâm. Vậy làm thế nào để cải biến trạng thái này? Tôi biết chỉ có học Pháp nhập tâm, tu tốt bản thân, thì mới có thể cứu được chúng sinh.

Làm sao mới có thể giúp bản thân thực sự học Pháp nhập tâm? Chỉ có một cách là học thuộc Pháp!

Trước đây tôi đã từng học thuộc “Chuyển Pháp Luân”, nhưng do nghiệp lực tư tưởng quá lớn và mang theo tâm hữu cầu mà học, nên không hiệu quả cho lắm, vả lại tôi cũng không kiên trì học tiếp. Sư phụ giảng:

”… mong muốn ‘chính tâm’, trước mang ‘thành ý’” (Chương III • Tu luyện tâm tính, Pháp Luân Công)

Lần này tôi đã thực sự tổng kết bài học giáo huấn từ lần trước, tìm ra tư tâm ẩn giấu rất sâu, chính như đồng tu nói: “Tôi luôn muốn cho Đại Pháp vào bên trong ‘cái tôi’, chứ không phải là quên đi tự ngã, để Pháp cải biến tôi.” Tôi cảnh báo bản thân: Học thuộc Pháp là để khiến bản thân có thể thực sự đồng hóa Đại Pháp, nhất định phải đoan chính thái độ, phải thành tâm thành ý, nhất định phải khắc phục tâm lý ngại khó, cũng phải vứt bỏ tâm hữu cầu, phải kiên trì thường hằng học thuộc Pháp.

Đột phá quan nạn

Sư phụ giảng:

”… chúng tôi giảng Đại Pháp vô biên; [hoàn] toàn dựa vào cái tâm của chư vị mà tu. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân; hoàn toàn [dựa] xem bản thân chư vị tu ra sao. Có thể tu được không hoàn toàn [dựa] xem chư vị có thể nhẫn chịu không, có thể phó xuất không, có thể chịu khổ không. Nếu dốc lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, [thì] tôi nói rằng, [nó sẽ] không thành vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân)

Mặc dù đã có cơ sở học thuộc Pháp trước đây, nhưng khi thực sự bắt đầu học thuộc có lẽ không phải chuyện dễ, khi vừa cầm sách thì liền thấy đau đầu, cả người khó chịu giống như bị kim châm, tôi minh bạch đó là tâm cầu an dật đang khó chịu, nó đang giãy giụa. Tôi chẳng mảy may động tâm, trạng thái này rất nhanh qua đi. Nếu mà tôi bị nó dẫn động thì cũng không học thuộc tiếp được.

Đôi khi học rất lâu, nhưng vẫn chưa thể nhập tâm, mỗi khi tâm tư phiền loạn và không thể học thuộc, tôi bắt đầu thấy gấp gáp. Tôi nghĩ hay là mình từ bỏ nhỉ, mình muốn thông đọc chứ không muốn học thuộc. Khi nhận ra những lúc này chính là thời khắc chính tà đại chiến, tôi bèn nghĩ càng không thuộc thì mình càng phải học thuộc, mãi cho tới khi thanh trừ toàn bộ những nhân tố tà ác can nhiễu kia. Chỉ cần tôi kiên định bản thân thì lại có thể tĩnh tâm học thuộc.

Đôi khi có quá nhiều việc người thường, không có thời gian học thuộc Pháp, trong tâm cảm thấy gấp gáp, tôi cũng không muốn làm việc người thường; tâm nóng nảy, tâm oán hận, tâm tranh đấu, tâm hoàn thành nhiệm vụ đồng loạt nổi lên. Tôi vứt bỏ tự ngã, tùy kỳ tự nhiên làm tốt công việc người thường, hễ có thời gian thì lại tĩnh tâm học thuộc Pháp. Bất kể gặp phải ma nạn gì, tôi sẽ hướng nội tìm tâm chấp trước cản trở mình đồng hóa với Pháp và thanh trừ nó. Tôi coi học thuộc Pháp như là tu luyện.

Khi đột phá quan nạn hết lần này đến lần khác, tôi phát hiện càng học thuộc càng suôn sẻ, càng học thuộc càng thích học, càng học thuộc tâm chấp trước càng không có chỗ ẩn náu. Mỗi khi tôi hòa tan trong Pháp, nước mắt giàn giụa, không cách nào có thể bày tỏ lòng biết ơn trước từ bi hồng đại của Sư phụ.

