[MINH HUỆ 18-07-2021] Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công tại hơn 30 quốc gia đang đệ trình danh sách mới nhất những thủ phạm tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công lên chính quyền sở tại của nước họ, đề nghị trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền, bao gồm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Những viên chức đã hoặc đang làm việc cho “Văn phòng Ngăn chặn và Xử lý Tội ác Tà giáo” (“Văn phòng xử lý tà giáo”) của Bộ Công an cũng có tên trong danh sách lần này.

Pháp Luân Công dạy con người tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới là tà giáo thật sự.

“Văn phòng xử lý tà giáo”, từng là Cục 26 của Bộ Công an, đã đổi tên thành Cục 4 vào tháng 4 năm 2019. Nó báo cáo trực tiếp lên “Phòng 610”, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 chuyên để bức hại Pháp Luân Công.

Khoảng cuối năm 2000, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, kẻ đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 đã nhấn mạnh sự không hài lòng của ông ta trong hiệu quả của Phòng 610 đối với việc thực thi bức hại. Ông ra đã ra lệnh cho Bộ Công an và các đồn công an địa phương trong tất cả các thành phố thành lập chi nhánh Phòng 610 của riêng họ. Sau đó, các chi nhánh của Phòng 610 nổi lên trên khắp đất nước. Nhiều trưởng đồn cũng trở thành trưởng Phòng 610 địa phương.

Với sự giám sát ngày càng nhiều của quốc tế, ĐCSTQ đã giải tán lãnh đạo Phòng 610 vào ngày 21 tháng 3 năm 2018 và kết hợp nó vào Bộ Công an và Uỷ ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) của Trung Quốc. Việc kết hợp cũng áp dụng cho các Phòng 610 cấp tỉnh, thành phố, huyện và chức năng của nó cũng chuyển cho PLAC và sở công an địa phương cùng cấp.

“Văn phòng xử lý tà giáo” đã tiếp nhận nhiệm vụ của Phòng 610 Trung ương trong việc thực thi đàn áp Pháp Luân Công. Họ cũng được trao quyền thao túng và điều động các chức năng của các ngành công an và tư pháp.

Từ khi thành lập “Văn phòng xử lý tà giáo”, Trương Việt, phó giám đốc thuộc Cục Công an Thành phố Bắc Kinh, đã được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên vào tháng 11 năm 2003 và phục vụ nhiệm kỳ đến tháng 12 năm 2007, sau đó được chỉ định làm bí thư Đảng uỷ Sở Công an tỉnh Hà Bắc.

Sau khi Trương rời đi, không có giám đốc mới nào được chỉ định. Giám đốc của “Văn phòng xử lý tà giáo” được kiêm nhiệm bởi giám đốc Cục An ninh Quốc gia, còn gọi là Cục 1 của Bộ Công an. Họ là Lý Giang Chu (2011-2012), Bạch Thiểu Khang (tháng 6 năm 2012 đến 28 tháng 3 năm 2012) và Tôn Lực Quân (28 tháng 3 năm 2013 đến 2019.)

Năm 2019, sau khi “Văn phòng xử lý tà giáo” được chỉ định lại thành Cục 4 của Bộ Công an, chính quyền bắt đầu bổ nhiệm các giám đốc mới cho nó thay vì là đồng giám đốc của Bộ An ninh Quốc gia, Cục 1 của Bộ Công an.

Danh sách những người hiện tại và trước đây phụ trách “Văn phòng xử lý tà giáo”

1. Tang Lân Du, nam, hiện tại là bí thư đảng và giám đốc “Văn phòng xử lý tà giáo”. Theo các báo cáo truyền thông, ông ta đảm nhận chức vụ này vào năm 2019. Trước đây ông ta là phó giám đốc của Cục An ninh Quốc gia thuộc Bộ Công an từ năm 2012.

Một vai trò khác của Tang là tổng bí thư của Hiệp hội Hữu nghị Trung Quốc, một tổ chức của Bộ Công an dưới danh nghĩa của một tổ chức dân sự.

