[MINH HUỆ 26-10-2020] Một tài liệu mật của Bắc Kinh bị rò rỉ đã tiết lộ chi tiết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chỉ đạo bộ máy chính quyền Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công như thế nào.

Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân của Phật gia dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, được truyền xuất ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992, và rất nhanh, đến năm 1999 đã có đến 100 triệu học viên. Khi Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ, nhận thấy số học viên lớn hơn số đảng viên, y đã tổ chức một chiến dịch chống lại Pháp Luân Công trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 7 năm 1999.

Tạp chí Epoch Times đã nhận được và cho công khai một tài liệu mật của ĐCSTQ có tiêu đề “Ý kiến về việc nghiêm khắc trừng phạt các hoạt động phạm tội và phạm pháp của Tổ chức X giáo Pháp Luân Công bằng pháp luật“. Đây là tài liệu về ý kiến tư pháp do năm cơ quan gồm Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp, ban hành vào ngày 30 tháng 11 năm 2000.

5e0b550a0dea811715a779ca959ef6db.jpg

Tài liệu mật có tiêu đề, “Ý kiến về việc nghiêm khắc trừng phạt các hoạt động phạm tội và phạm pháp của Tổ chức X giáo Pháp Luân Công bằng pháp luật” do năm cơ quan của ĐCSTQ phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 2000. (Ảnh do The Epoch Times cung cấp)

93b5c85862d037fd7fab565d948efd88.jpg

Con dấu của năm cơ quan của ĐCSTQ trên tài liệu mật về bức hại Pháp Luân Công. (Ảnh do The Epoch Times cung cấp)

Tài liệu nhấn mạnh “Cơ quan chính trị và pháp luật các cấp phải kiên quyết quán triệt thực hiện” “những chỉ thị trọng yếu để tiêu diệt Pháp Luân Công” của Giang Trạch Dân. Nó mang “tính chính trị, tính pháp luật và tính chính sách rất mạnh mẽ” và “cơ quan chính trị và pháp luật các cấp phải phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo thống nhất của đảng ủy”.

Tài liệu cũng yêu cầu hệ thống tư pháp áp dụng các cáo buộc hình sự đối với các học viên Pháp Luân Công và kết án họ dựa trên Luật Hình sự, ví dụ như tội danh “kích động, lật đổ chính quyền nhà nước” hoặc “phỉ báng các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước”.

Tính bí mật và bất hợp pháp của tài liệu này

Ông Trần Kiến Cương, một luật sư ở Trung Quốc đã bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm, nói với The Epoch Times rằng ông thấy chấn động khi xem tài liệu này. Ông cho biết, mặc dù đã từng xem những tài liệu tương tự, nhưng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy một tài liệu như vậy.

Ông Trần chỉ ra đây là “một tài liệu bất hợp pháp xét từ góc độ pháp luật, và nó không hề có bất kỳ điểm nào hợp pháp hay hiệu lực nào”. “Nó còn là một văn kiện tuyệt mật, cho thấy năm cơ quan này đang âm thầm thực hiện các hoạt động phạm pháp.”

Ông Trần đã phân tích rằng tài liệu này có dẫn chiếu “Điều 300 của Bộ luật Hình sự” rằng bất kỳ ai lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật phải bị truy tố ở mức cao nhất có thể. ĐCSTQ hay áp dụng luật này nhất để kết tội các học viên Pháp Luân Công. “Trên thực tế, các học viên Pháp Luân Công không có tổ chức, không có danh sách hội viên, có thể đến và đi bất cứ khi nào họ muốn, chưa kể họ không có bất kỳ hoạt động ‘phá hoại’ nào. Họ chỉ phát tài liệu để cho mọi người biết sự thật. Có thẩm phán nào có thể chỉ ra họ đã ‘phá hoại’ những gì không?”

“Phòng 610”

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân ra lệnh thành lập “Phòng 610” với nhiệm vụ duy nhất là giám sát cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc. Có thời điểm, “Phòng 610” trung ương đã có thể điều động toàn bộ bộ máy quốc gia và hầu hết các nguồn lực xã hội, sử dụng các ban ngành như công tố công, tư pháp, quân đội, cảnh sát vũ trang, đặc vụ, ngoại giao, giáo dục, tuyên truyền, và y tế để bức hại học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc. Phòng 610 còn được gọi là trung tâm quyền lực thứ hai, chỉ sau Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.

Trong hệ thống tư pháp của ĐCSTQ, các thẩm phán nghe theo chánh án, mà chánh án lại nghe theo Đảng ủy tòa án, rồi Đảng ủy tòa án lại nghe theo “Phòng 610”.

“Phòng 610” không có biển tên chính thức cho văn phòng, cũng như không có đồng phục nhân viên. Nó không cho phép tòa án hay các cơ quan tư pháp khác ghi hình, ghi âm hay ghi chép gì khi ra chỉ thị bức hại Pháp Luân Công. Tất cả những điều này là để che giấu sự thật rằng ĐCSTQ đang chỉ đạo hệ thống tư pháp.

Để chống lại sự chỉ trích rằng ĐCSTQ đứng trên luật pháp, vào tháng 9 năm 1997, lần đầu tiên nó tuyên bố “pháp trị” là chiến lược quản trị cơ bản. Tháng 3 năm 1999, nó đã đưa cụm từ “pháp trị” vào bản sửa đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã quay lại chế độ “Đảng trị”.

