Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 07-09-2021] Trước đây, đối với việc tu luyện tôi có một ngộ nhận như sau: thông qua những bài giảng của Sư phụ (Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp), tôi biết rằng đệ tử Đại Pháp đã được tuyển chọn ra từ một thời kỳ lịch sử hết sức lâu dài, và xuyên suốt quá trình lịch sử của nhân loại, họ đã kiến lập uy đức để chuẩn bị cho vai trò đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay. Tôi cảm thấy thể ngộ của mình thêm phần vững chắc kể từ sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999 và các đệ tử Đại Pháp đã có thể vượt qua hơn hai thập kỷ đó. Do vậy, bất kể ba việc của tôi làm được tới đâu, miễn là tôi còn tiếp tục tu luyện thì tôi chính là một đệ tử Đại Pháp. Điều này không có gì phải nghi hoặc.

Nhưng gần đây tôi đã bị chấn động sau khi đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net có tiêu đề: “Một vài suy nghĩ về việc ai là đệ tử Đại Pháp”. Ngay lúc đó nhận thức của tôi đã chuyển biến, tôi ngộ rằng đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp là trong quá trình kiên định trợ Sư chính Pháp mà tu luyện xuất lai, chứ không chỉ đơn thuần là được tuyển chọn trong lịch sử. Việc an bài ai sẽ làm đệ tử Đại Pháp chỉ là tiền đề, và người đó có thể trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính hay không còn phải xem quá trình thực tu của họ thì mới có thể khẳng định được.

Điều này cũng tương tự như việc giáo dục ở bậc đại học. Một cá nhân sau quá trình nỗ lực học tập ở trường trung học và vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào đại học, anh ấy đã được một trường đại học chấp thuận. Nhưng chúng ta có thể kết luận rằng anh ấy là một sinh viên đại học đích thực không? Theo như tôi thấy, anh ấy có thể mang danh “sinh viên đại học”, nhưng liệu anh ấy có đạt đến tiêu chuẩn của sinh viên đại học hay không còn phụ thuộc vào việc anh ấy có thể hoàn thành chương trình học và đạt được tấm bằng đại học với thành tích tốt hay không. Còn nếu như anh ấy không nỗ lực học tập và chỉ làm trò mua vui trong trường, thì điểm số của anh ấy sẽ kém, anh ấy có thể trượt các bài kiểm tra, và thậm chí có thể dẫn tới bị đuổi khỏi trường học. Như vậy, nếu một người vì nguyên nhân nào đó mà không thể đạt được tấm bằng đại học, thì họ không thể được coi là đã tốt nghiệp đại học.

Không chấp trước vào truyền thông tự phát

Quá trình tu luyện của chúng ta cũng đồng dạng như sinh viên theo học đại học và đạt được tấm bằng đại học. Sư phụ từ bi vĩ đại đã dùng phó xuất cự đại của Ngài để kéo dài thời gian và cấp cho chúng ta mọi thứ cần thiết để có thể trở thành đệ tử Đại Pháp, đồng thời chúng ta đã vượt qua những khảo nghiệm tà ác mà cựu thế lực cưỡng chế lên chúng ta, để qua đó đạt được xưng hiệu thần thánh đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Nhưng chúng ta có thể bước đi tốt trên con đường tu luyện và hoàn thành sứ mệnh hay không là điều còn chưa chắc chắn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải chân tu trong Đại Pháp, trong quá trình chứng thực Pháp thì cứu độ chúng sinh và đoái hiện thệ ước. Nếu khi gặp khổ nạn mà một người không thể hướng nội, liên tục đề cao bản thân chiểu theo Pháp, và tận dụng tốt nhất thời gian để cứu người thì làm sao có thể gọi họ là đệ tử Đại Pháp?

