Bài viết của Ngạn Vi Dân

[MINH HUỆ 30-01-2021] Trong tài liệu lịch sử “Sưu Thần ký” có một câu chuyện chân thực. Thời Hậu Hán (947-951), Từ Hủ nổi tiếng là chấp pháp công chính. Khi ông làm Huyện lệnh huyện Tiểu Hoàng, huyện lân cận xảy ra đại dịch châu chấu, thậm chí cỏ cũng bị châu chấu ăn hết sạch. Nhưng khi châu chấu qua huyện Tiểu Hoàng thì chúng không dừng lại mà bay qua, không gây ra bất kỳ tai hại nào. Thứ sử nghe nói Từ Hủ không có biện pháp xử lý tai họa châu chấu thì nổi giận, liền cách chức Từ Hủ. Từ Hủ bị mất chức quan nên ra đi, ngay sau đó châu chấu liền kéo đến. Bách tính huyện Tiểu Hoàng tập hợp lại kêu oan cho Từ Hủ, nói rằng ông ấy là vị quan tốt hiếm có, có ông ấy ở đó thì châu chấu không dám đến. Sau khi biết được sự tình chân thực, thứ sử xin lỗi Từ Hủ và mời ông quay lại khôi phục chức quan như cũ. Sau khi Từ Hủ phục chức, châu chấu ở huyện Tiểu Hoàng lập tức bay đi hết.

Theo thứ sử nhìn nhận, khi tai họa ập đến thì phải dốc hết sức lực chống lại, xin chi viện tiền và lương thực từ triều đình, liên tiếp gửi thư hỏa tốc báo cáo tình hình, quan địa phương ngày đêm không ngủ, đó mới là bình thường, nhưng huyện Tiểu Hoàng lại “thụ động chống tai họa”. Nhưng kết quả hiện thực là, những quan chức tích cực xin tiền và lương thực “chống tai họa”, nhưng lại không thể làm cho bách tính thoát khỏi tai họa châu chấu, còn Từ Hủ “thụ động chống tai họa” lại khiến địa phương đó tránh được nạn châu chấu. Tại sao như vậy? Hôm nay chúng ta có thể nhảy ra khỏi cái khung của thuyết vô Thần để suy nghĩ xem mấu chốt ở đâu?

Thật trùng hợp. Trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lần này, từ các phương tiện truyền thông có thế thấy, các khu vực dịch bệnh nặng như Hà Bắc, Hắc Long Giang… là những nơi mà các biện pháp phòng dịch tầng tầng lớp lớp, không chỉ bắt buộc mọi người đeo khẩu trang, ở trong nhà, có nhà còn bị niêm phong cửa nhà, thậm chí có những nơi cả khu dân cư, cả thôn còn bị đưa đi nơi khác để cách ly toàn bộ. Không thể nói là công tác phòng dịch bệnh không nghiêm ngặt, bức tường ngăn chặn dịch bệnh không thể nói là không vững chắc. Thế nhưng, có thể ngăn chặn được “virus” không?

Dịch bệnh có mắt

Những đại dịch xảy ra trong lịch sử, bất kể là đại dịch La Mã nổi tiếng, hay là dịch bệnh cái chết đen Châu Âu, và đại dịch cúm Tây Ban Nha cận đại, tuyến đường lây lan dịch bệnh xem ra có vẻ ngẫu nhiên tùy tiện, nhưng lại dường như có sự an bài đã định trước.

Lấy “dịch bệnh Justinian” nổi tiếng trong lịch sử làm ví dụ, mùa xuân năm 542, đô thành Đông La Mã là Constantinople đã xảy ra đại dịch, và kết thúc sau 4 tháng. Mọi người cho rằng dịch bệnh đã qua đi rồi, không ngờ nó chỉ để những người may mắn thoát nạn có thời gian tạm thời nghỉ ngơi mà thôi.

Nó dường như theo một tuyến đường đã định trước, từ một địa phương tiếp tục lan đến một địa phương khác. Nhưng đến năm 558, nó đột nhiên quay ngắt trở lại Constantinople, lần thứ 2 càn quét kinh thành, đã giết chết loạt lớn cư dân.

La Mã lúc này đã có kinh nghiệm phòng chống dịch nhất định, hệ thống y tế công cộng của Byzantine phát triển, đã cung cấp thuốc men phòng chống dịch bệnh cho người dân, mọi người đeo khẩu trang, cố gắng giảm thiểu đi ra ngoài.

