Bài viết của một học viênPháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-10-2020] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tu luyện được 22 năm. Năm nay tôi 54 tuổi và hiện sinh sống tại một vùng thôn quê Trung Quốc. Khi vừa mới 25 tuổi, tôi đã mắc phải chứng bệnh cử động khó. Sau khi trải qua ca phẫu thuật não, tôi bị liệt nửa người, đồng tử một bên mắt bị lệch, đồng thời phần vai co rút không tự chủ được. Sức khỏe tôi lúc đó rất yếu. Tôi được chứng nhận là người tàn tật và đủ điều kiện để hưởng trợ cấp khuyết tật.

Bước vào tu luyện

Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã luôn mang trên mình một ký ức xa xăm nào đó. Ký ức đó nói với tôi rằng tôi không giống như ông bà hay cha mẹ mình. Tôi không rõ ký ức này đến từ đâu hay tương lai của bản thân sẽ khác họ như thế nào.

Tôi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp sau tám năm bị coi là người tàn tật. Cũng nhờ có tu luyện mà tôi không còn phải chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô thần từng đeo đẳng bên thân trước đây. Chính điều này đem đến cho tôi một cảm giác được trở về với con người thật của mình. Tôi đã hiểu mục đích làm người là gì và thực sự thức tỉnh.

Thật không có từ ngữ nào diễn tả được niềm hạnh phúc vô bờ bến mà tôi cảm nhận được. Tôi không ngừng đọc, học thuộc và cố gắng chép lại các bài giảng bằng tay trái. Sư phụ đã nhìn thấy quyết tâm của tôi và tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Chỉ một thời gian ngắn sau, tôi đã có thể viết tốt bằng tay trái. Sư phụ cũng thanh lý thân thể và trừ bỏ hết bệnh tật giúp tôi.

Sư phụ dạy chúng ta biết quan tâm và suy nghĩ cho người khác thay vì chỉ nghĩ cho bản thân. Vì vậy, tôi đã không sử dụng đến thẻ chứng nhận khuyết tật nữa. Bệnh tật và đau khổ là do nghiệp gây ra. Chịu khổ chính là một phần của tu luyện. Mỗi khi gặp phải vấn đề mà bản thân không ngộ ra trong quá trình học Pháp, thay vì chán nản tôi vẫn luôn tín Sư tín Pháp. Tôi đọc đi đọc lại đoạn Pháp dưới đây nhiều lần để học thuộc từng từ.

“Chư vị nói rằng chư vị cần phải kiên định không lay động, với tâm như thế, đến lúc ấy chư vị thật sự có thể kiên định không lay động, thì chư vị tự nhiên làm được tốt, bởi vì tâm tính chư vị đã đề cao lên”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thường xuyên tự nhắc mình cần phải kiên định. Để trừ bỏ chấp trước vào tâm an dật, tôi luôn nhẩm đọc Pháp Sư phụ giảng: “… Thượng sỹ văn Đạo cần nhi hành chi…” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Cảnh sát tà ác không thể làm hại được tôi

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, theo lệnh của Giang Trạch Dân, chính quyền Trung cộng bắt đầu cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Đại Pháp. Không lâu sau đó, Trung Quốc bị nhấn chìm bởi khủng bố đỏ.

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã tham gia thỉnh nguyện cùng hàng chục nghìn học viên khác để tìm công lý cho Đại Pháp. Lần đầu tiên đến Bắc Kinh, tôi ngồi dưới cột cờ trên quảng trường Thiên An Môn. Tôi nghe thấy giọng nói của Sư phụ vang lên từ trên trời cao:

“ Đại Pháp đệ tử thiên bách vạn

Công thành viên mãn tại cao xứ”. (Đăng Thái Sơn, Hồng Ngâm I)

Diễn nghĩa:

“Đệ tử Đại Pháp trăm nghìn vạn

Viên mãn công thành tại cõi trên“. (Lên núi Thái Sơn, Hồng Ngâm I)

Tôi bị bắt và bị đưa đến một trại tạm giam cấp quận. Mỗi ngày tôi đều bị buộc phải ở lại phòng giam, trong khi tất cả những người bị giam giữ khác được phép ra ngoài hít thở không khí. Qua khung cửa sổ nhỏ có rào chắn của phòng giam, tôi hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Ở nhà, tôi dành nhiều thời gian hơn để học Pháp. Tôi ngộ được nhiều điều khi đọc bài giảng “Kiến chân tính” và “Tâm tự minh”.

Năm tháng sau, tôi lại đến Thiên An Môn. Lần này, tôi bị đưa đến một trại giam quy mô lớn. Có đến hơn 500 học viên từ khắp Trung Quốc bị giam giữ tại đó. Chúng tôi bị bắt giam do từ chối cung cấp danh tính và địa chỉ liên hệ khi cảnh sát thẩm vấn.

