Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Nội Mông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-09-2021] Mùa xuân năm 1998 là thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc đời của tôi, và tôi quyết định tìm đến một ngôi chùa để tu Phật giáo. Chiều nào tôi cũng đạp xe đi tìm. Đến một ngày nọ, tôi gặp một người quen cũ ở trước một nhà thờ. Anh ấy đưa tôi vào trong và giới thiệu cho tôi các hoạt động của họ. Nơi đó đông đúc, mất trật tự và bầu không khí ngột ngạt. Cảm nhận được đây là chốn không thanh tịnh, tôi nhanh chóng rời đi.

Một ngày khác, tôi thấy mình ở một siêu thị đông đúc. Qua một khoảng hở giữa đám đông tôi nhìn thấy chữ “Phật” được viết bằng vàng trên giấy đỏ. Nhảy xuống khỏi chiếc xe đạp của mình, tôi đi thẳng tới chữ viết này. Khi đến gần hơn tôi thấy một biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp”.

Tôi hỏi người đứng cạnh tấm biểu ngữ xem nó nghĩa là gì. Cô ấy nói: “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện của Phật Gia.”

“Tu luyện như thế nào? Tôi có thể tu luyện được không?”

Cô ấy hỏi xem tôi từ đâu đến và cho tôi hay có một điểm luyện công ở gần nhà tôi.

Tôi không thể kiềm được niềm vui của mình – tôi đã tìm được pháp môn tu Phật. Đó là cách tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Sư phụ tịnh hoá thân thể cho tôi

Bên cạnh những cơn đau nhức toàn thân, tôi còn bị một số căn bệnh mãn tính.

Ngay sau khi học cách luyện năm bài công pháp của Pháp Luân Công, Sư phụ đã bắt đầu tiêu trừ nghiệp lực cho tôi: cổ họng của tôi bị sưng lên và tôi không thể nói chuyện được. Khi gia đình tôi thấy vậy họ đã yêu cầu tôi đến bệnh viện. Tôi đã bị nhiễm trùng nhiều lần như vậy kể từ khi còn bé. Trong cổ họng của tôi xuất hiện một cục u nhỏ chứa đầy mủ. Khi chuyện xảy ra, tôi không thể ăn được gì trong vài ngày. Tôi được cho uống thuốc và đôi khi cục mụn mủ cũng bị bể. Đây chỉ là giải pháp tạm thời. Khi lớn lên đôi lúc tôi vẫn bị lại.

Lần này, tôi nói với gia đình rằng: “Không sao đâu, giờ con là người tu luyện, nên chuyện sẽ khác. Sư phụ đang tịnh hoá thân thể của con.”

Tôi cảm thấy ổn khi ở điểm luyện công, nhưng lại cảm thấy mệt ngay khi về đến nhà. Tôi có thể ngửi thấy mùi thuốc bốc ra từ miệng mình. Vết sưng giảm mỗi ngày và hết sau một tuần.

Bố tôi rất ngạc nhiên. Ông hỏi: “Con không đi bệnh viện hay uống bất kỳ viên thuốc nào. Con khoẻ lại sau khi luyện vài bài công pháp này thôi sao? Bố không thể tin được! Con đang đọc sách gì vậy?” Sau khi ông đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, ông nói: “Đây là một cuốn sách tốt!” Ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp kể từ đó.

Buông bỏ tình đối với gia đình

Con gái của tôi bắt đầu hẹn hò với một cậu con trai ngay sau khi cháu tốt nghiệp đại học. Theo tôi, cậu này không phù hợp với cháu. Cậu con trai này không được học hành đến nơi đến chốn như con gái của tôi và cậu ấy xuất thân từ một gia đình cha/mẹ đơn thân.

Tôi phản đối mối quan hệ này, nhưng con gái của tôi không nghe lời tôi và nhất quyết giữ mối quan hệ với cậu ta.

Tôi đột nhiên nhớ ra mình là người tu luyện. Sư phụ giảng:

“chư vị không thể chi phối cuộc đời người khác được, không thể thao túng vận mệnh người khác được, kể cả vận mệnh vợ con, cha mẹ, anh em; chư vị có quyết định được [những việc ấy] không?” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Vì con cái của chúng tôi không phải là học viên, chúng chỉ là người thường, và tôi nên để chúng làm điều chúng muốn làm.