Hướng nội tìm, dùng Đại Pháp để quy chính bản thân

Sư phụ giảng:

”Đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp phải nhớ kỹ, tuyệt đối không được chỉ coi Pháp như là nghiên cứu học vấn của người thường hoặc của người xuất gia, chứ không thực tu. Vì sao tôi bảo chư vị học, đọc niệm, và nhớ «Chuyển Pháp Luân»? Mục đích là chỉ đạo chư vị tu luyện! Còn với những ai chỉ luyện động tác chứ không học Pháp, hoàn toàn không phải đệ tử Đại Pháp. Chỉ có học Pháp tu tâm, thêm vào đó phương tiện viên mãn là luyện công nữa, thật sự thay đổi chính mình từ căn bản, tâm tính đang đề cao, tầng thứ đang đề cao, đó mới là tu luyện chân chính.” (Thế nào là tu luyện, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Có một đoạn thời gian, tôi ôm giữ tâm oán hận rất nặng với chồng, đối ứng ở không gian này, chính là trong đoạn thời gian đó, hễ anh thấy tôi thì liền nổi giận, ngay cả khi tôi chẳng làm gì sai, anh cũng phải bắt lỗi tôi một chập, tôi cảm thấy rất oan ức và bất lực, tôi thường hay khóc thầm. Mặc dù tôi cố nhẫn chịu trên bề mặt, nhưng trong tâm lại ức chế oán hận và thù hận đối với anh. Tôi hướng nội tìm xem rốt cuộc là nguyên nhân gì đã khiến tôi sinh ra bất mãn và oán hận mạnh mẽ với anh đến vậy? Là vì anh khinh thường tôi! Anh đã làm tổn thương lòng tự trọng của tôi. Tôi quá coi trọng bản thân, không để cho người khác nói về mình.

Đoạn thời gian trước, tôi chịu trách nhiệm kiểm kê tài sản của đơn vị, phát hiện chiếc máy tính cũ của đồng nghiệp đã bàn giao lại nằm trong danh sách kiểm kê một thời gian khá lâu. Phản ứng đầu tiên của tôi chính là phẫn nộ và trách móc: “Rõ ràng mình đã tận tay bàn giao máy tính, sao anh ấy không báo hủy chứ?” Tôi vội tìm bằng chứng ban đầu, nhưng không có lưu lại gì hết, trong tâm bắt đầu thấy hoang mang lo lắng: “Nếu anh ấy không thừa nhận thì mình phải làm sao đây? Không lẽ mình phải bồi thường cái máy khác sao? Lãnh đạo sẽ nhìn nhận mình thế nào? Làm việc không có trách nhiệm, mình làm sao giải thích cho rõ đây?” Tôi thấy cách nghĩ này không đúng, chẳng phải tôi đang đẩy ra ngoài sao? Tôi đang trách móc người khác, không có hướng nội tìm. Mặc dù trong tâm vẫn còn lo lắng hậu quả, nhưng tôi cố gắng phân biệt rõ ràng giữa “chân ngã” và “giả ngã”. Tôi không ngừng phát chính niệm, bài trừ tư tưởng bất hảo, đồng thời tìm xem gốc rễ là gì. Tôi phát hiện điều mình lo lắng và duy hộ chính là danh tiếng của bản thân, tôi nỗ lực làm tốt là vì không để người khác nói tôi. Hễ người khác làm tổn hại đến danh tiếng và tôn nghiêm của tôi thì tôi sẽ phẫn nộ, oán hận. Tôi truy cầu hư danh trong người thường, truy cầu người khác khen ngợi và khẳng định mình.

Để cho tiện, đồng nghiệp thường liên hệ công việc qua QQ, thỉnh thoảng mở QQ ra thì ảnh gái đẹp liền đập vào mắt, tôi không thể không liếc nhìn mấy bộ quần áo đẹp, sau đó nhấp chuột vào xem, cứ như vậy tôi đã mê đắm những bộ cánh lộng lẫy kia. Kỳ thực bản thân tôi không thiếu quần áo, nhưng tại sao tôi vẫn còn chấp trước vào quần áo đẹp? Sau khi hướng nội tìm, tôi phát hiện ra tâm tật đố, ghen tỵ với vẻ đẹp của người khác, chính là tâm hư vinh đang tật đố. Một đoạn thời gian gần đây, tôi đột nhiên bận rộn hẳn ra, vẫn chưa hoàn thành bài viết chuẩn bị gửi đi, công việc ở đơn vị cũng nhiều lên, mọi thứ đều đang chờ tôi đi làm. Mẹ tôi lại đột nhiên mắc bệnh cần phải nhập viện chữa trị. Làm xong thủ tục nhập viện cho mẹ, tôi vội vàng đến công ty. Sau giờ làm, tôi tất bật mang cơm cho mẹ. Sau khi về nhà còn có việc nhà đang chờ, tôi hầu như không có thời gian tự do. Sáng sớm thức dậy, tôi làm bữa sáng cho chồng, rồi vội vội vàng vàng đến bệnh viện đưa mẹ đi làm xét nghiệm siêu âm, hễ ra khỏi nhà muộn chút, thì trong lòng cảm thấy gấp gáp, khó chịu, bất ổn, nhưng càng hấp tấp sẽ càng làm sai. Cả ngày tâm tình của tôi không được tốt.

