[MINH HUỆ 15-4-2011] Vào ngày 14 tháng 4, thành phố Vancouver đã đề xuất một dự thảo mới về quy định “Công khai biểu đạt”, cho phép những người kháng nghị Pháp Luân Công dựng các công trình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công đã đấu tranh vì quyền kháng nghị và giành được sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp ở Vancouver.

2011-4-14-vancouver-01--ss.jpg

2011-4-14-vancouver-02--ss.jpg

Kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 9 tháng 4

2011-4-14-vancouver-03--ss.jpg

Họp báo vào ngày 13 tháng 4

2011-4-14-vancouver-04--ss.jpg

Họp báo vào ngày 13 tháng 4

2011-4-14-vancouver-05--ss.jpg

Jing Tian, một học viên Pháp Luân Công, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13 tháng 4

Lịch sử về điểm kháng nghị và vụ kiện

Các học viên ở Vancouver đã bắt đầu kháng nghị ôn hoà quanh mặt trước Lãnh sự quán Trung Quốc từ ngày 20 tháng 8 năm 2001.

Cuộc kháng nghị đã được thành phố cho phép bằng lời cho tới năm 2006. Năm 2003, theo yêu cầu của thành phố, các học viên đã có một cuộc thảo luận về việc giảm kích thước của các tấm biểu ngữ trưng bày. Tháng 11 năm 2003, phản hồi lại email của một công dân, chính quyền nêu rõ: “Cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công là hợp pháp, chúng tôi sẽ không cản trở bất cứ hoạt động nào”.

Ngày 11 tháng 8 năm 2006, cựu thị trưởng Sam Sullivan đã đòi hỏi Tòa án Tối cao B.C, dựa trên quy định về giao thông của thành phố, ban hành một chỉ thị yêu cầu các học viên gỡ bỏ các bảng kháng nghị và túp lều xanh nhỏ trên phố Granville, vốn đã ở đó hơn năm năm.

Các học viên đã kháng cáo quyết định của tòa án. Ngày 19 tháng 10 năm 2010, Toà phúc thẩm B.C đã hủy bỏ quy định cấm các học viên Pháp Luân Công đặt các bảng kháng nghị và dựng lều ở phía trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver của thành phố, và ra phán quyết rằng nó trái với hiến pháp và xâm phạm đến quyền tự do biểu đạt của các học viên vốn đã được Hiến pháp Canada công nhận. Tòa án phúc thẩm đã yêu cầu thành phố Vancouver sửa lại quy định trong sáu tháng. Hạn chót là ngày 19 Tháng Tư 2011.

Chất vấn về bản dự thảo sửa đổi lần đầu tiên

Ngày 07 tháng 4, chính quyền thành phố đã đề xuất một quy định mới ngăn cản việc dựng các kiến trúc trước lãnh sự quán Trung Quốc. Theo báo cáo của các kênh truyền thông địa phương, chính quyền thành phố đã tham khảo ý kiến lãnh sự quán Trung Quốc trước khi đề xuất nội quy mới.

Ủy viên hội đồng David Cadman đã ngạc nhiên và đặt ra câu hỏi: “Các vị có thấy bất kỳ quy định nào khác mà khi đưa ra chúng ta lại phải đi tham khảo ý kiến của một chính phủ nước ngoài – một chính phủ vốn bỏ tù một người được giải thưởng Nobel, bỏ tù một nghệ sĩ có tác phẩm triển lãm tại Tate? Tại sao chúng ta phải tham khảo ý kiến của họ về quy chế của chúng ta cơ chứ?

Ông Clive Ansley, một luật sư đại diện cho Pháp Luân Công, nói rằng việc các kỹ sư thành phố hỏi ý kiến lãnh sự quán Trung Quốc là “đáng hổ thẹn” và “không thể biện hộ”. Ông cũng nói rằng sau khi xem xét những điều cấm trong quy định được đề xuất thì rõ ràng là lãnh sự quán “đã đạt được gần như toàn bộ mong muốn của họ”.

Ông nói tại cuộc họp hội đồng: “Chúng tôi đã không đấu tranh cho cuộc chiến này trong năm năm, và Tòa án phúc thẩm không đưa ra quyết định gỡ bỏ quy định này, để rồi thành phố lại ban hành một quy định mới cấm đoán quyền tự do biểu đạt tương tự như thế “. Ông nói thêm: “Việc thông qua nội dung của quy định này đảm bảo sẽ dẫn đến một kháng cáo nữa từ phía thân chủ tôi.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 13 tháng 4

Ngày 13 tháng 4, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc họp báo trước quảng trường thành phố. Họ nói rằng các cuộc kháng nghị trước lãnh sự Trung Quốc đã cổ vũ họ. Các học viên cũng diễn lại các phương pháp tra tấn mà chính phủ Trung Quốc sử dụng đối với các học viên tại Trung Quốc. Ông Liu Qikun, đại diện Khối đồng minh Bảo vệ những Giá trị của người Canada; Tenzin Lhalungpa, chủ tịch hội Tây Tạng của người Canada; bà Simma Holt, cựu nghị sỹ quốc hội Canada; và bà SadieKuehn, chủ tịch Hội thân hữu Pháp Luân Công đã đến họp báo. Hàng chục kênh truyền thông địa phương đã đưa tin về câu chuyện này.