Hai đứa trẻ cuối cùng cũng đã thành thân. Vào một buổi chiều nọ, trong khi tôi đang ngồi phát chính niệm, con rể của tôi gọi. Cháu nói hai vợ chồng cháu đã cãi nhau. Con gái tôi đang đứng trên bệ cửa sổ, chuẩn bị nhảy. Cháu nhờ tôi chạy nhanh đến.

Tôi nhớ lại điều Sư phụ đã dạy:

“…ai không liên quan đến việc đề cao của chư vị cũng không dám xâm nhiễu chư vị.” (Đại Viên Mãn Pháp)

Tôi nghĩ: “Đây là can nhiễu. Mình là người tu, và can nhiễu đến từ chấp trước của chính mình. Chấp trước của mình là yêu thương gia đình. Sư phụ mới là người định đoạt mọi việc.”

Con gái của tôi sống cách tôi 20 phút đi xe hơi. Nếu có chuyện gì xảy ra, thì dù cho tôi có đến nơi cũng đã muộn màng. Chỉ có Sư phụ mới có năng lực thay đổi tình huống. Tôi tiếp tục phát chính niệm và cầu xin Sư phụ giúp đỡ.

15 phút sau, con rể tôi gọi lại. “Mẹ ơi, mẹ không cần đến nữa. Vợ con bình tĩnh lại rồi. Chúng con đã làm lành rồi.”

Nếu tôi không phải là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ làm mọi thứ để ngăn con bé lại. Ít nhất tôi cũng sẽ đưa ra gợi ý cho con rể qua điện thoại. Tôi sẽ vô cùng lo lắng vì tôi chỉ có một cô con gái và một cậu con trai. Nếu tôi làm bất cứ điều gì, có lẽ tôi sẽ gây họa nhiều hơn là lợi.

Sư phụ bảo hộ và trông nom tôi

Vào một lần khác, khi ấy cũng quá nửa đêm và tôi cũng đang ngồi phát chính niệm. Điện thoại reo. Là con rể tôi gọi: “Mẹ ơi, đến nhà con ngay đi.”

Tôi hỏi: “Có chuyện gì vậy?”

“Chúng con cãi nhau … con gái mẹ lại nổi giận!”

Tôi nghĩ: “Chẳng phải đây là để khảo nghiệm mình sao? Mình vẫn chưa buông bỏ được cái tình đối với con gái.” Tôi nói với Sư phụ: “Thưa Sư phụ, con chỉ làm theo an bài của Ngài. Ngoài ra con không muốn bất cứ điều gì khác nữa. Con không muốn ôm giữ cái tình đối với các con của mình. Nó không phải là chân ngã của con.”

Tôi tiếp tục phát chính niệm và cầu xin Sư phụ giúp tôi loại bỏ thứ tình cảm này.

Vài phút sau, con rể tôi lại gọi: “Mẹ, mẹ không cần đến nữa. Mọi thứ lại ổn rồi.”

Sư phụ một lần nữa đã giúp tôi, và con gái tôi cùng chồng của cháu đã làm hoà với nhau.

Tôi đã đối xử với con gái và chồng cháu dựa trên các tiêu chuẩn của Đại Pháp. Tôi xem con rể như con ruột của mình. Có lúc tranh cãi của hai đứa leo thang đến mức đòi ly dị nhau. Con gái tôi đã đuổi chồng cháu đi. Tôi đã chặn cậu ấy lại ở cửa. Con gái tôi đòi bỏ đi nếu chồng cháu không chịu đi.

Tôi nói: “Không ai trong hai đứa có thể bỏ đi. Hai đứa có con rồi. Hai đứa phải chịu trách nhiệm với con của mình và con là con gái của mẹ. Chồng của con cũng giống con trai của mẹ.”

Con rể của tôi từ bé đến lớn đã thiếu tình thương của gia đình. Cha mẹ cháu đều không quan tâm đến cháu. Cháu thậm chí còn chưa học hết tiểu học. Khi cháu nghe những lời tôi nói ra, cháu liền ôm chầm lấy tôi và con gái của tôi. Tất cả chúng tôi đều khóc. Con rể nói: “Mẹ ơi, đây là gia đình của con, là nhà của con mãi mãi.”

