Bài viết của Ngô Đồng

[MINH HUỆ 03-02-2021] Sau khi biến thể virus corona B.1.1.7 được phát hiện ở Vương quốc Anh vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phát biểu hôm 19 tháng 12 rằng, theo các chuyên gia, biến thể virus này có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn từ 50% đến 70% so với chủng virus corona nguyên bản.

Theo một bài báo của Washington Post ngày 22 tháng 1 năm 2021 có tiêu đề “Đan Mạch đang giải trình tự mẫu virus corona và cảnh giác trước biến thể của Vương quốc Anh” (Denmark is sequencing all coronavirus samples and has an alarming view of the U.K. Variant), biến thể mới này cũng đã tấn công mạnh ở Đan Mạch. Bài báo cho hay, “Các trường hợp liên quan đến biến thể này đang tăng lên 70% mỗi tuần ở Đan Mạch, bất chấp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.”

Tyra Grove Krause của Viện Huyết thanh Quốc gia (State Serum Institute) ở Đan Mạch cho hay, chủng biến thể mới đặt ra mối đe dọa đáng sợ vì nó sẽ phá hoại những bước tiến đã đạt được trong công tác chống bệnh dịch vì chủng B.1.1.7 có thể phát tán ra khắp cả nước vào giữa tháng 2. Cũng theo bài báo nêu trên, “Giai đoạn này sẽ như một trận sóng thần, từ chỗ bạn đứng trên bờ biển, đột nhiên, bạn sẽ thấy nước rút đi… Sau đó, bạn sẽ thấy sóng thần ập đến và làm ngập khắp nơi.”

Tương tự, CDC Hoa Kỳ đã cảnh báo biến thể virus mới có thể trở thành mối nguy hàng đầu của Mỹ vào tháng 3 này. Ngày 25 tháng 1 năm 2021, ông Boris Johnson tuyên bố rằng biến thể mới có nguy cơ tử vong cao hơn 30%.

Hiện tượng chưa từng có: 17 thể đột biến cùng xuất hiện

Tạp chí Sciencengày 20 tháng 12 năm 2020 trích dẫn một nghiên cứu của Andrew Rambaut, một nhà sinh học cách mạng phân tử của Đại học Edinburgh rằng các nhà khoa học phát hiện B.1.1.7 có đến 17 thể đột biến cùng một lúc. Đây là điều chưa từng thấy.

Patrick Vallance, Trưởng Cố vấn Khoa học của Vương quốc Anh, trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 1, giải thích chủng virus mới này có tỷ lệ tử vong cao hơn như sau: “Nếu lấy… một người ở độ tuổi ngoài 60 làm ví dụ, nguy cơ trung bình là cứ 1.000 người nhiễm bệnh, có khoảng 10 người không may tử vong vì chủng virus này. Còn với biến thể mới, cứ 1.000 người nhiễm bệnh, có khoảng 13-14 người có khả năng tử vong.”

Sau khi phát hiện ra B.1.1.7, nhiều nước đã áp đặt lệnh tạm thời cấm đi lại với Vương quốc Anh. Thế nhưng, biến thể virus này vẫn cứ lan sang hơn 70 quốc gia, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, và Quảng Đông của Trung Quốc. Nhưng các quan chức không đưa ra thông tin cụ thể. Chẳng hạn, tiểu khu Hâm Đô, tiểu khu Tinh Quang, và một số khu dân cư huyện Đại Hưng ở Bắc Kinh đã bị phong tỏa hơn hai tuần nay, trong khi cư dân không được biết lý do cụ thể là gì.

Vắc-xin và biến thể virus mới

Biến thể B.1.1.7 không phải là mối lo ngại duy nhất. Một số biến thể khác cũng được liệt kê trên trang web của CDC Hoa Kỳ, gồm cả B.1.351 ở Nam Mỹ và P.1 ở Brazil, khả năng có thể vô hiệu hóa tác dụng của vắc-xin.

