Theo một phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 19-03-2011] Ngày 10 tháng 4 năm 2011. Minh Huệ Net (bản tiếng Anh) đã công bố một báo cáo ở Đài Loan có tựa đề “Cậu bé mắc chứng tự kỷ trải qua chuyển biến lớn nhờ Pháp Luân Công (Ảnh).

Một em bé được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ và có xu hướng trở nên hung hãn với những đứa trẻ khác. Khi một cậu bé học lên lớp năm, em được vào học lớp của thầy Lý Trường Bách. Trong giờ nghỉ trưa, thầy Lý sẽ sắp xếp một thời gian ngắn đọc sách Chuyển Pháp Luân và chia sẻ với học sinh làm thế nào để áp dụng tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để giải quyết những vấn đề hàng ngày trong cuộc sống. Việc đọc sách Chuyển Pháp Luân hàng ngày này đã giúp em một cách lớn lao trong việc kiểm soát hành vi của mình, cho phép em phân tích được sự khác biệt giữa đúng và sai, và điều chỉnh hành vi của em cho phù hợp. Sách Chuyển Pháp Luân đã tạo ra một ấn tượng sâu sắc và khác biệt trong cuộc sống của cậu bé này.

2011-3-14-minghui-tw-story-01--ss.jpg
Thầy Lý Trường Bách dạy học tại lớp

Có rất nhiều giáo viên như thầy Lý Trường Bách ở Đài Loan tập Pháp Luân Công và hướng dẫn cho học sinh những tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn. Nhiều giáo viên ở Đài Loan đã nhận được nhiều khen thưởng khi áp dụng những tiêu chuẩn này.

Ông Trần Doanh Thông, hiệu trưởng Trường tiểu học ở huyện Vân Lâm, Đài Loan, được mọi người biết đến với cách cư xử hòa nhã và những cống hiến của ông cho trường học. Những gì ông dạy đều dựa trên những tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Ngày 6 tháng 10 năm 2008, tại Trường cấp hai Cao cấp quốc gia Thanh Thủy ở Đài Trung, ông Trần đã nhận giải thưởng hàng năm lần thứ 96 của Bộ Giáo dục cho những đóng góp nổi bật của bản thân và nỗ lực trong giảng dạy. Giải thưởng này được thảo luận trong giới giáo dục không chỉ là niềm vinh hạnh của cá nhân ông Trần, mà cho cả huyện Vân Lâm.

2008-10-13-chenyincong--ss.jpg
Ông Trần Doanh Thông nhận giải thưởng hàng năm lần thứ 96 của Bộ Giáo dục cho những “đóng góp nổi bật” của bản thân và nỗ lực trong giảng dạy.

Bà Trương Tố Hạnh là giáo viên trưởng của Trường cấp ba Ngũ Phúc. Bà đã khổ sở với nhiều bệnh trước khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi bà bắt đầu tập cùng gia đình, sức khỏe bà đã có chuyển biến lớn. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, Trường cấp ba Ngũ Phúc đã được Bộ giáo dục Cao Hùng đánh giá cao vì đã quảng bá các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn cho học sinh. Tháng 9 năm 2002, bà Trương được Bộ giáo dục thành phố Cao Hùng trao tặng “Giải thưởng giáo viên xuất sắc”.

Bà Lý Mẫn Du là một giáo viên ở Trường tiểu học Minh Nghĩa ở huyện Hoa Liên. Bà bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2001. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, bà đã nhận ra mục đích của cuộc sống là trở về nguồn gốc chân thực của mình. Hàng năm Bộ giáo dục đều tổ chức sự kiện để khuyến khích tinh thần chuyên nghiệp trong giáo viên. Mỗi trường chỉ được chọn một hoặc hai giáo viên để đánh giá. Tháng 9 năm 2003, bà Lý Mẫn Du được vinh dự là “Giáo viên xuất sắc” ở huyện Hoa Liên. Bà được trao tặng giải thưởng vì có số điểm cao nhất trong số những giáo viên được bình chọn ở huyện.

Ngày 26 tháng 9 năm 2008, học viên Pháp Luân Công, ông Hồng Đằng Tường, hiệu trưởng Trường cấp ba Tuệ Đăng ở huyện Nghi Lan, đã giành “Giải thưởng Hoằng Đạo” lần thứ 22 của Hiệp hội Giáo dục dân lập ở Đài Loan. Đây là giải thưởng cao quý nhất cho một giáo viên trường dân lập ở Đài Loan, và giải thưởng này tương đương với “Giải thưởng giáo viên xuất sắc” của chính phủ. Ngày 23 tháng 10 năm 2008, ông Hồng đã được Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu phỏng vấn.

Những giáo viên tập Pháp Luân Công ở Đài Loan đều thu được nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần. Họ đều trở thành những giáo viên xuất sắc và đều được mọi người công nhận những đóng góp của họ. Tuy nhiên tại Trung Quốc đại lục, nhiều giáo viên tập Pháp Luân Công hiện đang bị bức hại bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong mười ngày từ ngày 7 tháng 3 đến ngày 16 tháng 3 năm 2011, trang Minh Huệ đã báo cáo 18 trường hợp giáo viên bị bức hại. Sau đây là một vài ví dụ:

Bà Phùng Thụy Tuyết là một giảng viên tại Đại học Y khoa tỉnh Hà Bắc ở thành phố Thạch Gia Trang. Công an ở Đội an ninh Thạch Gia Trang và Đồn công an Tây Tân Thạch đã bắt giữ bà vào ngày 9 tháng 3 tại khuôn viên trường. Bà hiện bị giam tại trại giam Thạch Gia Trang.