5df9aefcba117e88861e1233406d8128.jpg

37200816e342a9c0bed33c0bf2a3efeb.jpg

2. Lý Hiểu Đông, nam, hiện tại là chính uỷ của “Văn phòng xử lý tà giáo”. Theo các báo cáo truyền thông, ông ta giữ chức vụ này ít nhất từ 2019. Trước đây ông ta là giám đốc văn phòng khi nó vẫn là Cục 26 thuộc Bộ Công an đến tận tháng 2 năm 2018 và từng là trưởng Khu 10 của Bộ An ninh Quốc gia vào năm 2006.

db2d1df5adc593915c965ad964bc45f5.jpg

3. Tống Toàn Trung, hiện là phó giám đốc của “Văn phòng xử lý tà giáo”. Theo các báo cáo truyền thông, ông ta giữ chức vụ này ít nhất từ 2019, và từng là Phó thanh tra của Cục An ninh Quốc gia.

4d6d05b7ef2bb6bff0064f53e72d4a5c.jpg

4. Vương Đức Châu, nam, tốt nghiệp Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam. Ông ta từng là trưởng Cục 1 của Phòng 610 Trung ương và hiện là phó giám đốc của “Văn phòng xử lý tà giáo”.

e07eb2396e155e7c89f74e72aa8be759.jpg

5. Dương Tân hiện là phó giám đốc của “Văn phòng xử lý tà giáo”. Theo các báo cáo truyền thông, ông ta là phó giám đốc của Cục An ninh Quốc gia từ 2019.

f2cecff895a90950f7b4ffcf69649169.jpg

6. Lý Quân Khoa, theo các báo cáo truyền thông, ông ta là Phó thanh tra của “Văn phòng xử lý tà giáo” từ 2020.

a0d932205e592ec90ad410e8fd0da83b.jpg

7. Bạch Thiểu Khang, nam, sinh năm 1962, ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013, ông ta là giám đốc Cục Anh ninh Quốc gia; từ tháng 3 năm 2018 đến hiện nay, ông ta là Uỷ viên Thường vụ Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Uỷ viên Uỷ ban Giám sát Nhà nước, Phó tổng bí thư của PLAC. Ông ta cũng là trưởng đội duy trì ổn định xã hội trong Nhóm Điều phối Xây dựng An toàn Trung Quốc.

9467163057d8b7717650834468bcee33.jpg

8. Tôn Lực Quân, nam, sinh năm 1969, ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Ông ta là trưởng Cục 26 của Bộ 1 từ ngày 28 tháng 3 năm 2013 đến tháng 2 năm 2019. Ông ta được thăng chức lên làm Thứ trưởng Bộ Công an vào tháng 3 năm 2018. Ông ta từng là phó giám đốc Phòng 610 của Uỷ ban Trung ương.

f20a0fec2e5f10557d195cfb97262140.jpg

9. Ân Trị Điền từng là Phó Giám đốc Điều hành Sở Công an của Khu Tự trị Tây Tạng vào năm 2003. Năm 2006, ông ta là bí thư Đảng uỷ Trung tâm Chính trị của Bộ Công an. Từ 2012 đến 2019, ông ta là Chính uỷ của Cục 26 thuộc Bộ 1 của Bộ Công an. Hiện ông ta là chính uỷ của Bộ 1.

1d9eb2ae20663b6ee644b2e2529718d5.jpg

10. Lương Vân, nam, từng là phó giám đốc của Bộ 1 thuộc Bộ Công an và là phó giám đốc Cục 26 của Bộ Công an từ 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2016. Ông ta là phó giám đốc của Văn phòng Kiểm soát Ma tuý Quốc gia và là trưởng Cục Ma tuý thuộc Bộ Công an từ tháng 12 năm 2016 đến tận bây giờ.

a5aed41c34e2b031aa1cba10e1fb9d15.jpg

Phần 2. Những tội ác chính do người của “Văn phòng xử lý tà giáo” thực hiện

Tang Lân Du, Lý Hiểu Đông, Tống Toàn Trung, Vương Đức Châu và Dương Tân là những lãnh đạo hiện tại của Cục 4 thuộc Bộ Công an. Họ từng phục vụ trong Bộ An ninh Quốc gia và Cục Chống Tà giáo của Bộ Công an. Họ là những người đồng loã và thúc đẩy cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Giám đốc, chính uỷ và phó giám đốc đã phục vụ từ 2019, tiếp tục thực thi chính sách diệt chủng của ĐCSTQ đối với các học viên trên khắp đất nước.