Bài báo ngày 1 tháng 2 của WebMD có tiêu đề “Các thể đột biến’ có thể sinh ra chủng COVID mới” (‘Escape Mutations’ May Drive New COVID Resurgence) đã phân tích các trường hợp mới ở Maryland và Nam Carolina có liên quan đến chủng B.1.135 được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi. Bài viết cho hay “Không một người nào bị nhiễm biến thể này đi đâu ra nước ngoài, giữa họ cũng không có quan hệ gì với nhau. Điều đó cho thấy biến thể này có thể đã lây từ người sang người trong cộng đồng rồi.”

Hơn nữa, phiên bản virus corona mới này đã thay đổi protein gai trên bề mặt virus. Với cái tên “thể đột biến trốn thoát” (escape mutations), chủng virus này có thể thoát được vòng bảo vệ của kháng thể sinh ra sau khi tiêm vắc-xin. “Thể đột biến – E484K – đã được phát hiện ở một số biến thể virus corona mới: Ngoài biến thể P.1 được phát hiện ở Brazil, còn có biến thể B.1.315. Nhưng trong mấy ngày qua đã phát hiện thêm biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn có tên gọi B.1.1.7 được phát hiện ở Anh.”

Các nhà khoa học ở Đại học Duisburg-Essen cũng tìm thấy các biến thể virus có nhiều thể đột biến có thể qua mặt khả năng nhận diện của kháng thể và làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Cụ thể là, cả ba loại biến thể nêu trên đều có một thể đột biến gọi là N501Y tác động đến thụ thể gắn với thể protein gai. Điều đó càng cho phép virus gắn thụ thể chắc chắn hơn.

Kết quả lâm sàng

Ngay cả Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID), cũng lo ngại về những thể đột biến có thể thoát khỏi tác dụng của vắc-xin.

Dữ liệu nghiên cứu vắc-xin của Johnson and Johnson cho thấy vắc-xin chỉ đạt tỷ lệ thành công là 57%. Tương tự, tỷ lệ thành công của vắc-xin của Novavax trong một thử nghiệm nhỏ của Nam Phi cũng chỉ ở mức dưới 50%. Cụ thể là, Moderna phân tích biến thể của Nam Phi và phát hiện vắc-xin của họ sản sinh ra ít kháng thể trung hòa đối với chủng mới hơn so với chủng virus nguyên bản.

Những hạn chế của các loại vắc-xin này được xác nhận bằng các ca dương tính sau khi tiêm vắc-xin. Nghị sỹ quốc hội Stephen Lynch của Massachusetts có kết quả xét nghiệm dương tính sau lần thứ hai tiêm liều vắc-xin chống virus corona do Pfizer sản xuất. Không chỉ thế, ông còn không có biểu hiện triệu chứng gì.

Hơn nữa, “không có bằng chứng nào cho thấy bất cứ loại vắc-xin Covid-19 nào hiện nay có thể phòng tránh tuyệt đối cho con người khỏi bị nhiễm bệnh – và điều này cho thấy gì về một viễn cảnh miễn dịch cộng đồng”, BBC nhận định trong một bài viết có tiêu đề “Tiêm vắc-xin rồi còn có thể truyền nhiễm Covid-19 không?” (Can you still transmit Covid-19 after vaccination?)

Theo bài báo này, “Có hai loại miễn dịch chính có thể đạt được bằng vắc-xin. Một là cái gọi là miễn dịch ‘hiệu quả’ có thể ngăn mầm bệnh gây bệnh nặng, nhưng không thể ngăn nó thâm nhập hay nhân bản trong cơ thể. Một loại nữa là ‘miễn dịch vô trùng’, có thể ngăn ngừa lây nhiễm hoàn toàn, thậm chí tránh được những ca không biểu hiện triệu chứng. Loại thứ hai là mong muốn của các nghiên cứu vắc-xin, nhưng lại vô cùng hiếm khi đạt được.”