Nhưng những biện pháp phòng hộ này đều vô tác dụng. Nhà sử học Ivagrils, người đích thân trải qua dịch bệnh ở Justinian, đã nói với mọi người về cảnh tượng dịch bệnh này, trước tình hình lây lan dịch bệnh ác liệt, một số người không những không đeo khẩu trang, không uống thuốc phòng bệnh, mà còn chủ động ôm người chết, kết quả “mặc dù hành hạ mình như thế, họ vẫn cứ sống”.

Một nhân chứng khác của thảm họa này, John – tác giả và nhà sử học của “Câu chuyện về các vị Thánh”, đã mô tả con đường trốn thoát dịch bệnh của ông rằng: “Nếu đêm đến, chúng tôi sẽ nghĩ rằng cái chết sẽ cướp đi mạng sống của chúng tôi vào ban đêm; Nếu bình minh lên, chúng tôi sẽ suốt ngày đối mặt với cửa mộ”.

John đã cố gắng chạy trốn khỏi dịch bệnh, nhưng cho dù ông chạy trốn đến đâu, thì dịch bệnh vẫn luôn bám theo, và cho đến cuối cùng, ông không còn nơi nào để trốn tránh nữa.

Đôi khi trong một thành phố, chỉ một hoặc hai gia đình có người bị nhiễm bệnh, và các gia đình khác trong thành phố đều bình an vô sự. Nhưng ở các thành phố khác, thì rất ít người sống sót, hầu như toàn bộ thành phố đã bị hủy diệt.

Một số người không bị nhiễm bệnh, tưởng rằng họ đã thoát khỏi bệnh dịch, nhưng lại nhiễm bệnh và chết vào năm sau. Điều khó giải thích hơn nữa là một số cư dân đã thoát khỏi vùng dịch thành công và đến một thành phố không có dịch, đến khi có dịch xảy ra ở thành phố đó thì những người bị nhiễm bệnh chính là những người đã chạy trốn đến! Mọi người nói về những điều kỳ lạ này khắp trong ngõ ngoài đường, đều cảm thấy không thể nào hiểu nổi.

Thành phố tê liệt, mọi hoạt động vui chơi giải trí bị ngưng trệ, không còn giao dịch, thủ công nghiệp và dịch vụ đình trệ, không có người thu hoạch lương thực. Sau đó là nạn đói, lạm phát và thiếu lương thực. Có người thoát khỏi dịch bệnh, nhưng không thoát khỏi nạn đói, cuối cùng bị chết vì đói.

Một tâm trạng bi quan lan tỏa, lúc bấy giờ, người ta tin rằng không ai có thể biết được kết cục cuối cùng của dịch bệnh, vì mọi thứ đều do Đấng Tạo Hóa kiểm soát, và chỉ có Đấng Tạo Hóa toàn năng mới biết được nguyên nhân và hướng đi của dịch bệnh.

Nhà sử học của Byzantine là Procopius đã chỉ ra rằng dịch bệnh ở người Justinian đến từ sự trừng phạt của Đấng Tạo Hóa, và những người trí thức Byzantine cũng đều cho rằng như thế. Nhiều người cho rằng những người La Mã giàu có và ưu việt lâu nay đắm chìm trong xa xỉ, ham mê nhục dục, không tuân theo lời dạy của Đấng Tạo Hóa và luật lệ của thế gian nên đã phải chịu quả báo tàn nhẫn.

Người dân từng chịu thống khổ trong tai họa đã chứng kiến ​​cảnh dịch bệnh không nơi nào không có. Dịch bệnh giống như có mắt, những người muốn chạy trốn cũng không thoát, những người không muốn chạy trốn lại bình an vô sự. Họ đã ghi lại những bài học của trận đại dịch ở La Mã để mọi người đừng quên nguyên nhân gây ra bệnh dịch, chính vì người ta đã quên lời dạy của Đấng Tạo Hóa.

