Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-09-2021]Trước đây, khi nghe đồng tu chia sẻ về vấn đề tâm oán hận, nó khiến tôi nghĩ tới vấn đề của bản thân. Tôi là một người làm việc nghiêm túc, một lần nhìn thấy đồng tu không thu xếp tốt những việc cần bàn giao cho tôi, khiến tôi không biết phải làm sao ứng phó với khách hàng, trong tâm tôi nảy ra một niệm: “Nếu sớm biết là vậy thì tôi đã không làm.” Qua đó có thể thấy, tôi vẫn còn quan tâm đến được mất của bản thân và thiếu khoan dung; tôi đang dùng tiêu chuẩn do mình đặt ra để đo lường người khác, chứ không phải lấy tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường bản thân.

Sư phụ giảng:

”Có người nói ‘tôi cảm thấy mình rất là thuần tịnh’, nhưng thực ra không phải, mang theo rất nhiều tạp niệm, mang theo rất nhiều những thứ mà hậu thiên dưỡng thành. Thậm chí chư vị cảm thấy một niệm kia rất đơn giản thôi, nhưng có thể cơ điểm hay [nguyên] nhân khởi lên của nó, hay những thứ bám theo đều là bất thuần.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

”… [tại] xã hội nhân loại, hết thảy những gì chúng ta thấy được có phải là tồn tại ngẫu nhiên không? Thậm chí nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành của mỗi đệ tử Đại Pháp, thậm chí đến cả vấn đề chư vị thắc mắc đều không hề đơn giản. Sau này chư vị coi [lại], đều [thấy] là đã an bài hết sức chặt chẽ; không phải là tôi an bài, [mà] là cựu thế lực kia an bài.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc [2001])

Tôi đột nhiên cảnh giác: Niệm đầu “nếu sớm biết là vậy thì tôi đã không làm” kia là trong não tự động phản ánh xuất ra, căn bản không có trải qua cân nhắc kỹ càng liền tuôn ra, rất nhiều niệm đầu căn bản không phải bản thân chúng ta thực sự nghĩ như thế. Như vậy, có thể phân biệt rõ ràng giữa chân ngã và quan niệm hình thành hậu thiên là cực kỳ quan trọng. Tu luyện chính là không đi theo kịch bản tư tưởng đã được an bài tốt, như vậy mới có thể nhìn rõ bản chất của sự vật. Oán trách là biểu hiện bề mặt, nó có thể là do rất nhiều tâm chấp trước hợp thành, ví dụ như tâm lợi ích, tâm tật đố, tâm giữ thể diện, tự cho là đúng, tâm hiển thị, tâm an dật, tâm sợ phạm lỗi lầm v.v.

Sư phụ giảng:

”Tu luyện ấy, Thần là nhìn vào nhân tâm, không nhìn vào bản thân hoạt động đó được an bài hoàn chỉnh hay không, toàn diện hay không, chư Thần không nhìn vào những cái đó. Mà càng không toàn diện thì còn mừng, nhìn xem chư vị ai thấy được chỗ không hoàn mỹ của việc đó mà có thể làm được nó cho tốt, nhìn xem ai khiến những chỗ thiếu sót của việc đó làm thành tốt đẹp, là vì khi thực hiện việc gì thì cũng có tu luyện của chư vị ở trong đó, ấy là nhìn tu luyện của chư vị! Chứ không phải chỉ học mà không [đem ra] dùng, chư vị có chủ động tu hay không, [hay là] chư vị là bị động bị dẫn dắt đi, biểu hiện ra vẫn là vấn đề chư vị tu hay không tu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Tôi ngộ ra, oán trách không chỉ đơn giản là vấn đề không tu khẩu, vấn đề cơ bản nhất của nó chính là chúng ta có muốn tu luyện hay không. Đồng thời, cũng là biểu hiện của hướng ngoại cầu, oán trách lâu dần sẽ thành oán hận, tu luyện sẽ giải đãi và không có đề cao trong lúc không hay biết. Bớt oán trách mới có thể hướng nội tìm nhiều hơn, đây cũng là lý tương sinh tương khắc.