Tình hình ngày càng căng thẳng với sự xuất hiện của các biến thể mới. “Khi xem các kết quả của chúng tôi, bạn không thể nói đây là hệ quả của vắc-xin. Đó là sai… Nhưng tôi nghĩ nếu nói mọi thứ đều là màu hồng thì cũng sai như thế”, ông David Ho, trưởng phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu AIDS Aaron Diamond tại Đại học Columbia, người phát hiện ra rằng vắc-xin của Pfizer và Moderna kém hiệu quả hơn từ 6,5 đến 8,6 lần đối với thể đột biến Nam Phi.

Thế giới đã “để cho virus lây nhiễm cho 100 triệu người… Như vậy là 100 triệu nguy cơ sinh ra đột biến”, ông nói trong một bài báo Bloombergngày 29 tháng 1 có tiêu đề “Biến thể phát tán ở Mỹ làm dấy lên nhu cầu ‘dập tắt’ covid nhanh chóng” (Variants Spreading in U.S. Fan the Need to ‘Crush’ Covid Quickly).

Những điều bí ẩn về vắc-xin Trung Quốc

Sinovac Biotech, một nhà sản xuất vắc-xin hàng đầu của Trung Quốc, chỉ cho tỷ lệ thành công là 50,38% trong những lần thử nghiệm giai đoạn gần đây ở Brazil. “Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 78% như đã tuyên bố trước đây; điều đó đặt ra nghi vấn về tính chính xác của dữ liệu và gia tăng sự hoài nghi về thực trạng thiếu tính minh bạch về vắc-xin Trung Quốc”, theo một bài báo của CNN ngày 14 tháng 1 có tiêu đề “Vắc-xin Covid-19 Trung Quốc dấy lên quan ngại do kém hiệu quả hơn nhiều so với tuyên bố ban đầu ở Brazil” (Chinese Covid-19 vaccine far less effective than initially claimed in Brazil, sparking concerns).

Một vấn đề nữa là tính thiếu minh bạch. “Cả Sinovac và Sinopharm đều bị nghi vấn về vấn đề công bố dữ liệu. Khi công bố kết quả về tỷ lệ thành công, công ty nhà nước Sinopharm không đưa ra thông tin chi tiết về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng. Một nhà quản lý của Sinopharm nói dữ liệu cụ thể sẽ được công bố sau và sẽ được công bố trên các tạp chí khoa học, nhưng không nói rõ là thời gian nào.”

Những vấn đề như vậy cũng được phát hiện ở các trường hợp sau khi tiêm vắc-xin. Vào giữa tháng 12 năm 2020, có tin cho hay hơn 300 người lao động ở Serbia và Angola đã bị nhiễm bệnh dù đã tiêm vắc-xin của công ty dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc. Vì quan sát được nguy cơ lây nhiễm cao sau khi tiêm vắc-xin, nhiều bác sỹ đã từ chối nhận các loại vắc-xin này, ông Hạ, một thầy thuốc đã nghỉ hưu ở quận Triêu Dương của Bắc Kinh cho biết.

Khoa học và bệnh dịch

Hàng ngàn năm qua, dịch bệnh vẫn luôn là một thách thức đối với nhân loại, chẳng hạn như Đại dịch của Athen (430 TCN), Đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), Cái chết Đen (1346 – 1353), và nhiều đại dịch khác.

Chiến đấu với bệnh dịch không phải là điều dễ dàng. Cách đây hơn 200 năm, Edward Jenner, một y sỹ và nhà khoa học người Anh, đã tạo ra vắc-xin phòng bệnh đậu mùa. Song mãi đến những năm 1970, bệnh đậu mùa mới dứt. Còn trong giai đoạn hiện nay, thế giới có dịch sốt vàng da, sốt rét, sốt mò, sốt ban đỏ, dịch tả, cúm Tây Ban Nha, bệnh AIDS, dịch Ebola, và giờ là virus corona.

