Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-01-2021] Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, những khó khăn và mâu thuẫn sẽ không được báo trước cho chư vị; [nếu] nói cho chư vị biết hết, thì chư vị còn tu gì nữa? Chúng sẽ không có tác dụng. Thông thường chúng đột nhiên xuất hiện, [như thế] mới có thể khảo nghiệm tâm tính con người, mới có thể làm cho tâm tính con người thật sự đề cao lên, coi xem có thể giữ vững tâm tính hay không, vậy mới có thể xem rõ được; do đó những mâu thuẫn xảy đến không hề tồn tại ngẫu nhiên.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tháng 10 năm 2020, trong lúc đang chuẩn bị bữa trưa cho gia đình, tôi bỗng cảm thấy loạng choạng và chóng mặt, liền vội làm cho nhanh rồi đi nằm. Cảm giác khó chịu rất khó tả. Tôi không cử động được và đầu óc thì trống rỗng.

Một lúc sau tôi từ từ nhận ra: “Mình không thể cứ nằm mãi như vầy được. Mình phải ngồi dậy.” Nhưng tôi không cử động được. Tôi cầm cuốn Chuyển Pháp Luân lên, vì cuốn sách đặt ngay cạnh gối của tôi.

Tôi mở cuốn sách ra, nhìn vào ảnh chân dung của Sư phụ và nói: “Sư phụ, con không thể gục ngã, con muốn đi đến cuối cùng, con nhất định phải đi đến cuối cùng.” Sau đó tôi chợt nhận ra rằng việc nói chuyện với Sư phụ khi đang nằm là điều bất kính. Tôi phải ngồi dậy. Cảm thấy khá hơn một chút, tôi từ từ đứng dậy. Tôi đã phải vật lộn một lúc và dần cảm thấy tốt hơn.

Sáng hôm sau, tôi đã có thể thức dậy được, làm bữa sáng và cảm thấy khá hơn. Tôi bắt đầu nghĩ lại chuyện ngày hôm trước. Trong khi hướng nội, tôi tự hỏi vấn đề là gì. Sao nó lại bất chợt xảy ra với tôi, nó có thể là một triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Suy nghĩ đó thật sai lầm.

Tôi nghĩ về gia đình của mình–cha mẹ tôi, anh trai tôi, chồng tôi, chị dâu tôi, và con gái của chị ấy–tất cả đều đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp. Tôi nghĩ về mối đe dọa và hậu quả của tình trạng đó và bắt đầu chóng mặt trở lại.

Chuyện này kéo dài trong vài ngày. Tôi nhận ra rằng, nếu tôi nghĩ rằng mình bị cao huyết áp, nó có thể xảy ra.

Sư phụ giảng:

“Là người luyện công chư vị cứ mãi cho rằng đó là bệnh, trên thực tế chư vị đúng là đang cầu [nó]; chư vị cầu bệnh, cái bệnh ấy sẽ có thể nhập vào. Làm một người luyện công thì tâm tính cần phải cao.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Trước đó, khi gặp vấn đề về răng hoặc mắt, mặc dù tôi đã phủ nhận điều đó, nhưng tôi thực sự đã chịu đựng nó trong tâm. Vì vậy, tôi từ từ chấp nhận những trạng thái bất thường. Lần này tôi có thể làm khác không? Tôi liên tục hướng nội trong khi học thuộc Pháp nhiều lần. Tôi không ngừng khích lệ bản thân và tăng cường tín tâm vào những gì Sư phụ đã giảng:

“Tôi đã giải đáp hết các tờ giấy [câu hỏi] rồi. Dẫu tôi giảng bao nhiêu, con đường tu luyện ấy là chư vị phải tự mình đi. Làm thế nào có thể đi tốt con đường ấy, đi cho đến cuối cùng, đó mới là xuất sắc nhất. Là vì trong quá trình chư vị đi con đường ấy sẽ có khó nạn, sẽ có các chủng các dạng khảo nghiệm, sẽ có ma nạn mà chư vị chưa nghĩ đến, sẽ có các chủng các dạng chấp trước và can nhiễu của ‘tình’ mà chư vị chưa nghĩ đến. Nguồn của những loại can nhiễu ấy là từ gia đình, xã hội, bạn bè thân quyến, thậm chí giữa các đồng tu chư vị với nhau; hơn nữa còn có can nhiễu [từ] hình thế xã hội nhân loại, can nhiễu [từ] quan niệm hình thành trong xã hội nhân loại. Hết thảy hết thảy những điều đó đều có thể lôi kéo chư vị trở về trong chốn người thường. Chư vị có thể xung phá hết thảy điều ấy, thì chư vị có thể bước hướng Thần. Do đó đã là một người tu luyện mà giảng, có thể kiên định bản thân, có thể có được chính niệm kiên định không gì có thể lay động được, đó mới thật là xuất sắc. Như kim cương, vững như bàn thạch, không ai lay động nổi, tà ác thấy thế đều thấy sợ. Nếu thật sự có thể khi khó nạn trước mặt mà niệm đầu rất chính, khi bức hại tà ác ở trước mặt, khi can nhiễu ở trước mặt, chư vị nói một câu [với] chính niệm kiên định liền có thể khiến tà ác lập tức giải thể, (vỗ tay) liền có thể khiến những ai bị tà ác lợi dụng phải cúi đầu đào tẩu, liền khiến bức hại mà tà ác nhắm vào chư vị [phải tan đi như] khói tiêu mây tản, liền khiến can nhiễu mà tà ác nhắm vào chư vị tiêu mất không còn tung tích. Chính một niệm chính tín này, ai có thể giữ vững chính niệm này, ai có thể đi đến cuối cùng, thì người đó có thể thành vị Thần vĩ đại được tạo ra trong Đại Pháp. (vỗ tay thời gian lâu)” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005])

Mỗi ngày tôi đều nhẩm đi nhẩm lại đoạn Pháp này, nó đã giúp tôi bình tâm lại và củng cố quyết tâm của mình.

Thay đổi tư duy

Trong khi chúng tôi đang chia sẻ kinh nghiệm, một đồng tu bảo tôi đừng nên nghĩ rằng những gì tôi đang trải qua là bệnh. Cô ấy cũng nhắc tôi đệ tử Đại Pháp thì sẽ không mắc bệnh, và tất cả những triệu chứng này đều chỉ là giả tướng. Bệnh là trạng thái cơ thể của người thường. Cô ấy thúc giục tôi từ bỏ quan niệm của người thường.

Tôi nhận ra rằng quan niệm của con người là thủ phạm, nó khiến tôi nghĩ rằng mình bị bệnh bất cứ khi nào có điều gì đó xảy ra với cơ thể của mình. Xét lại sự việc trong đầu, tôi nhận ra suy nghĩ đầu tiên của mình là chính: “Con không thể gục ngã, con muốn đi đến cuối cùng, con nhất định phải đi đến cuối cùng!” Vì vậy, tôi đã không gục ngã.

Tuy nhiên, suy nghĩ thứ hai của tôi đã không còn đúng nữa, nó đã quay trở lại lối suy nghĩ về “bệnh” của con người. Kết quả là, ngày nào tôi cũng cảm thấy chóng mặt.

Điều này hệt như những gì Sư phụ đã giảng:

“Hết thảy hết thảy những điều đó đều có thể lôi kéo chư vị trở về trong chốn người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Miền Tây Mỹ Quốc năm 2005)

Vậy một đệ tử Đại Pháp nên nhìn nhận trạng thái cơ thể bất thường như thế nào? Tôi nhớ:

“Bất kể là cựu thế lực an bài hay là nghiệp lực, trước tiên phải tự nghĩ bản thân, ngay cả khi phát chính niệm Sư phụ cũng kêu chư vị trước tiên phải thanh lý bản thân. Phải nhìn bản thân trước, tự bản thân có vấn đề rồi, vậy phải đi giải quyết cho tốt. Đến lúc đó cựu thế lực cũng hết cách thôi, chúng cũng không bắt bẻ được chư vị thì tự nhiên sẽ rút đi. Đương nhiên, hiện tại cựu thế lực rút đi cũng không được, thanh lý triệt để, phát chính niệm thanh lý xong bản thân phải thanh trừ chúng.“ (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)

Sư phụ đã nói rất rõ ràng. Theo thể ngộ của tôi, khi cơ thể xuất hiện các trạng thái bất thường, người thường sẽ đi gặp bác sĩ và uống thuốc, còn người tu luyện thì nên hướng nội. Khi tôi còn trẻ rất dễ để thay đổi quan niệm hoặc khi có sự việc bất thường thì nó cũng nhỏ thôi, nhưng khi khổ nạn lớn đó lại là một thử thách.

Tôi tự nhủ: “Tôi muốn tin vào Sư phụ và loại bỏ những quan niệm người thường về bệnh tật. Các đệ tử Đại Pháp được miễn nhiễm.”

Với thể ngộ rõ ràng về Pháp này, bất cứ khi nào ý nghĩ về bệnh tật nổi lên, tôi đều học thuộc Pháp của Sư phụ để trấn áp nó. Bằng cách làm này, tôi đã vượt qua và thay đổi suy nghĩ của mình về bệnh tật. Giống như Sư phụ đã giảng:

“nan hành năng hành” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Trong suốt thời gian này trong đầu tôi đã ôm giữ mãi ý nghĩ này: Ý nghĩa chân chính của tín ngưỡng là gì?

Sau khi đắc Pháp, tôi tràn đầy niềm vui, một niềm vui từ tận đáy lòng. Sau đó, trên con đường tu luyện lâu dài của mình, bất kể gặp phải khó khăn gì, tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp trong tôi vẫn luôn mạnh mẽ. Tôi luôn cảm thấy mãn nguyện và tôi có điều gì đó để mong đợi.

Qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh này, tôi thấy một vấn đề khác. Bất cứ khi nào có vấn đề nảy sinh, tôi ngay lập tức trở nên tinh tấn. Khi không có vấn đề gì, tôi lại buông lơi. