Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-07-2021] Ông Trần Văn Đa bắt đầu bị suy tim vào tháng 11 năm 2020. Ông khó thở, bị phù toàn thân và không thể ngủ được. Sau ba tháng chống chọi với bệnh tật, ông đã qua đời vào ngày 23 tháng 1 năm 2021, ở tuổi 52.

Cái chết của ông Trần đã là cái kết bi thảm cho chuỗi bức hại kéo dài hai thập kỷ mà ông đã phải chịu đựng vì kiên định đức tin của mình vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa xưa đã bị chế độ cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ông Trần và vợ là bà Lưu Đan đều là giáo viên cấp hai ở thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh. Cả hai đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 1997. Khi cuộc bức hại bắt đầu hai năm sau đó, họ đã bị bắt và giam giữ nhiều lần. Ông Trần đã bị kết án lao động và tù giam. Ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh tim và mất ngủ sau khi bị ép uống một loại thuốc không rõ nguồn gốc ở trong Nhà tù Đại Liên. Ông tiếp tục bị ốm sau khi được trả tự do vào ngày 14 tháng 11 năm 2016, và qua đời 5 năm sau đó.

Khởi đầu cuộc bức hại

Một ngày sau khi chính quyền cộng sản ra lệnh bức hại vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Trần và bà Lưu đã đến chính quyền tỉnh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công.

Trong khi hai vợ chồng ông đi vắng, Trần Hưng Quốc, một sĩ quan từ Đồn Công an Hải Tinh, đã đến nhà họ vào ban đêm, phá cửa và khiến cha mẹ già và cô con gái nhỏ của cặp vợ chồng này vô cùng khiếp sợ. Sau đó, cảnh sát rời đi, nhưng quay trở lại vào sáng hôm sau và tịch thu các sách Pháp Luân Công, băng ghi âm, băng hình và ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Cả ông Trần và bà Lưu đều bị bắt đến đồn công an và bị giam giữ ở đó đến 3 giờ chiều. Một tuần sau, cảnh sát yêu cầu họ phải đến trình diện mỗi ngày.

Tối ngày 19 tháng 10, các cảnh sát viên Trần và Sài Hà lại đến nhà của hai học viên và yêu cầu họ đến đồn công an để trả lời một số câu hỏi. Khi hai người đến đó, họ đã bị đưa tới trại giạm giữ vào khoảng 1 giờ sáng.

Khi hay tin hai người bắt, người thân, bạn bè và học sinh của họ đã đến trại giam để yêu cầu thả người. Tuy nhiên cảnh sát lại trách vợ chồng ông bà “không có tinh thần trách nhiệm, không chăm sóc gia đình.” Bà Lưu đã được thả sau 15 ngày bị giam giữ, còn ông Trần bị giam giữ lâu hơn.

Một năm lao động cưỡng bức

Sử Cảnh Phú và Hồng Cảnh Sơn ở Đồn Công an Hải Tân sách nhiễu ông Trần hai lần vào đầu tháng 7 năm 2000, và bắt ông cùng bà Lưu vào ngày 8 tháng 7, sau khi lừa họ đến đồn công an một lần nữa.

Khi gia đình ông Trần đến trại giam để thăm ông, lính canh đã không cho phép ông nói chuyện và đưa ông trở lại phòng giam ngay sau đó. Mẹ của ông đã tranh luận với cảnh sát và nói rằng việc giam giữ hai vợ chồng ông Lưu khiến con gái họ rơi vào tình cảnh khốn cùng. Trương Viên Hưng, phó trưởng đồn công an đáp: “Các vị thích đến đâu khiếu nại thì đến! Và tôi không quan tâm các vị giải quyết việc con gái của họ như thế nào. Đó không phải là việc của chúng tôi.“

Tại nơi tạm giữ, cảnh sát đã nhiều lần thẩm vấn vợ chồng ông Trần. Cảnh sát Vương Hồng Khuê đã cố gắng nhiều lần tống tiền gia đình họ 10.000 nhân dân tệ, nhưng họ từ chối. Cuối cùng, ông Trần một đã bị lãnh năm lao động cưỡng bức, với cáo buộc lan truyền các bài giảng của Pháp Luân Công cho các học viên khác. Bà Lưu đã được thả sau 40 ngày bị giam giữ, sau khi bị bắt phải nộp phạt 10.000 nhân dân tệ.