Mặc dù gặt hái được những thành công với thuốc penicillin, streptomycin, và nhiều loại vắc-xin khác, nhưng những mầm bệnh độc như virus cũng phát sinh những tuyến đường truyền nhiễm mới. Cho đến nay, chỉ có hai loại bệnh truyền nhiễm đã được xóa bỏ thành công, đó là đậu mùa và dịch tả trâu bò.

Chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta tự tin đã chiến thắng bệnh tật và dịch bệnh bằng khoa học, nhưng nếu lùi lại một bước mà tra cứu lịch sử, chúng ta sẽ thấy trừ dứt bệnh là rất khó. Thường là, khi bệnh này thuyên giảm thì bệnh kia đã trực chờ phát sinh rồi.

Lý do căn bản là khi coi thường đạo đức và lương tri, khoa học đã làm chúng ta chỉ chú trọng vào của cải vật chất. Khi phóng túng bản thân trong những lạc thú trần tục và rời xa chuẩn tắc đạo đức thì sớm hay muộn, chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả.

Nguồn gốc của dịch bệnh

Trong lịch sử, dịch bệnh đã nhiều lần bùng phát và thường do nhiều nguyên nhân văn hóa khác nhau. Kể từ năm 1 đến năm 312 sau công nguyên, người Cơ Đốc giáo luôn bị Đế chế La Mã hãm hại. Chẳng hạn như Nero dàn dựng vụ Đại hỏa hoạn ở thành Rome vào năm 64 và vu cho các tín đồ Cơ Đốc giáo đã phóng hỏa (năm 165-180). Sau đó đã xảy ra mấy đợt dịch bệnh như đại dịch mùa thu vào năm 65, Đại dịch Antonine (165-180), và Đại dịch Cyprian (250-270).

Trong lịch sử Trung Quốc, bức hại tín ngưỡng còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hoàng đế Vũ Tông triều đại nhà Đường vì diệt Phật mà gặp ác báo. Dưới triều đại của ông, hơn 4.000 đền chùa đã bị dỡ bỏ, và khoảng 265.000 tăng ni bị ép hoàn tục. Năm sau đó, hoàng đế 33 tuổi này đã chết, trong triều xảy ra một việc chưa từng có tiền lệ, đó là quan viên không đoái hoài gì đến năm người con trai của ông ta mà tiến cử chú của ông ta kế vị để khôi phục Phật giáo.

Thời đó, Thổ Phiên ở Tây Tạng cũng là một triều đại lớn mạnh. Nhưng sau khi Lãng Đạt lên ngôi vào năm 838, ông đã ép sư sãi đi săn bắn, biến chốn chùa chiền linh thiêng thành nơi giết mổ, phá hủy tượng Phật rồi thả trôi sông. Không lâu sau đó, động đất, đất sạt lở, và đại dịch đã xuất hiện, Triều đại Thổ Phiên hùng mạnh cũng dần tiêu vong.

Đáng buồn là, Trung Quốc ngày nay cũng xảy ra sự việc tương tự. Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa truyền thống, đã thu hút khoảng 100 triệu người học. Song, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại pháp môn này vào tháng 7 năm 1999 và kéo dài cho đến ngày nay, không hề kém phần khốc liệt. Một lượng lớn học viên đã bị bắt giữ, cầm tù, và tra tấn. Một số còn trở thành nạn nhân của các vụ bức hại tâm thần và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Virus bùng phát ở Vũ Hán có lẽ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vũ Hán là tâm chấn đầu tiên của đại dịch virus corona, cũng chính là nơi đóng vai trò then chốt trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Năm 1999, khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân quyết định đàn áp Pháp Luân Công, thuộc hạ của ông ta đã chỉ đạo Đài Truyền hình Vũ Hán chế tác ra video dài sáu tiếng đồng hồ để phỉ báng Pháp Luân Công và Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập pháp môn này. Video vu khống không chỉ bịt miệng các ủy viên Bộ Chính trị phản đối cuộc bức hại, mà còn khiến công chúng quay lưng lại với Pháp Luân Công.