Tháng 11 năm 2019, Tang Lân Du đã lăng mạ Pháp Luân Công tại cuộc họp của Đảng ủy Khối Trung tâm Học tập Lý luận thuộc Bộ Công an Quốc gia, đề nghị các đồng chí “tiếp tục thực hiện công tác chống tà giáo của công an… Nghiêm khắc đàn áp tất cả các tổ chức tà giáo…”

Ngoài ra, Triệu Khắc Chí, bộ trưởng Bộ Công an, đã kêu gọi một “cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với Pháp Luân Công” trong báo cáo của ông ta về việc tiêu chuẩn hoá thực thi pháp luật của các ban ngành công an.

Cùng với PLAC trung ương, “Văn phòng xử lý tà giáo” đã phát động chiến dịch “Xoá sổ” vào năm 2020, mục đích buộc mọi học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chính quyền phải từ bỏ đức tin của họ. Cảnh sát địa phương và người của uỷ ban khu dân cư trên khắp đất nước đã buộc các học viên viết các tuyên bố từ bỏ đức tin của họ. Nếu từ chối, họ sẽ bị đưa đến các lớp tẩy não, trại tạm giam hay bị kết án tù. Một số học viên còn bị cắt lương hưu. Một số người thân cũng bị ảnh hưởng và bị ép ký vào các tuyên bố từ bỏ thay mặt các học viên.

Nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã phát động những chiến dịch đặc biệt nhằm tiêu diệt việc giảng chân tướng của Pháp Luân Công. Họ treo thưởng để khuyến khích công chúng tố giác các học viên. Ở tỉnh Quảng Đông và Hải Nam, phần thưởng lên đến 100.000 Nhân dân tệ (khoảng 355 triệu VND).

Cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 2019 đến 2021

1. Bức hại trong năm 2019

Năm 2019 có nhiều ngày kỷ niệm được chính quyền coi là nhạy cảm: ngày 25 tháng 4 kỷ niệm 20 năm thỉnh nguyện ôn hoà của 10.000 học viên bên ngoài Văn phòng thỉnh nguyện Quốc gia ở Bắc Kinh để tìm cách giải thoát cho hàng chục học viên bị bắt giữ phi pháp gần Thiên Tân nhiều ngày trước đó; ngày 20 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm 20 năm bức hại Pháp Luân Công; ngày 1 tháng 10 đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập chính quyền Cộng sản Trung Quốc.

Việc bắt giữ và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công tăng đột biến trong ba dịp kỷ niệm này vì chính quyền cố ngăn các học viên tham gia biểu tình công khai hoặc phát động các nỗ lực khác nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Tại thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, chính quyền thưởng cho cảnh sát 10 điểm khi bắt giữ một học viên Pháp Luân Công, nhưng chỉ thưởng một điểm khi bắt giữ một tội phạm thật sự.

Có ghi nhận rằng 6.109 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và 3.582 người bị sách nhiễu vào năm 2019. Trong số họ, 383 học viên bị đưa đến các trung tâm tẩy não và 3.124 người bị lục soát nhà. 789 học viên khác bị kết án tù.

Nhiều gia đình có nhiều thành viên bị bắt giữ cùng lúc vào năm 2019. Đặc biệt, 10 người trong một gia đình ở thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, gồm một người mẹ, năm người con gái, ba người con rể và một cháu trai 12 tuổi, đã bị bắt vào ngày 17 tháng 4 năm 2019 bởi hơn 100 cảnh sát. Bốn người con gái đã bị xét xử trên toà vào ngày 5 tháng 12 năm 2019 và sau đó bị kết án từ 4,5 đến 7,5 năm.

Ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, hơn 130 học viên bị bắt vào khoảng 5 giờ sáng ngày 30 tháng 8 năm 2019. 60 người trong số họ bị đưa đến trung tâm tẩy não địa phương.

Đáng chú ý, 9,7% (593) số học viên bị bắt giữ và 5,9% (213) số học viên bị sách nhiễu là từ 65 tuổi trở lên, trong khi 112 học viên bị bắt giữ và 92 học viên bị sách nhiễu là từ 80 tuổi trở lên.

Ngày 7 tháng 3 năm 2019, bà Vương Thiệu Thanh ở tỉnh Hồ Bắc và 12 học viên khác, gồm cả ông Chu Tú Võ (79 tuổi) đã bị bắt vì nói chuyện với người khác về Pháp Luân Công trong một công viên.