Bị nhà trường sa thải và buộc phải rời khỏi nhà sống trôi dạt

Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Bát Ngư Quyển đã yêu cầu vợ chồng ông Trần phải tham gia một phiên tẩy não vào tháng 1 năm 2002. Để tránh bị bức hại, họ phải rời khỏi nhà trong hơn một tháng.

Không lâu sau khi ông bà trở về, vào tháng 4 năm 2002, Hoa Ninh của Đồn Công an Hải Tân lại đến sách nhiễu họ. Vì ông Trần không có nhà nên bà Lưu không mở cửa cho cảnh sát.

Tối ngày 24 tháng 4, Hoa quay lại và cho biết cảnh sát trưởng đang tìm ông Trần. Ông ta yêu cầu ông Trần đi cùng ông ta đến đồn công an, nói rằng ông sẽ chỉ mất 20 phút để trả lời một số câu hỏi và các lớp học buổi tối của ông sẽ không bị ảnh hưởng.

Ông Trần đã tin ông ta và đến đồn công an, nhưng phát hiện ra rằng mình đã bị lừa một lần nữa. Trương Viễn Hưng, cảnh sát trưởng, đã ký thông báo tạm giam lần thứ ba. Khi ông Trần hỏi mình đã vi phạm luật nào, Trương trả lời: “Chúng tôi không cần phải tuân theo luật khi xử lý các vụ án Pháp Luân Công”.

Lần này, ông Trần bị giam 1,5 tháng và bị tống tiền 5.000 nhân dân tệ. Đồng thời, Trương cũng gây sức ép với phòng giáo dục địa phương để buộc hai vợ chồng ngừng giảng dạy và chuyển họ sang vị trí khác.

Tháng 7 năm 2002, cảnh sát Hoa đã gọi điện cho ông Trần một lần nữa sau khi ông được thả, và yêu cầu hai vợ chồng ông phải tham gia phiên tẩy não. Để tránh bị bức hại, hai vợ chồng buộc phải sống xa nhà, đơn vị công tác cũng sa thải họ.

Án tù ba năm

Ông Trần bị bắt giữ lần gần đây nhất là vào ngày 13 tháng 11 năm 2013. Vụ bắt giữ do Huệ Hoài Kỳ thuộc Văn phòng An ninh Nội địa Bát Ngư Quyển thực hiện. Cảnh sát đã thuê một thợ khóa để phá khóa đột nhập vào nơi ở của ông Trần. Cả ông Trần và em trai ông là ông Trần Văn Hạo đều bị bắt. Một tháng sau, ông Trần Văn Hạo đã được thả, nhưng ông Trần Văn Đa vẫn bị giam giữ.

Mặc dù huyết áp của ông Trần ở mức nguy hiểm, nhưng Trại tạm giam Bát Ngư Quyển vẫn từ chối thả ông. Sau đó ông bị kết án ba năm tù và chuyển tới Nhà tù thành phố Đại Liên vào tháng 8 năm 2014.

Nhà tù đã từ chối tạm tha y tế cho ông Trần mặc dù ông bị huyết áp cao. Thay vào đó, các lính canh đã bí mật bỏ thuốc vào thức ăn của ông và ép ông phải uống, sau đó ông bắt đầu gặp phải tình trạng tim nghiêm trọng.

Ba tháng trước khi ông Trần được thả, một tù nhân đã đưa cho ông một tách trà. Đêm đó, ông bắt đầu mất ngủ và đột ngột ngừng tim. Các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng và chỉ bắt đầu thuyên giảm sau khi ông được thả. Nhưng ông vẫn không thể ngủ vào ban đêm và chỉ có thể ngủ trong một khoảng thời gian rất ngắn vào mỗi sáng sớm.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/10/427985.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/12/194056.html

Đăng ngày 23-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share