Khi người tu luyện đang không ngừng tu bản thân, mới có thể không ngừng tiến về trước trên con đường tu luyện, không ngừng đồng hóa vũ trụ mới. Không tu tốt bản thân chính là đi theo kịch bản của cựu thế lực. Ngược lại mà nói, người khác cũng giống như vậy. Nếu kịch bản của người khác đã được an bài tốt, vậy làm sao tôi lại đi yêu cầu người khác tu sửa kịch bản của họ, đi yêu cầu người khác làm tốt chứ? Đương nhiên, nhìn thấy đồng tu có chỗ thiếu sót, chúng ta chỉ có thể khuyến thiện, nhưng đương sự nhận thức không ra vấn đề của bản thân, vậy thì người khác cũng không có cách nào. Minh bạch đạo lý này, tôi mới hiểu rõ hơn hàm ý trong câu Pháp của Sư phụ:

”Phía mặt tốt đã không nhìn thấy, đã cách ra rồi, những gì chư vị nhìn thấy vĩnh viễn là phía mặt chưa tu xong, nhưng chư vị không được không ôm giữ tâm từ bi, không được nhìn người một cách cố định.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Một bác sỹ khoa tâm thần ở Mỹ đã từng làm thí nghiệm, nghiên cứu ảnh hưởng của ý niệm đối với sức khỏe thân thể người. Ông sử dụng một loại máy đo tần số rung động trên thân thể người. Ông nói ông chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là biết người đó vì sao mắc bệnh, bởi vì từ trên thân bệnh nhân không tìm thấy bất cứ “tình yêu thương” nào, chỉ nhìn thấy thống khổ, oán hận, chán nản. Ý niệm tiêu cực quá nhiều, không chỉ làm tổn thương bản thân anh ta, mà từ trường xung quanh cũng biến thành bất hảo, những thứ này đều thuộc về tần số rung động thấp, cũng là nguyên nhân dẫn đến đủ loại bệnh như ung thư, bệnh tim. Yêu thích, từ bi, hỉ xả, giúp đỡ người khác, quan tâm người khác, bình tĩnh an lạc, những thứ này đều có tần số rung động rất cao, chúng khiến những người xung quanh đều cảm thấy rất hài hòa.

Oán trách không được thì bắt đầu bi quan tiêu cực, tuy không oán trách trên miệng, nhưng nó lại đang tiêu hao năng lượng chính của tự thân, đây không phải là trạng thái người tu luyện nên có. Vả lại, nếu lúc bình thường trong đầu xuất ra toàn là ý niệm tiêu cực như chỉ trích, trách móc v.v., thì lời nói sẽ không thuần, không mang theo nhân tố chính diện, và không xử lý tốt mọi việc. Giống như trước đây có một đồng tu muốn tôi đi tìm người điều phối giúp anh hóa giải hiểu lầm mà anh gây ra. Mới đầu tôi còn giữ một niệm, việc này chủ yếu không phải tôi gây ra, chủ yếu là nhân tố của anh ấy, tại sao biến thành tôi phải đi xử lý. Sau đó, tôi xoay chuyển niệm đầu, tôi nghĩ bản thân mình nên khởi tác dụng chính diện. Tôi nói với người điều phối tôi có chỗ không đúng, hơn nữa còn giúp anh giải thích rõ ràng mọi việc, không để cho anh luôn bị người điều phối hiểu lầm đều là vấn đề của anh ấy.

Đôi lúc tôi cũng nghĩ không rõ: Tại sao mình biết rõ không nên oán trách hay không nên có suy nghĩ tiêu cực về người khác, nhưng vẫn cứ luôn làm không được? Tôi thấy rất khó đột phá, bó tay bất lực, lâu dần cũng biến thành mê mờ. Bây giờ tôi đã minh bạch, nếu như chỉ nghĩ ức chế cái tâm này, không từ căn bản thực sự lý giải vì sao cần vứt bỏ nó và ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với tu luyện bản thân, thì sẽ không thể nào thực sự thay đổi bản thân, khi gặp chuyện thì nó sẽ nhảy trở ra, kỳ thực tâm chấp trước khác cũng giống như vậy.