Năm 2018, ĐCSTQ đã giải tán “Phòng 610” Trung ương và chuyển giao quyền lực cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ và Bộ Công an. Tuy nhiên, “Phòng 610” địa phương vẫn tồn tại và quyền lực của nó không thay đổi.

Epoch Times đã tiết lộ một biểu mẫu đánh giá về “Công tác phòng chống và xử lý tà giáo” của Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Phòng Sơn, Bắc Kinh. Trong biểu mẫu này, “Phòng 610” Phòng Sơn đã đánh giá công tác về Pháp Luân Công của 93 văn phòng đảng ủy và chính quyền trong quận. Nó đã trừ điểm nhiều cơ quan không thực hiện tốt các chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công.

4667de6af7a65c2fc3b5a9ceda91b41a.jpg

Biểu mẫu đánh giá của Phòng 610 về “Công tác phòng chống và xử lý tà giáo” (Ảnh đăng dưới sự cho phép của The Epoch Times)

Việc đánh giá các cơ quan đảng ủy và chính quyền cùng cấp là một trong những quyền hạn của “Phòng 610” quận Phòng Sơn. Nó cũng có quyền lực đặc biệt trong việc đảm nhận công tác ngoại giao mặc dù nó chỉ là một văn phòng cấp quận.

Cơ quan này đã tổ chức cho cộng đồng người Hoa tại Montreal, Toronto và Ottawa tham dự “Hội nghị của tổ chức chống tà giáo” để vu khống Pháp Luân Công. Nó cũng làm việc với China Times,tờ báo tiếng Trung của địa phương, để xuất bản một tuần báo chống Pháp Luân Công và in 400.000 tờ rơi chống Pháp Luân Công.

Xét xử bí mật

Trước khi tài liệu mật này được ban hành, ĐCSTQ đã tổ chức xét xử công khai các vụ việc Pháp Luân Công trong một thời gian ngắn ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Ngày 13 tháng 11 năm 1999, Tòa án Trung cấp Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam đã tổ chức một phiên tòa công khai để xét xử bốn học viên Pháp Luân Công và kết án họ từ 2 đến 12 năm tù.

ĐCSTQ lo ngại khi tờ Associated Press (AP) đưa tin về vụ việc này, qua đó thu hút sự chú ý của quốc tế vì “tư tưởng và tín ngưỡng không thể bị xử phạt là tội” là quan niệm chung và là thông lệ pháp luật phổ biến trên thế giới. Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua các nghị quyết chung 217 và 218 để yêu cầu Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Một tháng sau, khi các nước phương Tây đón lễ Giáng sinh, Tòa án Trung cấp số Một Bắc Kinh đã tổ chức một phiên xét công khai bốn thành viên chủ chốt của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công là Lý Xương, Vương Trị Văn, Kỷ Liệt Vũ, và Diêu Khiết, và kết án họ lần lượt 18, 16, 12 và 7 năm tù.

Sau đó, ĐCSTQ đã chuyển sang xét xử bí mật đối với các học viên Pháp Luân Công. Đôi khi nó vẫn chủ định tổ chức các phiên xét xử công khai, nhưng chỉ cho phép một vài người thân của học viên tham dự, trong khi các nhân viên “Phòng 610”, cảnh sát an ninh nội địa, và những thủ phạm bức hại Pháp Luân Công khác ngồi kín hết ghế trong tòa.

Danh sách tổ chức tà giáo của ĐCSTQ

Ngày 2 tháng 6 năm 2014, “Pháp trị vãn báo“ công bố danh sách các tổ chức tà giáo, trong đó liệt kê 14 tổ chức. Mặc dù ĐCSTQ luôn gọi Pháp Luân Công là tà giáo, nhưng trong danh sách này lại không có tên của Pháp Luân Công. Hai công văn do Bộ Công an Trung Quốc công bố vào năm 2000 và năm 2005 cũng liệt kê 14 tổ chức tà giáo, mà trong đó không có Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, điều luật phổ biến nhất mà ĐCSTQ trích dẫn để kết tội các học viên Pháp Luân Công là “Điều 300 của Bộ luật Hình sự” như đã đề cập bên trên.

Nhiều người ở Trung Quốc, bao gồm cả cảnh sát địa phương, không biết danh sách tà giáo này của ĐCSTQ.

Ông Mạc Thiếu Bình, một luật sư nhân quyền ở Bắc Kinh, cho biết: “Cả Điều 300 Bộ luật Hình sự, quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cũng như cách diễn giải luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao đều không hề nói rằng Pháp Luân Công là tà giáo.”

Công lý sẽ được thực thi

“Pháp trị” mà ĐCSTQ nói đến chẳng qua chỉ là cái vỏ bọc giả tạo cho “Đảng trị”. Thế giới đã hiểu rõ rằng muốn có nền “pháp trị” thực sự ở Trung Quốc thì phải loại bỏ sự can thiệp của ĐCSTQ đối với hệ thống tư pháp. Điều đó chỉ có thể xảy ra sau khi ĐCSTQ sụp đổ.

Bài viết liên quan:

Tài liệu tuyệt mật 20 năm trước bị bại lộ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/26/414234.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/16/190965.html

Đăng ngày 20-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share