Sau đó, con rể của tôi đã thay đổi, cháu trở nên có trách nhiệm hơn đối với gia đình và xem tôi như mẹ ruột của cháu. Công việc kinh doanh của hai vợ chồng phát đạt và được coi là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực của cháu. Không dễ để đạt được vị trí mà chúng có hiện nay. Tôi cảm thấy chúng phát đạt vì tôi là học viên Đại Pháp. Sư phụ giảng:

“Chẳng phải tôi đã từng giảng rằng một người luyện công, cả gia đình được lợi ích sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc Châu năm 1999)

Cháu gái lớn lên trong Đại Pháp

Cháu gái của tôi giờ đã được 5 tuổi. Hồi còn ở phòng dành cho trẻ sơ sinh ở trong bệnh viện, cháu đã giữ tay trong tư thế hợp thập. Khi cháu khóc, không ai có thể dỗ cháu nín. Tôi đã thì thầm vào tai con bé: “Cháu hãy ghi nhớ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!’” Con bé ngừng khóc.

Một người bà khác nhận xét rằng cháu gái của tôi là một đứa bé dễ bảo, chứ cháu trai của bà ấy cứ một phút lại khóc một lần.

Cháu nội của tôi là một đứa trẻ vui vẻ và thân thiện, ngày nào cũng mỉm cười. Cháu thuộc lòng Luận Ngữ và nhớ hơn 20 bài thơ trong Hồng Ngâm khi cháu mới được ba tuổi. Giờ cháu đang đọc bài giảng thứ hai trong cuốn Chuyển Pháp Luân cùng tôi.

Một ngày kia, cháu bị đau bụng và đang nằm trên giường.

Tôi hỏi: “Con bị gì vậy? Con có muốn uống thuốc không?”

“Con không cần uống thuốc, con sẽ niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!’ và cầu xin Sư phụ giúp, và con sẽ khoẻ hơn.”

Con bé thiếp đi và khoẻ lại sau khi thức dậy. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng cháu đã có niềm tin vào Sư phụ và Đại Pháp, và Sư phụ đương nhiên sẽ trông nom cháu.

Cũng có một số sự cố thú vị xảy ra với cháu nội của tôi. Khi cháu được ba tuổi, bố mẹ của cháu thường phải đi công tác xa, nên tôi là người chăm sóc chính cho cháu. Tôi thường nghĩ rằng chăm sóc cho cháu khiến tôi không có đủ thời gian để luyện công, nên tôi đã phàn nàn với con dâu. Con dâu của tôi sẽ chăm sóc cho đứa nhỏ khi cô ấy ở nhà để tôi có thêm thời gian rảnh.

Tuy nhiên, không có cháu gái ở cùng, tôi vẫn không thể dậy sớm vào buổi sáng để luyện công. Một sáng nọ vào lúc 5 giờ sáng, cháu gái của tôi bước đến cửa phòng của tôi và nói một cách rất nghiêm túc: “Bà không dậy để luyện công nữa à? Cháu đã bảo bà đi với cháu mà bà không chịu đi.” Sau đó cô bé quay một vòng và đi về lại phòng của mẹ cháu.

Tôi biết Sư phụ đã dùng lời con trẻ để nhắc nhở tôi. Cháu gái của tôi không bao giờ thức dậy trước 7 giờ sáng. Sáng hôm đó tôi đã hỏi lại xem cháu đã nói gì và cháu nói rằng cháu không thể nhớ.

Sư phụ hẳn đã lo lắng cho tôi vì tôi đã không tinh tấn!

Cháu gái của tôi đã chăm chú theo dõi quá trình tu luyện của tôi. Bất cứ khi nào tôi gặp phải trở ngại, chẳng hạn như dậy trễ vào buổi sáng hay không giữ tay thẳng khi phát chính niệm, cháu sẽ nói với tôi giống như một bà cụ non: “Bà có đang bị can nhiễu trong việc tu luyện không?” hay “Bà lại ngủ gật rồi”.

Đây là một đứa trẻ phi thường – cô bé nghiêm túc vượt quá tuổi đời của mình. Những lời của cháu đã chỉ ra cho tôi biết những chỗ tôi cần đề cao. Cháu cũng lo lắng rằng khi tôi viên mãn, tôi sẽ không mang cháu đi cùng đến thiên quốc của tôi, vì cháu muốn đi cùng tôi.

Cô bé nói: “Bà hãy tu luyện tốt và mang cháu theo khi bà bạch nhật phi thăng nhé.”

“Không đâu, cháu phải tự tu luyện … chỉ có Sư phụ mới có thể mang cháu lên đó.”

“Vậy thì cháu cũng muốn học.” Kể từ đó cháu đã đọc Pháp cùng tôi.

Tôi biết ơn Sư phụ và Đại Pháp. Chỉ Đại Pháp mới có thể cứu người – Đại Pháp đã độ mọi học viên và là hy vọng duy nhất của nhân loại.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/12/430408.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/26/196325.html

Đăng ngày 10-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share