Thuyết vô Thần là cội nguồn đầu độc thế nhân

Một số người có thể nói rằng, hiện nay là thế kỷ 21 rồi, khoa học hiện đại có dữ liệu lớn, có công nghệ gen và công nghệ lượng tử rồi, con người có thể nắm được bí mật của thế giới vi quan. Tuy nhiên, các nhà khoa học càng có uy quyền, họ càng khiêm tốn và kính sợ những thần bí từ thiên nhiên. Sự tiến bộ và phát triển của khoa học và tín ngưỡng đối với Thần không phải là mối quan hệ có cái này thì không có cái kia, trong số những người được giải Nobel thì những người có tín ngưỡng tôn giáo chiếm trên 80%.

Chính xác là Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, không tin Thần, không tin Trời, rao giảng đấu với Trời, đấu với Đất, cho rằng sức mạnh của con người có thể lên trời xuống đất, có thể cải tạo thiên nhiên. Trong những hiệu lệnh như: “Trên trời không có Ngọc Hoàng, dưới đất không có Long Vương, ta chính là Ngọc Hoàng, ta chính là Long Vương, lệnh ba núi Ngũ Nhạc mở đường, ta đang tới!”, bao nhiêu người dân đã bị lừa dối bởi thuyết vô Thần, tin vào đấu tranh giai cấp, tin vào súng đạn, mà quên đi đạo lý kính sợ Trời Đất, thiện ác hữu báo.

Khoa học rất phát triển, dẫu khoa học phát triển hơn nữa, liệu khoa học có thể chiến thắng “Ôn Thần” không? Thuyết vô Thần nói rằng không có Thần thì Thần không tồn tại sao? Đạo lý rất đơn giản là chỉ có một số loại ánh sáng mà con người có thể nhìn thấy, và sóng vô tuyến trong không khí, vậy những gì mà con người không thể nhìn thấy hoặc chạm vào thì nó không tồn tại sao?

Đối mặt với sóng Thần, động đất, hỏa hoạn, đại dịch, con người quá nhỏ bé và yếu ớt. Lịch sử Đông – Tây đã để lại cho chúng ta những trí tuệ quý báu, vậy tại sao chúng ta không chú ý đến cách tốt nhất để cứu nguy trước khi mối hiểm nguy ập đến, và để ý đến sức mạnh kỳ diệu vượt qua những quan niệm vốn có của chúng ta?

Khi người dân của huyện Tiểu Hoàng phát hiện ra rằng thứ sử đã cách chức huyện lệnh, và châu chấu đã quay trở lại, họ đã đứng lên duy trì công lý, giải thích nguyên nhân sự tình với thứ sử, và trả lại sự công bằng cho huyện lệnh, thì châu chấu lại lần nữa rời đi.

Sau khi La Mã phải chịu trận đại dịch, họ đã suy nghĩ rất sâu về lý do tại sao một số người chạy trốn khắp nơi, và cuối cùng không thể thoát khỏi bệnh dịch, tại sao một số người ôm người chết nhưng vẫn bình an vô sự, họ thấy rằng đó là sự suy thoái về đạo đức, phóng túng sắc dục, và trái ngược với ý Trời, nên bị Trời trừng phạt, thế là bệnh dịch dần tiêu tan.

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán một lần nữa quay trở lại rợp trời dậy đất. Dựa vào cách ly bắt buộc và nhiều lớp kiểm soát của Trung Cộng thì có thể xua đuổi được dịch bệnh không? Nếu không hiểu rõ về “thuyết vô Thần”; nếu không phản tỉnh trước sự xuống dốc của đạo đức xã hội và sự băng hoại của lòng người; nếu không khôi phục lại truyền thống và tín ngưỡng, thì dịch bệnh có mắt kia sao có thể “tự động” biến mất được?

Lời kết

Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán năm 2020, một số công dân Vũ Hán bị nhiễm bệnh đã thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, và đã từ trong tuyệt vọng sống sót. “Dịch bệnh tuy hung dữ, nhưng có Chân ngôn cứu mệnh”. Đây là điều mà thuyết vô Thần không thể giải thích được, nhưng đó là một sự thật thực sự tồn tại. Tính mệnh đang bị đe dọa. “Chân Thiện Nhẫn hảo” (Chân Thiện Nhẫn là tốt) có phải là Chân ngôn chân lý hay không, bạn có thể dành ba giây để suy nghĩ về nó và nói câu trả lời của chính mình.

Chớ bỏ lỡ cơ duyên, một niệm quyết định tương lai.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/30/从徐栩“消极抗灾”说起-419224.html

Đăng ngày 09-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share