Tối đến học thuộc Pháp, tôi cố gắng bảo trì một tâm thái bình hòa, không cầu số lượng, chỉ cầu ghi nhớ mỗi từng câu Pháp đã thuộc trong tâm. Thuận theo học thuộc Pháp, tư tưởng của tôi dần dần thanh tỉnh, tôi biết vì sao mình khó chịu, hấp tấp; là do quy luật cuộc sống của tôi bị đảo loạn, không làm được việc cần làm, nên trong lòng thấy hấp tấp, khó chịu, tôi muốn nhanh chóng làm cho xong những việc của người thường, làm tốt những việc bản thân muốn làm như đọc sách, luyện công, viết bài chia sẻ; hơn nữa, loại mong muốn này lại vô cùng mạnh mẽ.

Bởi vì tôi không dụng tâm làm tốt công việc người thường nên mới xuất hiện sai sót. Vậy lẽ nào tôi muốn đọc sách, luyện công, viết bài chia sẻ cũng là sai sao? Sư phụ giảng:

”Quy y là hình thức nơi người thường; chư vị quy y xong thì phải chăng [chư vị] đã thành người của Phật gia? Phật sẽ quản chư vị? Không [hề] có chuyện ấy. Hàng ngày chư vị dập đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới được.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đột nhiên minh bạch ra mình sai ở đâu, chính là tôi đang hướng ngoại cầu, chấp trước vào hình thức bên ngoài. Trong tiềm ý thức, tôi cho rằng chỉ có tĩnh tâm học Pháp, luyện công, làm tốt ba việc chính là tinh tấn, là có thể theo Sư phụ về nhà, một khi không thể làm tốt ba việc, trong tâm liền thấy hoang mang và khó chịu. Thảo nào tôi thấy ngưỡng mộ những đồng tu rất tích cực làm ba việc, tôi muốn họ kéo tôi cùng tinh tấn, đây là học theo người khác chứ không phải học Pháp. Chẳng trách tôi làm ba việc không tốt, cảm thấy tự ti, không khởi tinh thần lên được, lúc nào cũng ở trong trạng thái lo âu, sợ bản thân làm không tốt. Trong cuộc sống, tôi thích ở một mình, không muốn đối diện với mâu thuẫn.

Đây không phải là vấn đề không tín Sư tín Pháp sao? Đây không phải là vấn đề bất nhị pháp môn sao? Đây không phải là dùng lý giải về “tu luyện” trong quá khứ để đối đãi với tu luyện Đại Pháp hay sao? Sư phụ giảng:

”Chư vị không muốn cải biến trạng thái của con người, từ lý tính mà thăng hoa nhận thức chân chính về Đại Pháp, thì chư vị sẽ mất cơ hội. Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn. Không thể là tôi cứ mãi tiêu nghiệp cho chư vị, còn chư vị không đề cao một cách chân chính trong Pháp, nhảy thoát khỏi nhận thức của con người và quan niệm của con người. Phương thức suy xét, nhận thức, cảm kích của chư vị về tôi và Đại Pháp đều là biểu hiện tư duy người thường. Nhưng điều tôi dạy chư vị chính là vượt thoát khỏi người thường cơ mà! Hãy từ lý tính mà nhận thức Đại Pháp một cách chân chính.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ giảng:

”Pháp môn này của chúng tôi là chủ ý thức đắc công; vậy nói là chủ ý thức đắc công liền được chủ ý thức đắc công? Ai cho phép? Không phải thế, nó cần phải có điều kiện tiên quyết. Như mọi người đã biết, pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn; ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.
Mọi người thử nghĩ xem, [người] chịu khổ một cách minh bạch chẳng đúng là chư vị, [người] phó xuất chẳng đúng là chủ nguyên thần của chư vị, khi mất đi những thứ tại người thường, chẳng phải chư vị chịu mất một cách minh bạch đúng không? Công ấy nên để chư vị được, ai mất thì được. Do đó đây chính là nguyên nhân vì sao pháp môn này của chúng ta, không hề thoát ly hoàn cảnh phức tạp này nơi người thường để thực hành tu luyện. Vì sao chúng ta phải tu luyện trong mâu thuẫn người thường? Bởi vì chúng ta muốn bản thân mình đắc công.” (Chuyển Pháp Luân)

Kể từ khi tôi cải biến trạng thái học Pháp của bản thân, bắt dầu tĩnh tâm học Pháp, Sư phụ dần dần giúp tôi nhận thức được rất nhiều chấp trước căn bản tồn tại trong tu luyện trước đây. Hiện nay tôi đã thanh tỉnh, minh bạch tu luyện chính là lấy Pháp làm tiêu chuẩn đo lường, quy chính bản thân, tống khứ quan niệm và nhận thức của con người, buông bỏ tự ngã, đạt đến vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/6/8/在背法中歸正-348609.html

Đăng ngày 22-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share