17 tháng 1 2011

NEW YORK- Trước khi lãnh đạo Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đặt chân đến Mỹ quốc trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi giới truyền thông, các nhóm nhân quyền, công chúng Hoa Kỳ, và đặc biệt là các quan chức Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp mặt với phái đoàn ghi nhớ 10 sự việc sau:

  • Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch có hệ thống và rộng khắp chống lại hàng chục triệu người dân vô tội.
  • Chiến dịch của ĐCSTQ bao gồm chiến thuật cố ý vận dụng các mức độ bạo lực bất thường từ trên xuống dưới.
  • Các học viên Pháp Luân Công với con số lên tới hàng trăm nghìn tại thời điểm nhất định là nhóm tù nhân lương tâm đông nhất trên thế giới.
  • Cứ ba ngày, lại có một báo cáo về trường hợp một học viên Pháp Luân Công bị chết do bị ngược đãi khi bị giam giữ.
  • Nạn nhân của tội ác tàn bạo này là người dân từ mọi tầng lớp xã hội ở Trung Quốc.
  • Các học viên Pháp Luân Công không phải là nạn nhân duy nhất; tất cả người dân Trung Quốc đều bị ảnh hưởng.
  • Đảng cộng sản Trung Quốc đã bỏ ra nỗ lực lớn để che giấu và làm lạc hướng chú ý đến các tội ác này
  • Một nỗ lực xuất bản thông tin ngầm trên quy mô lớn của người dân thường để cho người Trung Quốc biết về của bức hại đang diễn ra ở nơi làng xóm, thị trấn, và thành phố của họ.
  • Áp lực từ công chúng quốc tế giúp bảo vệ người dân ở Trung Quốc
  • Các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc đã tìm cách mở rộng phạm vi bức hại Pháp Luân Công ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có cả ở Mỹ quốc.

Chúng tôi hy vọng rằng những ai đọc bản danh sách liệt kê này sẽ nghiêm túc cân nhắc đến hàm ý của nó. Chúng tôi thúc giục họ tiến hành những bước đi, theo như suy xét và lương tâm của chính mình, hiệu quả nhất để giảm bớt những hành động tàn bạo vẫn đang tiếp diễn chống lại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc” Người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, ông Erping Zhang nói. “Điều này không chỉ vì lợi ích của các học viên và gia đình họ mà còn vì lợi ích của những người bị ép buộc phải nhúng tay vào tội ác ghê sợ này. Hơn nữa, đây là điều cấp bách mà chúng ta không thể hững hờ bỏ qua khi đối diện với cái mà các nghị sỹ Nghị viện gọi là: “một trong những cuộc bức hại tàn bạo và phi lý nhất trong thời đại chúng ta.” ( Thư của Nghị viện)

1. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch có hệ thống và rộng khắp chống lại hàng chục triệu người dân vô tội. Kể từ năm 1999, hơn 70 triệu học viên Pháp Luân Công đã và đang thường xuyên đứng trước nguy cơ bị bắt giữ, tra tấn và sát hại vì đặc điểm tín ngưỡng của mình. Hôm nay, việc đối xử phi pháp và tàn bạo của ĐCSTQ đối với những người dân tập luyện Pháp Luân Công vẫn khiến người ta phải sửng sốt. Với nỗ lực khiến cho tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ bỏ tín ngưỡng của mình, ĐCSTQ đã sử dụng tòan bộ nguồn lực có trong tay: tư pháp, ngoài luật pháp, truyền thông, và có lẽ quan trọng nhất là kinh tế. Chỉ riêng chiến dịch tăng cường ép buộc chuyển hóa phát động năm 2010 đã tiêu tốn hàng tỉ đô la.(tin tức)