Ông Loan Ngưng, cựu phó giám đốc tại Trung tâm Giáo dục của Sở Lao động và Nhân sự tỉnh Ninh Hạ, đã bị kết án 10 năm tù và bị phạt 100.000 Nhân dân tệ. Ông bị kết tội “lật đổ quyền lực nhà nước” khi gửi những bức thư về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

96 học viên đã qua đời do bị bức hại. 19 người qua đời trong khi bị giam. Hầu hết những người khác qua đời sau khi bị giam giữ, tra tấn và sách nhiễu thời gian dài. Những học viên này đến từ mọi thành phần trong xã hội, gồm nhân viên chính phủ, nhà khoa học, hiệu trưởng trường học, giáo viên, quân nhân về hưu, bác sỹ và quản lý nhà máy.

Bà Quách Chấn Hương, một người dân 82 tuổi ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông, đã qua đời sau nhiều giờ bị bắt giữ tại một trạm xe buýt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào ngày 11 tháng 1 năm 2019.

Ông Dương Thắng Quân ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã qua đời sau chín ngày bị bắt giữ vào ngày 2 tháng 8 năm 2019. Ông nôn ra máu khi ở trong trại tạm giam và gia đình bị buộc phải trả 30.000 Nhân dân tệ cho phí điều trị của ông.

Ông Hà Lập Phương ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt vào tháng 5 và qua đời trong khi bị giam vào ngày 2 tháng 7 năm 2019, hưởng dương 45 tuổi. Gia đình thấy một vết rạch sâu trên ngực và một vết mổ hở trên lưng ông. Ban đầu cảnh sát nói rằng các vết rạch là kết quả của khám nghiệm tử thi, nhưng gia đình ông nghi ngờ nội tạng của ông đã bị mổ cướp trong khi ông còn sống hoặc không lâu sau khi chết.

Bà Bạch Xuân Hoa ở thành phố Cộng Dĩ, tỉnh Hà Nam, đã qua đời chưa đầy sáu ngày sau khi bị bắt vào tháng 12 năm 2019. Gia đình nói rằng bà bị gãy xương ở vị trí xương sườn thứ ba, tư, năm bên trái và thứ hai, thứ năm bên phải. Bà cũng có những vết thương ở môi và có nhiều vết bầm tím quanh lưng. Họ nghi ngờ là bà bị đánh đập đến chết vì không từ bỏ đức tin theo yêu cầu của cảnh sát. Bà hưởng dương 63 tuổi.

2. Bức hại trong năm 2020

Vào năm 2020, trong khi Trung Quốc bị đại dịch virus corona tấn công mạnh, chính quyền vẫn tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công.

Trong năm 2020, ít nhất 615 học viên bị kết án, 6.659 người bị bắt và 8.576 người bị sách nhiễu. Tổng cộng 3.588 học viên bị lục soát nhà và 537 người bị đưa đến các trung tâm tẩy não. Các học viên bị nhắm đến ở 304 thành phố và 29 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Trong số những người bị bắt và sách nhiễu, có 1.188 người từ 65 tuổi trở lên với 17 người ngoài 90 tuổi, 94 tuổi là lớn nhất.

Tổng cộng 7.284.097 Nhân dân tệ bị tống tiền hay bị tịch thu từ 401 học viên trong khi bắt giữ họ, trung bình 18.165 Nhân dân tệ mỗi người.

Ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ít nhất 30 học viên và người thân của họ, gồm một học viên ngoài 90 tuổi, đã bị bắt từ ngày 10-11 tháng 7 năm 2020. Trong số họ, bảy người sau đó bị kết án từ một đến chín năm.

Trong năm 2020 đã ghi nhận 84 học viên qua đời vì bị bức hại, gồm cả 21 người qua đời trong khi bị giam.

Bà Trương Chí Ôn ở thành phố Vũ Châu, tỉnh Hà Nam đã bị bắt tại nhà vào ngày 13 tháng 5 năm 2020, và qua đời bốn ngày sau đó trong khi bị cảnh sát giam giữ. Cảnh sát không cho biết lý do về cái chết của bà và thi thể bà đã bị hoả táng mau chóng sau đó.