Bà Sue Zhang, phát ngôn viên cho Pháp Luân Công, chỉ ra rằng Tòa án phúc thẩm đã bãi bỏ quy định của thành phố cấm các học viên Pháp Luân Công dựng biển kháng nghị và túp lều ở phía trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver, với phán quyết rằng nó trái với hiến pháp và vi phạm quyền tự do biểu đạt của các học viên vốn được công nhận bởi Hiến pháp Canada.

Bà Zhang điểm lại sự thật và lịch sử của cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Bà nhắc tới 35 công dân Vancouver đã bị bức hại tại Trung Quốc vì tập Pháp Luân Công. Một số người thân của các công dân Canada đang bị cầm tù ở Trung Quốc. Bà nói chính quyền thành phố không nên ngăn chặn quyền kháng nghị.

Hai học viên Pháp Luân Công, cô Jing Tian và Tang Feng, đã phát biểu tại buổi họp báo. Cô Jing Tian đã bị kết án 13 năm tù và đã bị tra tấn dã man trong tù. Cô được trả tự do sớm vì cô đã trở nên rất yếu và đang hấp hối. Tang Feng đã bị bắt giữ hơn 10 lần và bị tra tấn trong các trại giam. Hai mươi người bạn của Tang Feng đã bị tra tấn đến chết bởi họ tập Pháp Luân Công. Trong bài phát biểu của mình, họ nói rằng các cuộc kháng nghị trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver đã mang lại sự cổ vũ và hy vọng cho họ.

Ông Liu Qikun, đại diện Khối đồng minh bảo vệ các Giá trị của người Canada, nói rằng không thể chấp nhận việc chính quyền thành phố tham khảo ý kiến một lãnh sự quán nước ngoài khi sửa đổi các quy định, đặc biệt khi đó là một thế lực độc tài đã sát hại hàng triệu người dân của nước mình. Ông đặt ra câu hỏi: “Ở Mỹ, mọi người có thể biểu tình chống lại Tổng thống trước Nhà Trắng. Tại sao chúng ta không thể biểu tình chống lại thế lực độc tài ở trước lãnh sự quán của nước đó tại Vancouver?

Bà Sadie Kuehn, chủ tịch Hội Thân hữu Pháp Luân Công, đã bày tỏ sự ủng hộ của mình. Bà cho biết các học viên Pháp Luân đã cứu sống nhiều người, và các tổ chức khác đã học được rất nhiều từ họ. Bà bày tỏ lòng cảm kích trước việc họ đã cống hiến cả cuộc đời mình để thay đổi thế giới một cách hòa bình.

Bà Simma Holt, một cựu nghị sỹ quốc hội Canada, cũng bày tỏ sự ủng hộ của bà tại buổi họp báo. Bà ca ngợi các học viên Pháp Luân Công. Bà nói rằng vào những năm 30, nếu mà có một tổ chức thỉnh nguyện cho nhân quyền như thế, thì thảm hoạ diệt chủng của Đức Quốc Xã đã không xảy ra. Bà kêu gọi chính quyền thành phố không quá chú trọng đến vấn đề kinh tế. Bà nói rằng nước Đức của Hitler vốn giàu có, nhưng lại mang đến thảm họa cho thế giới.

Raymond Yee, đại diện Hội Tây Tạng của Canada nói: “Nếu chúng ta không đứng ngoài lãnh sự quán Trung Quốc, chúng ta đang giúp đỡ kẻ ác, chúng ta đang thừa nhận cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Chính quyền thành phố sửa lại bản dự thảo

Dự thảo mới cho phép đặt các công trình ở phía trước lãnh sự quán Trung Quốc và cũng bãi bỏ lệ phí đăng ký 200$ và đặt cọc 1.000$, nhưng tăng tiền phạt nếu vi phạm luật.

Hiện vẫn còn một số hạn chế trong dự thảo mới này, chẳng hạn như như kích thước của kiến trúc được cho phép bị giảm một nửa.

Bản dự thảo mới sẽ được hội đồng thành phố thảo luận vào ngày 19 tháng 4.
________________________________________
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/16/124436.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/15/法轮功学员坚持讲真相-温哥华修改城市附例(图)-239102.html
Đăng ngày 25- 04-2011: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share