Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 02-03-2021] Một người có đôi mắt nhìn sáng rõ liệu có biết cảm thụ và trạng thái của người mù như thế nào không? Ví dụ như, tâm của người mù có tĩnh lặng hơn tâm của người mắt sáng hay không? Hay là ngược lại? Người mù “nhìn thấy” nhân sinh như thế nào? Tôi đoán rằng sẽ không có một câu trả lời theo dạng công thức, bởi vì mỗi người mù là một thể sinh mệnh khác nhau, tình huống của mỗi cá nhân lại không giống nhau, không thể kết luận thống nhất được.

Thực ra tâm cũng như vậy, có sáng tỏ cũng có mù mờ, ít nhiều cũng có lúc sáng tỏ, cũng có lúc mù mờ. Từ khi Đại Pháp hồng truyền vào năm 1999 đến nay, 29 năm đã trôi qua. Chúng ta lý giải Pháp lý được bao nhiêu? Các chủng quan niệm của chúng ta đã loại bỏ được bao nhiêu? Nhân tâm và dục vọng loại bỏ được bao nhiêu? Trong vô ý chúng ta đã đặt thêm bao nhiêu định nghĩa vào trong Pháp? Đã đặt bao nhiêu định nghĩa cho những người hay sự việc mà chúng ta gặp được? Sư phụ giảng: “Từ bi năng dung thiên địa xuân” (Pháp Chính Càn Khôn, Hồng Ngâm 2). Mỗi lời giảng của Sư phụ, đều không dễ mà làm được, mỗi lần làm lại càng khó hơn. Sau khi làm được, cũng là tâm đã sáng tỏ, phía mặt minh bạch chiếm thế chủ đạo; còn khi mà chưa làm được, thì tâm còn mù mờ, khi ấy quan niệm con người, nghiệp lực và chấp trước sẽ chiếm thế thượng phong.

Vài ngày trước, có một bài viết thống kê lại một số sự kiện mà một tiểu đồng tu đã nhìn thấy qua thiên mục, gọi đó là dự ngôn. Có nhiều đồng tu thích xem dự ngôn. Lần này, nhiều người lại bị động tâm, trong đó cũng có một bộ phận đồng tu thông qua bài viết này mà nhận ra chấp trước của bản thân, coi bài viết đầy tính kích thích với bản thân này là một cơ hội tốt để tu luyện, kết quả là đã buông bỏ được nhân tâm, đề cao bản thân. Còn có những đồng tu luôn lấy Đại Pháp để đo lường, bảo trì tâm thái bình ổn. Nhưng cũng có những đồng tu khi thấy quan điểm bất đồng, liền thấy kích động, soi vào người khác như thể đèn pin, còn muốn tu người khác.

Khi thấy mâu thuẫn, vì muốn kiên trì với việc tìm ở bản thân, tu bản thân, tôi đã tìm thấy một số số lời giảng Pháp của Sư phụ có liên quan đến vấn đề này. Sư phụ giảng:

“khi phát sinh xung đột với người khác chư vị phải hướng nội mà tìm, tìm nguyên nhân của chính mình, không được hướng ngoại mà tìm, vậy thì về thực chất tâm tính chư vị chính là đang đề cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

“Cần phải từ bi đối đãi với tất cả mọi người và gặp bất kể vấn đề gì đều phải tìm nguyên nhân ở bản thân. Cho dù người khác chửi mắng chúng ta hay đánh chúng ta, chúng ta đều phải hướng nội, ‘Có phải do mình chỗ này không đúng nên mới tạo thành như vậy?’ Như vậy chư vị có thể tìm ra nguyên nhân căn bản của mâu thuẫn, cũng là biện pháp tốt nhất để trừ bỏ chấp trước vào vị tư vị ngã. Hãy mở rộng tâm của mình, cho đến khi trong tu luyện cá nhân chư vị có thể tha thứ cho tất cả mọi người, bao gồm cả tha thứ cho kẻ thù. Là bởi vì, kẻ thù mà chư vị gọi là kẻ thù do con người phân biệt, là con người vì lợi ích mà phân biệt, đó không phải là hành vi của Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu [1999])

“hai người họ phải phát sinh mâu thuẫn với nhau thôi, mục đích là để bỏ đi tâm của mỗi người họ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

“Vậy thì khi phát sinh mâu thuẫn cần các bên tự hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân, bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay không. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói: bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay là không tại chư vị, chư vị đều phải tìm ở chính mình, chư vị sẽ phát hiện ra vấn đề.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