Bà Lý Linh ở thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông, đã bị một viên chức làng và các lính bán quân sự bắt giữ vào ngày 28 tháng 6 năm 2020 sau khi bị tố giác vì sở hữu các tài liệu Pháp Luân Công. Bà đã bị đưa đến một căn nhà trống trong một khu vực miền núi và bị tra tấn đánh đập dã man. Bà qua đời vì những vết thương vào ngày 13 tháng 7.

Bác sỹ Vương Thục Khôn, 66 tuổi, là bác sỹ nội khoa tại Bệnh viện Trấn Hải Lâm, thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát đánh đập vào cuối tháng 6 năm 2020 vì từ chối ký tên vào một tuyên bố và thừa nhận chồng bà luyện Pháp Luân Công (thực tế ông ấy không tu luyện). Bà bị đau nhói ở chân và phải bỏ lên cầu thang khi quay trở lại căn hộ của mình. Bà bị bầm tím khắp người. Xương bánh chè của bà bị gãy và bà ướt đẫm mồ hôi. Bà bị xuất huyết não vào ngày 1 tháng 7 và qua đời vào ngày hôm sau.

3. Bức hại trong năm 2021

Nửa đầu năm 2021 đã ghi nhận 3.291 học viên Pháp Luân Công từ 264 thành phố ở 30 tỉnh bị bắt giữ và 6.179 người bị sách nhiễu vì đức tin của họ. Tổng cộng 118 học viên đã bị lấy mẫu máu và ba người bị lấy DNA trái với ý nguyện.

Trong số 9.470 học viên bị nhắm đến có 1.384 người bị lục soát nhà. 152 người bị tịch thu tổng cộng 1.942.553 Nhân dân tệ và 20.000 đô la Mỹ tiền mặt, trung bình mỗi người là 142.292 Nhân dân tệ. 78 người khác buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại và bị bắt thêm nữa.

Nửa đầu năm 2021 có tổng cộng 674 học viên bị kết án tù. Ngoại trừ 30 học viên không rõ án phạt, 33 người bị quản chế mà không phải thụ án và hai người chỉ bị phạt mà không bị kết án, 602 người còn lại (90%) bị kết án từ bốn tháng đến 14 năm, trung bình là 3,5 năm.

Ông Thì Thiệu Bình, 50 tuổi, người Bắc Kinh, đã bị kết án chín năm. Bà Vương Kiến Mẫn, một bác sỹ ở thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án chín năm. Ông Lý Đăng Thần, một giáo viên về hưu 82 tuổi ở thành phố Thâm Châu, tỉnh Hà Bắc, đã bị kết án 10 năm vào tháng 1 năm 2021.

Nửa đầu năm 2021 đã xác nhận 67 học viên qua đời, trong đó 13 người chết trong lúc bị giam.

Trong khi đang ở trong một trại tạm giam để chờ kết quả kháng án mức tù 11,5 năm, bà Mao Không, một kế toán ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị đưa đến một phòng cấp cứu ở bệnh viện vào khoảng ngày 9 tháng 4 năm 2021. Gia đình bà được yêu cầu xin bảo lãnh chữa trị thay cho bà. Nhưng trước khi họ nộp đơn thì bà đã qua đời trong bệnh viện vào tối ngày 11 tháng 4, hưởng dương 57 tuổi.

Ông Công Phi Khải, một đại tá về hưu ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã chết trong tù vào ngày 12 tháng 4 năm 2021. Bác sỹ và quản lý nhà tù ban đầu không cho gia đình xem xác ông. Khi gia đình phản đối thì anh trai và cháu trai của ông đã được xem xác ông nhưng không được phép chụp hình hay quay video. Theo lời anh trai ông kể thì đầu ông Công bị thương và sưng phồng, có máu ở hai tai.

Ông Viên Quang Vũ, 54 tuổi, ở huyện Lễ Tuyền, tỉnh Thiểm Tây, đã mất cả mẹ là bà Lý Thái Nga và vợ là bà Trương Thuý Thuý trong vòng chưa đầy hai tháng vì cuộc bức hại. Người em trai là ông Viên Huy Vũ đã bị kết án ba năm tù. Ông Viên Quang Vũ buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/18/428271.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/21/194190.html

Đăng ngày 05-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share