2. Chiến dịch của ĐCSTQ bao gồm chiến thuật cố ý vận dụng các mức độ bạo lực bất thường từ trên xuống dưới. Việc bắt cóc, tống giam vào trại tập trung, sử dụng hình thức tra tấn hà khắc, hãm hiếp, hành hạ tinh thần, giết hại không qua xét xử đã trở thành thông lệ. Bên cạnh những trường hợp mà nhân chứng là chính các nạn nhân, các ghi nhận độc lập của bên thứ ba – và thậm chí cả lời thú nhận của các quan chức Trung Quốc – đều minh chứng cho tình hình thực tế (báo cáo tóm tắt của Liên Hợp Quốc, tổ chức Ân xác và của các bên thứ ba khác). Tuy vậy, những viên chức cảnh sát, lính canh nhà tù và những người đã gây thương tích, thương tật hay thậm chí giết hại một học viên Pháp Luân Công không hề phải đối mặt với viễn cảnh bị trừng phạt nào. Trái lại, những công cụ khuyến khích bằng tiền bạc và những thứ khác được sử dụng nhằm khuyến khích việc sử dụng bạo lực chống lại các học viên để đạt được chỉ tiêu “chuyển hóa’. Các khóa học được tiến hành ở khắp các trại lao động và trại tẩy não theo cách hiệu quả nhất để “bẻ gãy ý chí” của các học viên Pháp Luân Công. Cùng lúc, các luật sư tìm cách đại diện cho các học viên đối mặt với việc bị quấy rối, khai trừ khỏi đoàn luật sư, tra tấn và “biến mất”.

3. Các học viên Pháp Luân Công với con số lên tới hàng trăm nghìn tại thời điểm nhất định là nhóm tù nhân lương tâm đông nhất trên thế giới. Một nghiên cứu do nhóm các nhà bảo vệ Nhân quyền của Trung Quốc xuất bản năm 2009 cho thấy “Các học viên Pháp Luân Công chiếm số lượng đông đảo nhất trong số tù nhân bị giam ở trại lao động”. Nhà nghiên cứu Ethan Gutmann ước tính, dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các cựu tù nhân, rằng học viên Pháp Luân Công chiếm 15-20% số tù nhân bị giam trong các trại lao động, nhà giam và các cơ sở giam giữ dài hạn. Dựa trên báo cáo đáng tin cậy rằng số lượng tù nhân trong những nơi giam giữ là từ 3 đến 5 triệu người, ông Gutmann ước tính rằng có đến 450.000 đến 1 triệu học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ vào bất kỳ thời điểm nào. Để so sánh, Nhóm phóng viên không biên giới dẫn ra trường hợp 30 nhà báo và 77 “công dân mạng” đang bị cầm tù ở Trung Quốc. Theo ước tính thì số người Tây Tạng và Ngô Duy Nhĩ đang bị giam nhiều nhất cũng không vượt quá con số 10.000.

4. Cứ ba ngày, lại có một báo cáo về trường hợp một học viên Pháp Luân Công bị chết do bị ngược đãi khi bị giam giữ. Kể từ năm 1999, tổng cộng đã có hơn 3400 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị chết do những hình thức bức hại khác nhau được xác nhận. Mặc dù những trường hợp có chứng cứ này đã phản ánh việc ngược đãi quy mô lớn, chúng cũng chỉ là phần nổi của tảng băng, nếu xét rằng việc truyền thông tin về Pháp Luân Công ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc là rất khó khăn. Hơn nữa, những con số này không bao gồm trường hợp các học viên bị sát hại để bị cướp mổ nội tạng. Kể từ năm 2006, một loạt các chứng cứ và cuộc điều tra đáng tin cậy đã chỉ ra rằng việc ép mổ lấy nội tạng là có thật, và có vẻ vẫn đang tiếp diễn, nhưng không ai rõ về quy mô của nó. Trong cả hai trường hợp, những người bị giết không phạm bất kỳ “tội ác” nào hay dính dáng đến hành vi bạo lực nào. Họ chỉ là những người theo đuổi con đường tâm linh mà mình đã chọn một cách ôn hòa. (báo cáo)