Sư phụ giảng:

”Nói thế này nhé, đã là đệ tử Đại Pháp mà giảng, thì yêu cầu là cao, cao hơn so với tu luyện trong bất kể hoàn cảnh nào. Về hình thức sẽ không nghiêm khắc như thế, nhưng nghiêm khắc về tiêu chuẩn tu luyện, yêu cầu là cao. Chư vị ý thức không ra sai lầm của mình, vậy là không được đâu. Chư vị ý thức không ra rằng mình có chấp trước con người rất mạnh mẽ, thế thì không được. Nhận thức ra những thứ đó rồi, tất nhiên, là đệ tử Đại Pháp mà nói, vậy khẳng định cần thực hiện cho tốt, đó chính là tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)

Trước đây, tôi không có cảm nhận sâu sắc về câu Pháp “cao hơn so với tu luyện trong bất kể hoàn cảnh nào” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015) như đang nói về mình. Bây giờ, tôi mới hiểu rõ là do mình không nhận ra bản thân có sai sót, kỳ thực cũng rất khó ý thức được, tôi cho rằng bản thân vì tốt cho hạng mục, vì tốt cho công ty. Bởi vì chúng ta mỗi ngày đang tu luyện trong xã hội người thường, nếu không thường xuyên dùng Pháp đối chiếu bản thân thì sẽ bị người thường ảnh hưởng, hơn nữa còn cảm thấy hài lòng [vì] tốt hơn người thường là được rồi. Người thường ngày nào cũng đang oán trách, nó đã trở thành chuyện bình thường. Đoạn thời gian trước, khi nghe đồng tu nói, ai đó thường hay oán trách, tôi không nghĩ là mình đang oán trách. Lúc đó, tôi ý thức được tu tốt bản thân rất quan trọng, người thường đều đang tĩnh tĩnh quan sát chúng ta, Thần cũng đang nhìn.

Hiện nay, nếu tôi có cách nghĩ tiêu cực hay bất mãn về đồng tu hay công việc, thì sẽ có một tư tưởng tiến nhập vào: “Liệu tôi còn muốn tu không?” Chính một niệm này, tất cả suy nghĩ bất mãn và oán trách lập tức dừng lại, tiếp theo là liên tục hướng nội tìm vấn đề của bản thân. Một hôm, tôi nói với người phụ trách về vé của khách hàng mong cô xử lý giúp, vài ngày trôi qua nhưng vẫn chưa thấy xử lý, trong tâm nảy ra một niệm: “Việc đơn giản này chỉ cần mất vài phút là có thể làm xong, vì sao cô ấy không xử lý nhỉ? … Không biết cô ấy còn phải kéo dài thời gian bao lâu nữa.” Nhìn thấy niệm đầu này, tôi nhận ra chỗ bất thiện của mình, lập tức dừng suy nghĩ tiêu cực này và gửi tin nhắn văn bản, thiện ý nhắc nhở cô ấy nhớ xử lý việc này. Như vậy, cô ấy đã xử lý nó trong ngày hôm đó. Sau đó, tôi đào sâu gốc rễ động cơ tư tưởng của bản thân, tôi thấy tâm tật đố đang khởi tác dụng, trong quan niệm của tôi cho rằng, người điều phối cần tự giác chịu trách nhiệm, không cần người khác nhắc nhở, người ta hơi làm không tốt, liền có ý kiến này nọ. Tư tưởng này giống với ví dụ lúc Sư phụ giảng về tâm tật đố:

”Hiện nay làm người gương mẫu trong lao động không dễ: ‘Anh là lao động gương mẫu thì anh làm được rồi; anh phải đến sớm về muộn, những việc ấy anh làm đi; anh làm được tốt, còn chúng tôi không được’, giễu cợt châm chọc [như thế]; làm người tốt không dễ.” (Chuyển Pháp Luân)

Tu luyện đã lâu như vậy, nếu vẫn ôm giữ cái lý của “sách tiểu học” không chịu bỏ, thì đó thực sự là vĩnh viễn không đề cao lên. Bây giờ tôi cảm thấy bản thân mình nhìn vấn đề từ một khởi điểm và góc độ mới, không lại dùng tiêu chuẩn quá khứ để đo lường hết thảy sự việc phát sinh nữa. Cũng chỉ có không ngừng đề cao tiêu chuẩn yêu cầu tâm tính đối với bản thân, thì mới có thể không ngừng tinh tấn tiến bước trên con đường tu luyện.

Nếu có chỗ nào thiếu sót, mong quý đồng tu từ bi chỉ chính.

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”]

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/9/18/修去抱怨的習慣和怨恨之心-430900.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/5/196034.html

Đăng ngày 15-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share