Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-08-2021] Bà Ngụy Minh Hà ở thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 2021, chỉ hai tuần sau khi bà bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Ngụy ngoài 7 tuổi, bị bắt vào ngày 19 tháng 7 năm 2021, trong khi đang ở nhà của học viên Chu Quân. Cảnh sát lục soát nhà bà và tịch thu sách và tài liệu thông tin Pháp Luân Công, một tấm ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và một chiếc máy tin. Mặc dù ông Chu đã được thả vào chiều tối hôm đó, nhưng bà Ngụy và một học viên khác là bà Giải Côn, đã bị đưa tới Trại tạm giam thành phố Hồ Lô Đảo. Được biết bà Ngụy bị đưa đến trại tạm giam trong tình trạng phải ngồi xe lăn.

Bà Giải đã được thả vào chiều tối ngày 2 tháng 8. Theo lời người trong cuộc, bà Ngụy đã được đưa khỏi trại tạm giam vào buổi tối hôm đó. Sáng hôm sau, có tin rằng bà đã qua đời vào đêm hôm trước.

Gia đình bà Ngụy cho biết trước khi bị bắt, bà vốn rất khỏe mạnh và vẫn có thể làm việc đồng áng. Thi thể của bà hiện đang được lưu giữ tại một nhà tang lễ địa phương và gia đình bà đang cố gắng tìm hiểu thêm về cái chết của bà. Tuy nhiên, cảnh sát đe dọa, sách nhiễu và uy hiếp gia đình bà.

Bà Ngụy là học viên Pháp Luân Công thứ hai đã tử vong tại trại tạm giam thành phố Hồ Lô Đảo trong năm nay. Ông Trình Vệ Tinh, một người đàn ông 54 tuổi bị bắt vào ngày 12 tháng 5 năm 2020, cũng tử vong tại đó. Bởi sự kiểm soát thông tin chặt chẽ, chi tiết về cái chết của ông vẫn chưa được làm rõ. Một số nguồn tin cho biết ông qua đời vào tháng 2 năm 2021, trong khi những nguồn khác cho biết ông mất vào tháng 5 năm 2021.

Nhiều học viên ở Hồ Lô Đảo khác cũng đã bị bức hại tàn nhẫn vì giữ vững đức tin của họ đối với Pháp Luân Công. Theo thống kê hiện có do Minghui.org tổng hợp, 36 học viên địa phương đã bị kết án đến 14 năm, 141 học viên bị bắt và 75 người khác bị sách nhiễu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018. Hai năm tiếp theo (2019 và 2020) đã chứng kiến 17 học viên bị kết án , 41 bị bắt, 7 bị tạm giữ hành chính, và một học viên bị đưa vào bệnh viện tâm thần.

Bức trại trong quá khứ

Bà Ngụy là mục tiêu trong những ngày đầu của cuộc bức hại và bị tra tấn vô cùng tàn nhẫn trong khi bị giam giữ.

Bà bị bắt vào ngày 26 tháng 6 năm 2000, khi đang tới gặp học viên cô Trịnh Gia Ngọc. Các cảnh sát Mã Ân Hữu, Vương Anh, Vương Chấn Kiệt, Mạnh Khánh Quân đã lục soát cả nhà của bà Trịnh và bà Ngụy và tịch thu các sách Pháp Luân Công và băng ghi âm bài giảng Pháp của họ.

Tại đồn công an, cảnh sát Mạnh đã dùng gậy đánh vào lưng và mông bà Ngụy. Cơ thể bà đầy rẫy thương tích và bà không thể đi lại. Một cảnh sát khác là Tàng Quốc Khang đã hét vào mặt bà: “Tôi sẽ lột da của bà nếu bà không khai ra nơi bà lấy tài liệu Pháp Luân Công.” Khi bà từ chối, Tàng lại đánh đạp bà vào ngày hôm sau và giam bà 30 ngày tại một cơ sở giam giữ địa phương.

Sau khi được ra khỏi trại giam, bà Ngụy bị đưa đến một trung tâm tẩy não địa phương để tiếp tục bức hại vào ngày 28 tháng 7. Một lính canh tên là Triệu Cửu Tài đã túm tóc và đập đầu bà vào tường. Anh ta cũng đập vào gáy và đá vào lưng bà. Bà Ngụy gần như ngất xỉu vì bị đánh đập. Bà kể lại: “Họ không coi chúng tôi như con người, hễ giơ tay là đánh, mở miệng là chửi chúng tôi.”

Khi nhiệt độ lên đến hơn 37-38 độ C, các lính canh bắt bà Ngụy phải chạy dưới ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt. Ngay sau khi bà chạy xong, họ bắt bà phải đứng bằng một chân. Nếu bà không thể giữ thăng bằng, lính canh sẽ đánh bà. Sau khi một số học viên bị buộc phải chạy nhiều vòng dưới trời nắng, lính canh sẽ buộc họ phải đứng cạnh nhau và cúi gập người xuống, đồng thời giữ thẳng tay chân và ngẩng đầu lên. Hầu hết các học viên đều ở độ tuổi 50 và thường bị mất thăng bằng. Sau đó lính canh vén áo của họ lên và quất họ bằng cành cây. Không được cung cấp đủ thức ăn và nước uống, bà Ngụy nhiều lần ngất xỉu vì kiệt sức.

Ngày 21 tháng 2 năm 2001, bà Ngụy bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng để thụ án ba năm. Bà bị giam giữ ở nhiều khu vực khác nhau trong nhiều năm và bị tra tấn không ngừng.

Bà từng kể lại: “Ngoài việc tra tấn triền miên, một phương thức bức hại khác đối với các học viên bị giam giữ là lao động cường độ cao trong nhiều giờ. Hầu hết các công việc liên quan đến vật liệu độc hại mà các công ty khác sẽ không nhận. Mùi hăng thường khiến tôi choáng váng và buồn nôn. Thậm chí sau nhiều năm được thả, tôi vẫn bị đau đầu dai dẳng và dị ứng da. Việc tra tấn cũng khiến bàn chân tôi sưng tấy đến nỗi tôi không thể đi giày trong mùa đông. Bàn chân và chân của tôi luôn hết cảm thấy tê liệt, khiến tôi không thể tự đi lại được. Tôi cũng bị sốt liên tục. Nhưng bất chấp tình trạng của tôi, họ vẫn bắt tôi lao động không công.

“Đối với những học viên từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh dùng mọi biện pháp tra tấn mà họ có thể sử dụng để bức hại chúng tôi, bao gồm treo người, sốc điện bằng dùi cui, đánh đập hoặc giam chúng tôi trong phòng biệt giam. Một số học viên bị rối loạn tâm thần trong khi những người khác bị tra tấn đến chết. Ở đó mỗi phút, mỗi ngày đều xảy ra bi kịch.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/10/429389.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/11/194562.html

Đăng ngày 25-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share