5. Nạn nhân của tội ác tàn bạo này là người dân từ mọi tầng lớp xã hội ở Trung Quốc. Một giáo viên mẫu giáo 25 tuổi bị lạm dụng tình dục ở một trại lao động của Hà Bắc (tin); một cựu ủy viên của Hội đồng nhân dân và cũng là một người lao động kiểu mẫu bị giết trong vòng 5 tuần kể từ khi bị bắt cóc ra khỏi nhà ở Hunan; một cặp vợ chồng già ở Nội Mông bị bỏ tù, người chồng không được chăm sóc y tế đầy đủ ( Hành động khẩn cấp của Tổ chức Ân xá quốc tế); một công nhân luyện thép về hưu được chụp ảnh với lồng ngực gầy tóp và cái bụng sưng phồng sau khi ra khỏi nhà tù (tin tức); một học sinh trung học bị công an can nhiễu sau khi viết về việc Pháp Luân Công đã giúp cậu khỏi căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng kỳ diệu như thế nào lên một trang web ở hải ngoại. (tin tức)

6. Các học viên Pháp Luân Công không phải là nạn nhân duy nhất; tất cả người dân Trung Quốc đều bị ảnh hưởng. Việc đàn áp Pháp Luân Công được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Trung Quốc và lực lượng an ninh của nó, nhưng nó đã được thực thi với sự hỗ trợ và đồng tình của hàng triệu người dân Trung Quốc. Các viên chức cảnh sát vào ngành để bảo vệ người dân đã bị ép buộc phải tống giam những phụ nữ cao tuổi vì họ thiền định ngoài công viên. Các lính canh ở trại lao động bị đe dọa đuổi việc nếu họ không tham gia vào việc tra tấn các tù nhân Pháp Luân Công. Giới lãnh đạo đất nước đã bảo tất cả người dân Trung Quốc thù hận Pháp Luân Công, coi thường những lời giảng về Chân – Thiện- Nhẫn, và giữ im lặng khi thấy chuyện bất công. Nhiều nhà quan sát nhận thấy rằng, việc ĐCSTQ ban thưởng cho hành vi đàn áp và phản bội trong khi trừng phạt người lương thiện và chính trực đã góp một phần lớn vào việc làm băng hoại nền tảng đạo đức của xã hội Trung Quốc, thể hiện trong những vấn nạn như tham nhũng tràn lan, bạo lực trong nước, thực phẩm nhiễm độc, đạo văn trong giới học viện, và ô nhiễm môi trường.

7. Đảng cộng sản Trung Quốc đã bỏ ra nỗ lực lớn để che giấu và làm lạc hướng chú ý đến các tội ác này. Trọng điểm của chiến dịch là vận động tuyên truyền trên quy mô lớn cả ở trong nước và hải ngoại để bôi nhọ Pháp Luân Công và lan truyền thông tin sai lệch về môn tập, người sáng lập, và những người tập luyện theo. Cùng lúc, việc kiểm duyệt truyền thông của Trung Quốc, sách nhiễu các nhà báo nước ngoài và trừng phạt người cung cấp tin tức, đã dẫn đến việc hầu như không có kênh truyền thông nào báo cáo về Pháp Luân Công. Việc đe dọa hay không cấp visa cho các nhà học thuật, các nhóm nhân quyền, hay các nhà nghiên cứu mà tìm cách điều tra về các vụ ngược đãi đang diễn ra đã chặn một con đường vạch trần bức hại tiềm ẩn khác. Nó đã để lại hậu quả thật tàn khốc và cái giá đối với nhân loại là có thực. (Hiểu nhầm về Pháp Luân Công và cái giá về mặt nhân văn của việc đó)