Bà Lưu Tú Văn, 70 tuổi, là giảng viên đã nghỉ hưu tại Đại học Công nghệ và khoa học điện tử Thành Đô. Ngày 2 tháng 3 năm 2010, công an ở khu Đô Võ thuộc Thành Đô đã bắt và đưa bà đến trại tẩy não. Đã hơn một năm kể từ khi bà bị bắt giữ.

Tháng 8 năm 2010, bà Lý Phong Hà, một giáo viên ở Hô Minh Hải Lạp Nhĩ, Nội Mông đã bị bắt giữ và viên chức ĐCSTQ không cho gia đình vào thăm bà.

Bà Khang Thục Cầm, 64 tuổi, là giáo viên Trường trung học số 45 ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Năm 2002, công an ở Đội an ninh công cộng Hạnh Hoa Lĩnh ở Thái Nguyên đã bắt giữ bà. Bà bị lột quần áo và bị đánh đập. Toàn án quận Hạnh Hoa Lĩnh đã kết án phi pháp bà Khang 11 năm tù. Bà hiện đã bị giam chín năm tại nhà tù Sơn Tây.

Cô Hồ Miêu Miêu, một giáo viên dạy trẻ, đã bị bắt và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc. Cô bị giam trong phòng biệt giam hơn hai tháng. Công an đã lệnh cho tù nhân trói cô lại và đánh cô. Tù nhân đã đá vào phần dưới cơ thể cô, khiến cô bị chấn thương xương mu và cô không thể đứng thẳng để đi lại.

2010-11-8-humiaomiao--ss.jpg
Cô Hồ Miêu Miêu cùng với các em bé.

Ông Quách Hiểu Quân, từng là giảng viên Đại học Giao Thông Thượng Hải, đã bị bắt vào ngày 2 tháng 11 năm 2010, ông bị đưa đến Nhà tù Đề Lam Kiều một cách bí mật. Khi ông mắc bệnh về mắt nghiêm trọng, vợ ông đã yêu cầu trả tự do cho ông để chữa trị. Tuy nhiên dù biết về tình trạng của ông Quách, nhà tù vẫn từ chối thả ông.

Vì tập Pháp Luân Công mà bà La Trường Vân, một giáo viên ở An Khang, tỉnh Sơn Tây, đã bị bắt ba lần và bị đưa đi lao động cưỡng bức. Năm 2008 bà bị bắt ở Quảng Châu. Sau đó bà bị kết án năm năm tù. Bà La hiện bị giam tại nhà tù nữ Thiểm Tây. Do không thể chịu được áp lực và quấy nhiễu của công an, chồng bà đã ly hôn với bà. Hai cô con gái của bà La cũng bị phân biệt đối xử.

Ngày 19 tháng 1 năm 2011, Bộ công an Phúc Châu đã bắt cô Trần Tuyết, một giảng viên trẻ ở Khoa kỹ thuật máy tính thuộc trường cao đẳng ở tỉnh Phúc Kiến. Cô đã bị giam giữ bí mật trong hai năm. Ngày 25 tháng 2, cô lại bị bắt và bị đưa đến Trại lao động nữ Phúc Kiến.

Ông Vương Chinh, là một giáo viên của Trường cấp hai Hoài Khẩu thuộc huyện Kim Đường, tỉnh Tứ Xuyên, vợ ông là bà Chung Chí Phương, cả hai là học viên Pháp Luân Công. Tháng 6 năm 2008, họ đã bị bắt và bị đưa đi lao động cưỡng bức. Ngay cả khi thời hạn giam của họ kết thúc vào tháng 6 năm 2011, cha ông Vương và mẹ bà Chung đều đã qua đời vì đau buồn và lo lắng cho hai người con bị giam giữ.

Những trường hợp trên đây chỉ là một vài ví dụ về cuộc bức hại đã được phơi bày ra ánh sáng, bất chấp sự kiểm duyệt của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Trong một xã hội có đạo đức suy đồi như ở Trung Quốc đại lục, thì giáo viên không là ngoại lệ. Đó là một thực tế phổ biến khi giáo viên nhận quà của cha mẹ học sinh và dùng bất kể hình thức nào để có tiền. Nhưng ĐCSTQ lại không có sự khoan dung cho những giáo viên tập Pháp Luân Công, những người sống theo các tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, và quan tâm đến học sinh của họ. Những giáo viên đó từ chối nhận quà của cha mẹ học sinh, và đối xử với học sinh một cách công bằng. Chỉ vì họ sống theo đức tin của họ, họ đã bị mất quyền dạy học và bị giam ở trong tù, trại lao động, hay trại tẩy não, gây ra nhiều đau khổ cho gia đình họ. Điều đó có nghĩa là ĐCSTQ không khoan dung với những người tốt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/19/两岸教师境遇的对比 (图)-237775.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/15/124408.html
Đăng ngày: 02-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share