Gần đây Ban biên tập Minh Huệ đã đăng thông báo của Phật Học Hội có tựa đề “Liên quan đến truyền thông tự phát • Lời bình của Sư phụ”, tôi đọc xong thì phi thường cảm khái. Là các học viên ở Trung Quốc đại lục, chúng ta có thể không cảm nhận được những gian nan mà các học viên ở hải ngoại đã phải trải qua để kiến lập và duy trì các kênh truyền thông trong suốt những năm qua. Nếu không có những nỗ lực gian khổ và tận tâm của các học viên hải ngoại, thì những kênh truyền thống đó đã không thể tồn tại hoặc đi được tới ngày hôm nay. Ngoài ra, các kênh truyền thông hải ngoại đã phát huy vai trò to lớn trong việc cứu người. Đây là điều mà tất cả các học viên, đặc biệt là học viên ở Trung Quốc đại lục nên phải trân quý. Bởi vì sau cùng thì những kênh truyền thông này đang thực hiện sứ mệnh cứu người, bao gồm cả người Trung Quốc ở trong đó.

Tuy nhiên, một số học viên điều hành kênh truyền thông bị phát hiện là có vấn đề, tôi tin chắc rằng nguyên nhân chủ yếu là do sơ hở của các học viên theo dõi các kênh truyền thông đó khiến cho tình huống trở nên trầm trọng hơn. Một số học viên có chấp trước rất mạnh vào những kênh truyền thông này. Họ thậm chí trở thành fan hâm mộ trung thành của những người dẫn chương trình hoặc phát thanh viên nào đó. Một số học viên còn bất tri bất giác sử dụng ngôn từ của người dẫn chương trình để chỉ đạo cho sự tu luyện và cứu người của mình. Bằng cách này, vô hình trung họ đã coi lời nói của người dẫn chương trình tương đồng với Pháp.

Thực tu

Các học viên chân tu luôn có thể từ Pháp lý mà nhận thức Pháp. Với sự lĩnh ngộ chân chính trên cơ điểm của Pháp, họ có thể cảm thụ được sự mỹ hảo và thần thánh của tu luyện, cũng như sự từ bi hồng đại của Sư phụ. Nhờ có những chỉ dẫn minh hiển của Sư phụ và Đại Pháp, những học viên này căn bản là không có hứng thú với những sự việc nơi nhân loại, và bất cứ sự việc gì phát sinh trên thế gian cũng không thể khiến họ động tâm. Nhưng ngược lại, những học viên không chân chính thực tu thì không thể đạt được tới trạng thái này. Họ bị thao túng bởi các quan niệm hậu thiên, và gây ra hỗn loạn trong học viên. Họ ý thức được bản thân không nên xem các video của người thường, nhưng họ lại chuyển sang xem các kênh truyền thông do học viên phụ trách. Họ có thể bao biện cho việc theo dõi các kênh truyền thông của học viên bằng đủ loại lý do, nhưng kỳ thực họ đang biểu hiện ra những nhân tâm của mình.

Trên thực tế, kênh truyền thông tự phát là một nền tảng cho các học viên hải ngoại sử dụng để giảng chân tướng và cứu người, chúng không dành cho người tu luyện. Người tu luyện là do Sư phụ và Đại Pháp cứu độ. Các học viên ở Trung Quốc chúng ta có thể tìm thấy bất cứ nguồn tài liệu cần thiết nào trên website Minh Huệ. Chúng ta không nên lãng phí thời gian xem tin tức trên các kênh truyền thông này hoặc coi bản thân đồng dạng với người thường.

Nói cách khác, các học viên nếu có thời gian thì nên truy cập vào Minh Huệ Net, bởi Minh Huệ giống như một ngôi nhà cho chúng ta. Thông qua Minh Huệ, chúng ta có thể nắm bắt được tiến trình Chính Pháp. Bên cạnh việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm hàng ngày, thì Sư phụ cũng đã chuẩn bị cho chúng ta mọi thứ cần thiết, bao gồm cả các chủng Pháp khí ở trong ngôi nhà này. Mỗi ngày, chúng ta đều có thể học Pháp và tìm đến ngôi nhà Minh Huệ để gia cường chính niệm cho bản thân, trước khi ra ngoài cùng các Pháp khí mới để trợ Sư cứu người.

Căn cứ vào tình huống hiện tại ở Trung Quốc đại lục thì hầu hết các học viên đều có thể truy cập vào Minh Huệ Net. Vậy câu hỏi thực sự đặt ra là họ có thể lý giải được tầm quan trọng của việc truy cập Minh Huệ và có làm điều này một cách thường xuyên hay không.