8. Một nỗ lực xuất bản ngầm thông tin trên quy mô lớn của người dân thường để cho người Trung Quốc biết về của bức hại đang diễn ra ở nơi làng xóm, thị trấn, và thành phố của họ. Mạo hiểm bản thân, hàng triệu học viên ở Trung Quốc đang hàng ngày tham gia vào các hoạt động chống lại việc bức hại tín ngưỡng, nâng cao nhận thức về sự tàn bạo mà các học viên đang phải chịu, và thức tỉnh thiện tâm của những người đồng bào để giảm thiểu việc tham gia vào tội ác này của họ. Một mạng lưới lớn các xưởng in ngầm – con số theo báo cáo là 200.000 – tiếp tục hoạt động. Ở những nơi này, nhiều xưởng được đặt tại nhà một ai đó, bao gồm một máy tính và một máy in, các học viên vào các trang web của Pháp Luân Công và các trang web khác ở hải ngoại để tải tin tức, sản xuất tờ rơi và đĩa VCD về môn tập và việc bị lạm dụng quyền lợi mà các học viên đang phải gánh chịu. Trong một chiến thuật “tố cáo” quy mô nhỏ, các học viên cũng lan truyền thông tin chi tiết về những kẻ bức hại trong cộng đồng địa phương của họ. Những nỗ lực như vậy ngày càng đem đến những kết quả trông thấy. Xấu hổ vì bị tố cáo tội ác, trong những năm gần đây, một số kẻ bức hại đã ngừng việc ngược đãi các học viên hay bớt tích cực thực hiện việc đó. Người dân làng đã kháng nghị với chính quyền địa phương yêu cầu thả các học viên bị giam giữ. Nổi bật là, đã có lời tuyên bố của 13.153 người không phải học viên được đăng trên trang web Minh Huệ hải ngoại năm 2009, trong đó thể hiện sự ăn năn của họ vì đã tham gia vào các hoạt động chống lại Pháp Luân Công và bày tỏ lòng biết ơn đối với các học viên Pháp Luân Công và người sáng lập, ông Lý Hồng Chí vì đã kiên trì, can đảm và tử tế khơi dậy thiện tâm của người dân Trung Quốc ( Sự kháng nghị hòa bình của Pháp Luân Công)

9. Áp lực từ công chúng quốc tế giúp bảo vệ người dân ở Trung Quốc. Bằng chứng của chính những cựu tù nhân là đối tượng của các cuộc thỉnh nguyện quốc tế đã nhiều lần cho thấy rằng những nỗ lực như vậy có thể giúp cải thiện hoàn cảnh của người dân, bảo vệ họ khỏi bị tra tấn, và đôi lúc dẫn đến việc họ được trả tự do sớm hơn. Anh Bu Dongwei, một cựu tù nhân lương tâm của Tổ chức Ân xá quốc tế nói rằng trong lần bị giam giữ thứ hai, anh ít phải chịu tra tấn hơn lần đầu vì sự thật là người dân thế giới đã thay mặt cho anh viết thư gửi đến trại lao động (Đoạn video của Tổ chức Ân xá quốc tế về anh Bu Dongwei). Có lẽ biểu hiện mạnh mẽ nhất về hiệu lực của việc chỉ trích hành vi ngược đãi nhân quyền ở Trung Quốc của công chúng là nỗ lực mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ bỏ ra để thúc đẩy một con đường thay thế nhằm thảo luận về tội ác của họ, trong đó bao gồm cả việc đối thoại riêng. Khi đề cập đến quy mô của tội ác bức hại chống lại Pháp Luân Công, sự cần thiết phải giảm thiểu hữu hiệu những hành vi tàn bạo như vậy vượt trên bất cứ quan ngại nào đối với việc “xúc phạm” những kẻ bức hại.

10. Các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc đã tìm cách mở rộng phạm vi bức hại Pháp Luân Công ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có cả ở Mỹ quốc. Hơn 10 năm qua, những thực tế về việc ngược đãi thân thể, lăng mạ và đe dọa tính mạng đối với các học viên Pháp Luân Công do những cá nhân liên quan đến chính quyền Trung Quốc thực hiện đã được ghi nhận ở Mỹ, Châu Âu, Mỹ La tinh và những nơi khác. Các doanh nhân và các cá nhân nổi bật người Trung Quốc ở các cộng đồng hải ngoại thường phải chịu áp lực trực tiếp hay gián tiếp từ ĐCSTQ mà có những hành động chống lại các học viên Pháp Luân Công. Tháng 10 năm 2003, Hạ viện Mỹ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết 304 biểu hiện quan ngại về việc ĐCSTQ sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ ngay trên đất Mỹ. Gần đây nhất là vào tháng 8 năm 2010, Ủy ban Tư pháp Hoa kỳ đã chỉ trích và trừng phạt một nhà hàng ở New York vì đã phân biệt đối xử với khách hàng mặc áo phông liên quan đến Pháp Luân Công và từ chối phục vụ họ. (tin tức)

https://faluninfo.net/print/1113/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/18/122549.html

Đăng ngày: 02-02-2011: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share