Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-08-2021] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 2015. Cùng năm đó, tôi tham gia hạng mục truyền thông. Đó là một công việc đặc thù và tuyệt vời. Chú tâm vào hạng mục này hàng ngày giúp ích rất nhiều cho các học viên mới nhanh chóng bắt kịp tiến trình Chính Pháp.

Sau khi tham gia một hãng truyền thông lớn được 2 năm, tôi chuyển đến một cơ sở nhỏ hơn sau một thay đổi lớn. Gần đây, tôi không còn làm cho hãng tin địa phương nữa mà chuyển sang làm tại ban tiếng Anh của trụ sở chính. Sự thay đổi này diễn ra đột ngột, khiến các thành viên trong nhóm từng phối hợp rất tốt với nhau, đột nhiên trở nên lạnh nhạt và xa cách. Mâu thuẫn cứ ngày một lớn dần và bùng nổ như trong phim. Sau cùng, mỗi người cũng xác định được cho mình một vị trí và vai trò khác nhau.

Không có gì là ngẫu nhiên

Không có điều gì là ngẫu nhiên, và tôi biết đó là khảo nghiệm cho các học viên. Đại Pháp có sức mạnh vô biên vô tế. Đại Pháp có thể cải biến một thứ xấu trở thành tốt, đặt định mọi người trong một khuôn mẫu mới. Đó đều là những thứ không thể hình dung được và có kết quả tốt đẹp nhất.

Tôi vẫn luôn cho rằng mình là người chính trực và thẳng thắn. Khi có điều bất công xảy ra, tôi sẽ lên tiếng nếu có thể. Tuy nhiên, khi bị cảm xúc chi phối, tôi không thể xử trí một cách bình tĩnh. Thiếu sót này không giúp ích gì cho tôi trong việc giải quyết xung đột.

Gần đây khi gặp mâu thuẫn, tôi thường ghi lại cách hành xử của mình vào nhật ký. Đến một ngày, tôi vô tình lật lại những ghi chép của mình về một sự việc diễn ra trong quãng thời gian đầu tham gia hạng mục truyền thông. Tôi thấy mình cư xử hệt như cách đây hai năm rưỡi. Tôi vẫn giữ thói quen ghi chép nhật ký. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy hai bài ghi gần như giống hệt nhau. Điều đó nói lên rằng, khi gặp mâu thuẫn, tôi vẫn phản ứng theo cùng một cách. Dường như tôi không có chút đề cao nào trên con đường tu luyện cá nhân.

Trong cả hai lần, tôi cảm thấy như thể mình lên tiếng vì chính nghĩa và chịu trách nhiệm cho những nhân tố chính diện trong vũ trụ. Có cảm giác đó là sự bất bình chính đáng và một cái tâm trong sáng dựa trên cơ điểm của Pháp. Nhận thức này này có vẻ phù hợp nếu là hai năm trước đây nhưng với hiện tại, tôi cảm thấy có gì đó chưa đúng, tôi cần phải đề cao lên.

Yêu cầu đề cao

Vậy nó là gì? Tôi nghĩ đến điều này trong vài ngày nhưng vẫn không thể nào chỉ ra. Sau một thời gian làm việc tại trụ sở chính, tôi phát hiện, trong một hạng mục từ lâu đã có hai nhóm học viên bất đồng ý kiến vì nhiều lý do khác nhau. Như trường hợp hãng tin địa phương của chúng tôi, sau khi xảy ra mâu thuẫn, các học viên từng phối hợp tốt với nhau lúc trước tách thành hai nhóm với khác biệt không thể hòa giải. Họ tham gia hai hạng mục truyền thông khác nhau tại địa phương. Vì nhiều lý do khác biệt mà hai nhóm luôn đối xử lạnh nhạt với nhau.

Tháng 8 năm ngoái, chúng tôi bắt đầu tổ chức giảng chân tướng theo hình thức diễu hành trên phố bằng ô tô. Lúc đầu mọi người đều tham gia hạng mục này. Sau đó, chỉ còn lại một số học viên tiếp tục làm. Hiện tại, các học viên tại địa phương đã phân thành một nhóm có tham gia, còn một nhóm thì không. Đột nhiên, đâu đâu tôi cũng thấy có sự gián cách giữa các học viên.