“Khi xuất hiện bất kể mâu thuẫn gì, xuất hiện bất kể sự việc gì — tôi từng dạy chư vị rồi — thì không chỉ hai người có phát sinh mâu thuẫn ấy phải tìm nguyên nhân bên trong bản thân mình, mà người thứ ba [đứng ngoài chứng kiến] cũng phải nghĩ về bản thân mình, vì sao lại để chư vị thấy [mâu thuẫn] ấy? Huống là chúng ta đang là một trong những người gây mâu thuẫn đó; vì sao không tự tu bản thân mình đi?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

Đối chiếu với Pháp của Sư phụ và lấy trạng thái của một số đồng tu làm lời nhắc nhở bản thân, tôi nhớ ra rằng bản thân trong quá khứ cũng có một số điều, giống như những gì phát sinh với một số đồng tu hiện nay, trong tâm có một vài thước đo nhất định (là nhận thức và lý giải của cá nhân vào thời điểm đó, không nhất định là sai, nhưng khẳng định là có tính cục hạn, và có liên quan đến trạng thái tu luyện lúc bấy giờ). Khi gặp người và sự việc không phù hợp với thước đo của bản thân, thì sự khoan dung và thiện ý rất có khả năng sẽ bị giảm đi. Nguyên nhân là gì? Có lúc là tình, do ảnh hưởng của tình, sức chịu đựng của con người vô cùng hạn chế, có lúc còn không cả biểu hiện thiện với những người hay sự việc mà bản thân cho là rất sai lầm, đây đều là trạng thái do bị tình khống khế. Cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của khoa học. Khoa học rất máy móc và phiến diện, một cộng một chỉ có thể là hai, trong khi Pháp lại viên dung hết thảy. Càng chủ yếu hơn nữa là dù có bất kể sự việc gì, thì đại sự Chính Pháp của Sư phụ, người khác chỉ có thể nghe được một vài lời nhất định, chỉ nhìn được một số phản ánh nhất định, chứ không thể thực sự biết được hết. Khi bạn thực sự có thể biết được chi tiết về một vài sự việc nào đó, thì hoặc là điều đó đã biến đổi rồi, hoặc là nó sẽ được quyết định bởi kết quả khảo nghiệm của người nghe; hoặc đó cũng chỉ là cục bộ vô cùng vô cùng nhỏ, không có cách nào có thể đảm bảo được điều đó chính xác hay không; hoặc cũng có nhiều những khả năng mà người tu luyện căn bản không thể tưởng tượng nổi.

Nhìn thấy tình huống hiện nay, tôi cũng xem xét kỹ bản thân, xem xem mình đối với sự việc này có phản ứng của tình hay không, có lấy những nhận thức trước đây của bản thân mình mang ra làm tiêu chuẩn để phản ánh tư tưởng hay không, v.v.. Kết quả cũng giống như mọi lần, khi mâu thuẫn trước mắt, chỉ cần tìm ở bản thân, thì đều có thể tìm thấy những điểm bản thân nên phải đề cao, nên phải có nhận thức mới, nên phải bị cảnh tỉnh. Phải có tâm nhẫn nại, thiện ý, thấy những điều khác lạ cũng không lấy làm lạ, hễ động tâm liền tìm ở bản thân, có vấn đề phải tu trong Pháp. Sư phụ giảng Pháp là cho tất cả mọi người, mỗi lần giảng Pháp đều có ở trong đó. Tu luyện cũng chính như việc bóc vỏ một củ hành, cứ theo chiều xoắn ốc lên trên, không có điểm dừng không có ngừng nghỉ.

Trên đây là một vài trải nghiệm trong tu luyện, dù khá bình đạm nhưng được sự cổ vũ của đồng tu mà tôi đã viết ra. Tôi nghĩ rằng, viết ra bài chia sẻ này sẽ có điểm tốt với những đồng tu hy vọng tôi viết ra, cho dù không khởi được tác dụng gì thì cũng là điều hết sức bình thường.

Sư phụ giảng:

“mà là vì vũ trụ có [nguyên] lý tương sinh tương khắc đang phát huy tác dụng, ai động một niệm cũng đều sản sinh ra hai mặt nhân tố chính [và] phản khác nhau. Chư vị động thiện niệm liền xuất ác, chư vị động ác niệm cũng có tác dụng ấy. Do đó, rất nhiều người tu luyện giảng “nhất niệm xuất thiện ác”; ai biết được đạo lý chân chính của câu nói này?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003)

Xin được lấy điều này để nhắc nhở bản thân.

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Bài viết này thuộc bản quyền của Minh Huệ Net. Khi chuyển tải phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn từ Minh Huệ Net, bao gồm tiêu đề gốc và liên kết đến văn bản gốc của Minh Huệ Net.)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/2/心盲、心明-421522.html

Đăng ngày 05-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share