Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 16-03-2021] Sau khi xem một số bài chia sẻ của đồng tu trên Minh Huệ Net, tôi có một cảm thụ: khi gặp phải nguy nan, đối với thái độ thỉnh cầu Sư phụ giúp, thì nhận thức của tôi và đồng tu khác nhau.

Một số đồng tu chính niệm chính hành, gặp phải chuyện đặc biệt khó khăn thì thỉnh cầu Sư phụ giúp đỡ, và đã vượt qua ma nạn. Với những đồng tu này, dường như tà ác không giữ chân họ được. Còn tôi không làm được điểm này, vào thời khắc then chốt không nhớ thỉnh cầu Sư phụ, nên thường bị ma nạn trong thời gian lâu hơn.

Vào ngày 13 tháng 2 năm 2021, trong bài viết “Sinh mệnh được rèn đúc trong Đại Pháp” trên Minh Huệ Net, con đường mà đồng tu đã trải qua, khi gặp phải ma nạn, hoặc khi có vấn đề không giải khai được, thì lập tức nhớ đến Sư phụ và thỉnh cầu Sư phụ giúp đỡ. Kết quả là, những khó khăn và ma nạn cự đại dường như không thể vượt qua, cuối cùng cũng vượt qua được nhờ sự bảo hộ của Sư phụ.

Vì sao trong thời khắc then chốt tôi lại không thể nhớ thỉnh cầu Sư phụ? Tôi suy nghĩ cẩn thận, thì thấy chủ yếu là do ba nguyên nhân này:

Một là, Pháp lý không đủ rõ ràng. Trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi học “Chuyển Pháp Luân” và các bài giảng Pháp khác của Sư phụ, tôi ấn tượng rất sâu sắc đối với (Pháp lý) không thể có tâm hữu cầu. Khi gặp mâu thuẫn, đầu tiên tôi hướng nội tìm bản thân. Như vậy, từ trong Pháp lý, tôi hình thành một kiểu nhận thức, căn bản nghĩ rằng: lúc gặp ma nạn thỉnh cầu Sư phụ là không đúng. Do đó, tôi cũng không nhớ là nên cầu Sư phụ. Bây giờ nghĩ lại, đây vẫn là tư duy theo quán tính.

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, tà đảng Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp cũng bước vào giai đoạn tu luyện Chính Pháp, đây là khác với thời kỳ tu luyện cá nhân. Trong thời gian này, có những nạn vô cùng lớn do cựu thế lực an bài có thể nguy hiểm đến sinh mệnh, có một số đại nạn nếu không qua được, có thể mang lại tổn thất rất lớn cho việc cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp.

Vì vậy tôi nghĩ rằng, trong thời kỳ cựu thế lực bức hại, nếu tại thời khắc then chốt chúng ta có thể nhớ thỉnh cầu Sư phụ, thì một số ma nạn sẽ vượt qua được, hoặc sẽ làm tốt những việc liên quan đến Chính Pháp, đó không phải là tâm hữu cầu, mà là chính niệm tín Sư tín Pháp, nhất định phải phân biệt chính xác được sự khác biệt giữa hai điểm này. Dĩ nhiên, tâm thái của chúng ta cần rất chính, cung kính thỉnh cầu sự giúp đỡ của Sư phụ. Về điểm này, tôi hiện đã phân biệt rõ, cũng nghĩ minh bạch rồi.

Thứ hai là, quan niệm vô Thần luận khiến tôi tín Sư tín Pháp không đầy đủ. Quan niệm vô Thần luận thâm căn cố đế, mặc dù xét từ phương diện rộng, thì khẳng định là tôi có tín Thần. Nhưng xét từ vi quan, từ những việc cụ thể, trong tích tắc gặp phải mâu thuẫn, tôi không nhận thức được đó đều là giả tướng, không đứng từ góc độ tu luyện Chính Pháp mà kiên định phủ định triệt để tất cả an bài của cựu thế lực, phủ định tất cả những gì không phù hợp với yêu cầu của Sư phụ. Trong não tôi trống rỗng và hoảng loạn, v.v., cho rằng những gì nhìn thấy là thật, khi đó tư tưởng bó tay bất lực của con người chiếm thượng phong, không đạt được thực sự tín Sư tín Pháp. Bây giờ tôi ngộ rằng, đây là cảnh giới mà chúng ta từng bước, từng bước tu lên, không phải là ngồi ở đó rồi nghĩ rằng hiển nhiên đến thời sẽ tự nhiên làm được.

Dĩ nhiên, trong tu luyện thực tế, khi gặp phải một số ma nạn, mặc dù tôi không thỉnh cầu Sư phụ, nhưng Sư phụ cũng từ bi bảo hộ tôi. Vì vậy trong vi quan, và trong rất nhiều trường hợp, tôi cũng tín Sư tín Pháp. Ví như Sư phụ an bài người hữu duyên đến bên cạnh tôi, tôi có thể cảm nhận được đây là an bài của Sư phụ, cho nên tự nhiên buông bỏ tâm sợ hãi, trở nên can đảm giảng chân tướng. Nhưng nhìn từ tổng thể, khi gặp ma nạn, vì không thể làm được giống như đồng tu trong bài “Sinh mệnh được rèn đúc trong Đại Pháp”, ấy là không thể tín Sư tín Pháp, chính niệm chính hành (đây là điều tu xuất ra từ thực tiễn), cho nên đối với việc đồng tu trong chớp mắt có thể làm được tín Sư tín Pháp đến mức độ ấy, thì tôi cảm thấy mình kém quá xa.

Thứ ba là, tự ngã. Do nguyên nhân tính cách của bản thân, tôi thường không có thói quen cầu ai đó hay điều gì đó. Tôi biết Sư phụ đang bảo hộ chúng ta, dẫn dắt chúng ta tu luyện là điều hết sức chân chính và đúng đắn, cũng biết rằng Sư phụ trân quý đệ tử, thậm chí còn hơn cả chúng ta trân quý bản thân mình. Theo đó mà nói, vào thời khắc then chốt, tôi nên nhớ thỉnh cầu Sư phụ. Nhưng do quan niệm tự ngã của tôi khá nặng, đặc biệt là khi trạng thái tu luyện không tốt, trong tâm cảm giác dường như không dám đối diện với Sư phụ, có chút trở ngại trong suy nghĩ đối với việc thỉnh cầu này, do vậy mới không nhớ ra là nên thỉnh cầu Sư phụ giúp đỡ.

Tôi biết, mình cần tiếp tục tu tốt bản thân hơn nữa ở phương diện tín Sư tín Pháp. Tôi nghĩ, nếu phương diện này được đề cao, chúng ta sẽ luôn vui vẻ và trân quý cơ duyên tu luyện chân chính này, thay vì cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi thời gian tu luyện kéo dài.

Cảm ơn bài chia sẻ của các đồng tu đã gợi ý cho tôi. Trên đây chỉ là sở ngộ cá nhân chia sẻ cùng đồng tu.

[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/16/信师信法与有求之心-422147.html

Đăng ngày 22-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share