Trong một căn phòng, có đến năm, sáu lính canh tiến hành thẩm vấn tôi. Một lính canh còn dùng dùi cui điện chỉ vào tôi quát lên: “Cô từ đâu đến? Cái dùi cui điện này sẽ dành cho cô nếu cô không chịu khai”.

Tôi trả lời anh ta: “Sư phụ tôi đang hiện diện ở đây”.

Họ nhìn quanh phòng bằng ánh mắt vô cùng giận dữ.

“Người đang quan sát hành động của các anh đó”.

Tên lính canh cầm dùi cui điện nói: “Chiếc dùi cui này chưa được sạc điện thì phải”.

Cuộc thẩm vấn như vậy đã kết thúc.

Rất nhiều chuyện đã xảy ra trong trong thời gian tôi bị giam tại Bắc Kinh. Nếu chung ta luôn tín Sư tín Pháp thì không có một trở ngại nào là chúng ta không thể vượt qua.

Tôi bị bắt và bị đưa đến trung tâm tẩy não ba lần vào năm 2002, mỗi lần trong hơn một tuần. Cả ba lần tôi đều được thả ra nhờ có chính niệm.

Một lính can từng chỉ vào một khẩu hiệu được viết trên tường hỏi tôi: “Cô biết những chữ trên này viết gì không?”

“Không, tôi không biết”, tôi trả lời.

Anh ta đọc: “Ủy ban Tư pháp: Ở đây không được luyện công (Pháp Luân Đại Pháp), ngồi xếp bằng và phát chính niệm …”

Tôi liền ngắt lời trước khi anh ta nói xong: “Vậy thì các anh bắt nhầm người rồi. Tôi luyện công, ngồi xếp bằng và phát chính niệm. Chẳng phải các anh bắt nhầm tôi rồi sao? Hãy thả tôi ra khỏi đây!”

Anh ta đi ra khỏi phòng mà không nói một lời nào.

Sư phụ giảng:

“Viên mãn đắc Phật quả

Cật khổ đương thành lạc

Lao thân bất toán khổ

Tu tâm tối nan quá

Quan quan đô đắc sấm

Xứ xứ đô thị ma

Bách khổ nhất tề giáng

Khán kỳ như hà hoạt

Cật đắc thế thượng khổ

Xuất thế thị Phật Đà”. (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm I)

Tạm dịch:

“Viên mãn đắc Phật quả

Lấy chịu khổ làm vui

Nhọc thân không tính khổ

Tu tâm khó qua nhất

Cửa nào cũng phải qua

Chỗ nào cũng là ma

Trăm khổ cùng giáng xuống

Xem sẽ sống ra sao

Nếm đủ khổ trên đời

Xuất thế là Phật Đà”. (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm I)

Tín Pháp

Trong quãng thời gian 20 năm tu luyện, tôi có cả những niềm vui và đắng cay.

Vài năm trước, với sự giúp đỡ của các học viên khác, tôi bắt đầu tham gia in tài liệu Pháp Luân Đại Pháp tại nhà.

Đến tháng 1 năm nay, các phương tiện giao thông công cộng đi lại từ thành phố đến vùng nông thôn đã phải dừng hoạt động do đại dịch Covid-19. Nhưng có người báo cho tôi biết là có một người ở vùng khác đến nhà tôi. Tôi bị đưa đến đồn cảnh sát. Vì sợ lây nhiễm Covid-19 nên cảnh sát không cho phép tôi nói chuyện, vì vậy tôi đã phát chính niệm.

Một viên cảnh sát đột nhiên bước đến gần tôi quát lớn: “Cô giấu sách (Pháp Luân Đại Pháp) ở đâu? Hãy khai ra mau”.

“Tôi giấu chúng trong tim mình”, tôi trả lời.

Anh ta rời đi.

Một giờ sau, tôi được thả ra. Tà ác đã bị thanh lý nhờ chính niệm mạnh.

Những vần thơ của Sư phụ như lời khích lệ để chúng ta hãy luôn tinh tấn trong tu luyện:

“Lộ mạn mạn dĩ tận,

Vụ mê mê tiệm tản;

Chính niệm hiển Thần uy,

Hồi thiên bất thị phán”. (Lời Sư phụ chúc mừng năm mới, Tinh tấn Yếu chỉ III)

Diễn nghĩa:

“Con đường dần dần kết thúc,

Sương mê mờ [cũng] dần dần tản đi;

Chính niệm hiển lộ ra uy [đức] của Thần,

Không [còn phải] trông ngóng về trời nữa”. (Lời Sư phụ chúc mừng năm mới, Tinh tấn Yếu chỉ III)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/28/414338.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/9/189825.html

Đăng ngày 16-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share