Ai sẽ vui nhất khi thấy các học viên Đại Pháp chia rẽ? Không nghi ngờ gì nữa, đó là cựu thế lực. Cá nhân tôi từng có trải nghiệm về sức mạnh của các học viên Đại Pháp khi họ hợp thành một chỉnh thể, đó là sức mạnh mà cựu thế lực sợ nhất. Hầu như mỗi lần Sư phụ giảng Pháp, Ngài đều nhắc đến vấn đề phối hợp giữa các học viên Đại Pháp. Tôi luôn xem việc phối hợp là một yêu cầu với bản thân. Trong hai lần xảy ra mâu thuẫn ở hãng truyền thông mà tôi tham gia, mặc dù tôi có ý tốt, nhưng kết cục vẫn là chia rẽ và gián cách. Tôi băn khoăn mình cần học được bài học gì? Làm cách nào để khiến mọi thứ khác đi và tốt hơn?

Sau một thời gian suy xét, tôi nghĩ đến một vài nhân tố. Đầu tiên, các học viên rất dễ bị quan niệm người thường chi phối, hơn nữa còn bị dẫn động bởi những tư tưởng bất hảo. Sư phụ chỉ nhìn vào phía mặt tu tốt của các đệ tử, Ngài không xem trọng những gì họ chưa làm đúng hoặc còn sai kém. Sư phụ luôn khích lệ chúng ta đứng lên khi vấp ngã và đừng để gánh nặng tinh thần làm cản trở. Khi tôi không tỉnh táo minh bạch, tư tưởng phụ diện sẽ kiểm soát tâm trí tôi. Nó khiến tôi có những suy nghĩ tiêu cực về các đồng tu. Một học viên khi gặp mâu thuẫn, có thể ghi nhớ Pháp Sư phụ giảng và nhìn vào mặt tốt của các đồng tu, thì đều có thể thiện giải bằng Phật tính. Tương lai, tôi cần giữ tâm thái từ bi, hòa ái và nhắc nhở bản thân phải thực sự bình tĩnh khi đối diện với mâu thuẫn.

Thứ hai, tôi không nhẫn và chưa có ý thức phối hợp chỉnh thể. Tôi đã làm những gì mình cho là đúng nhưng trên thực tế lại góp phần gây chia rẽ giữa các học viên. Khi mâu thuẫn xảy đến, đáng lẽ tôi cần làm nhiều hơn là chọn đứng về phía nào.

Tôi ngộ ra, khi chúng ta nhìn thấy sự chia rẽ giữa các đồng tu, điều quan trọng là phải làm mọi việc dựa trên Pháp. Thái độ và ngữ khí của chúng ta ra sao cũng là một yếu tố quan trọng. Học cách phối hợp chỉnh thể là yêu cầu cao hơn với các đệ tử Đại Pháp. Tà ác lợi dụng chấp trước và nghiệp lực của chúng ta để gây gián cách và làm suy yếu sức mạnh chỉnh thể của đệ tử Đại Pháp. Đây là cách của chúng. Khi các đệ tử Đại Pháp khăng khăng muốn giữ ý kiến cá nhân và cho rằng mình đúng, họ chính là đang rơi vào bẫy của cựu thế lực.

Ngộ được điều này, tôi nhận ra các học viên Đại Pháp phát sinh mâu thuẫn và không thể từ bi đối đãi với nhau, thì dù đúng hay sai, họ đều rơi vào cái bẫy của tà ác.

Để kết thúc bài chia sẻ, tôi xin được trích dẫn một đoạn Pháp của Sư phụ:

“Việc cứu chúng sinh phải là chư vị làm, không chỉ là cần làm, mà mọi người nhất định phải làm cho tốt. Chứ không phải làm cho Sư phụ. Nói là cứu độ chúng sinh, cũng không phải toàn là vì họ mà làm đâu, mà vì chính bản thân chư vị mà làm”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

“Bất kể là làm hạng mục công tác gì hay sự việc gì, đã không làm thì không làm, đã làm thì nhất định làm cho thật tốt, có thuỷ có chung. Nếu không trong lịch sử lẽ nào sẽ ghi chép về chư vị là chư vị lãng phí thời gian như thế? Chẳng hoàn thành việc gì cả, việc gì cũng thất bại”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”]

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/3/429046.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/5/194933.html

Đăng ngày 14-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share