Từ cổ chí kim, đã có nhiều dự ngôn, tiên tri đều nhắc đến đại nạn mà nhân loại sẽ gặp phải. Chẳng hạn, vào thế kỷ 16, nhà tiên tri Nostradamus của Pháp đã tiên đoán trong cuốn Tiên tri Thế kỷ (Les Prophéties) rằng năm 2020 sẽ xảy ra một đại thảm họa, và năm 2021 sẽ trầm trọng hơn, trong đó có đề cập đến mưa, máu, nạn đói, dịch bệnh, và cái chết. Ông còn viết: “Khởi đầu, người trẻ chết một nửa”. Đương đại có Đạo sư Dato Anthony Cheng, người Malaysia, từng tiên đoán đúng dịch SARS năm 2003. Ông cũng nói đại dịch covid có thể sinh ra nhiều thể đột biến và các biến thể sẽ làm tăng số nạn nhân lên cao hơn nhiều.

Ở Trung Quốc cũng có những tiên tri tương tự. Ở tỉnh Tứ Xuyên có tượng Đại Phật Lạc Sơn cao 71 mét, được dựng từ Triều đại nhà Đường. Tương truyền rằng, “Đại Phật tẩy cước thiên hạ loạn” (khi nước ngập đến bàn chân tượng Phật, thiên hạ sẽ có đại nạn) đã ứng nghiệm. Ngày 18 tháng 8 năm 2020, lũ lụt ở Tứ Xuyên đã ngập bàn chân tượng Lạc Sơn Đại Phật. Không lâu sau đó, một lượng lớn người chết đói bị sóng cuốn trôi qua trước mắt tượng Đại Phật.

Không có chỗ cho những kẻ trung lập trong cuộc chiến giữa thiện và ác

Nhiều người thắc mắc vì sao nhiều người dân bình thường còn chưa thể hiện rõ quan điểm đối với những vấn đề trọng đại, như với cuộc bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo hay các học viên Pháp Luân Công, lại trở thành nạn nhân của đại dịch.

Một cách nhìn nhận vấn đề này là, cũng như các chính quyền độc tài khác như Đức quốc xã, ĐCSTQ đã đàn áp con người trong nhiều cuộc vận động chính trị vì nhiều người – gồm cả dân thường trong công chúng – đã im lặng hoặc mù quáng nghe theo chính sách của Đảng. Tương tự, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, sau khi ĐCSTQ bôi nhọ và dán nhãn cho môn tu luyện này là kẻ thù của nhà nước, nhiều học viên cùng người thân của họ đã bị phân biệt đối xử ở trường học, nơi làm việc, và trong xã hội. Ở góc độ nào đó, khi nhiều người im lặng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, thì cuộc bức hại và sự phân biệt đối xử này mới có thể xảy ra.

Hàng nghìn năm qua, nền văn minh có thể tồn tại là nhờ các giá trị truyền thống và những người tốt trong xã hội. Nhưng khi đại bộ phận xã hội làm ngơ trước cuộc chiến giữa thiện và ác, và im lặng trước những vi phạm nhân quyền hay các tội ác khác, thì công chúng chính là đồng lõa với những kẻ bức hại. Mỗi người trong chúng ta, cuối cùng, đều có một phần trách nhiệm trong đó – và đều phải lãnh hậu quả.

Dante Alighieri từng viết: “Nơi nóng nhất ở địa ngục là để dành cho những kẻ mà vào lúc đạo đức khủng hoảng nghiêm trọng nhất, vẫn giữ thái độ trung lập.” Khi những nhóm người yếu thế đặt hy vọng vào công chúng nhưng bị khước từ, thì tất cả, cuối cùng, đều sẽ trở thành nạn nhân.

Bảo vệ công lý và phản đối những chính quyền độc tài như ĐCSTQ sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đại nạn. Và mỗi một người trong chúng ta đều đang lựa chọn tương lai cho chính chúng ta, như những gì đã xảy ra trong lịch sử.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/3/419456.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/23/191085.html

Đăng ngày 28-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share