Trân quý cơ duyên

Toàn bộ những vấn đề kể trên kỳ thực đều có liên quan tới nhân tâm của chúng ta. Cũng là bởi chúng ta không đủ trân quý cơ duyên tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp mà tạo thành. Bản thân tôi không được trực tiếp tham gia các lớp truyền công giảng Pháp của Sư phụ, nhưng trong một giấc mơ tôi đã nhìn thấy cảnh tượng Sư phụ giảng Pháp buổi đầu tiên tại trường trung học số 5 ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.

Trong giấc mơ, tôi thấy một lớp học lớn chật kín người nhưng trên bục giảng thì không có ai. Sau đó Sư phụ đã xuất hiện, trông Ngài rất cao lớn và từ bi. Ngài sải từng bước hướng về phía bục giảng. Mỗi bước đi của Sư phụ đều rất kiên định và trầm ổn – tôi có cảm giác như từng bước đi đều có thể cải biến lịch sử của cả vũ trụ này (tôi chỉ có thể mô tả cảnh tượng nhìn thấy theo cách này vì ngôn ngữ người thường không có cách nào biểu đạt được). Tôi cũng có thể cảm nhận được toàn vũ trụ đang chấn động theo mỗi bước đi của Sư phụ, vì các sinh mệnh trong vũ trụ đều đang theo dõi khoảnh khắc lịch sử này…

Sau khi tỉnh dậy, tôi biết rằng Sư phụ đang khích lệ tôi thông qua giấc mơ này. Đồng thời, ở tầng thứ sở tại của bản thân, tôi có thể cảm nhận được Chính Pháp là vô cùng khó khăn và các đệ tử Đại Pháp nhất định phải trân quý. Nhưng tôi cũng thường thực thi không được tốt, không nghiêm khắc yêu cầu bản thân theo tiêu chuẩn của một học viên, và tôi vẫn còn nuôi dưỡng nhiều quan niệm người thường. Vậy vấn đề là nếu tôi không đạt tới tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp thì làm sao tôi có thể được xem là một đệ tử Đại Pháp?

Vài ngày trước, tôi cùng một số học viên địa phương đã xem video Giảng Pháp tại Úc châu của Sư phụ. Hết lần này đến lần khác, Sư phụ luôn kiên nhẫn và từ bi giảng thấu đáo Pháp lý cho chúng ta. Những Pháp lý được Sư phụ giảng ra hết sức rõ ràng, nhưng có bao nhiêu học viên có thể chân chính lĩnh ngộ được? Có bao nhiêu học viên có thể kiên định chính niệm và tu khứ chấp trước? Khi xem video, tôi đã cảm thụ được mức độ khó khăn trong việc Sư phụ độ nhân. Kỳ thực, bất kể Sư phụ kiên nhẫn và từ bi với chúng ta như thế nào, thì vẫn có một bộ phận trong chúng ta không nguyện ý cải biến bản thân và buông bỏ chấp trước.

Một phần khó khăn trong tu luyện chính là bởi chúng ta không kiên định tín tâm vào Sư phụ. Nếu chúng ta không trân quý những gì Sư phụ đã ban cho chúng ta và dù không tinh tấn nhưng vẫn coi bản thân là “đệ tử Đại Pháp” thì chắc chắn chúng ta nên suy nghĩ lại. Liệu chúng ta có thực sự muốn trở thành đệ tử Đại Pháp hay không? Chúng ta đã luân hồi nghìn vạn năm nơi hồng trần chỉ vì ngày hôm nay, và Sư phụ đã dùng phó xuất cự đại để đưa chúng ta tới giảng đường đại học “tu luyện Chính Pháp” này, vậy chúng ta có nên dốc toàn bộ tâm huyết và nỗ lực để đoái hiện thệ ước không?

Trên đây là nhận thức của cá nhân tôi tại tầng thứ sở tại. Nếu có điều gì chưa phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)]

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/7/430397.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/8/194984.html

Đăng ngày 18-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share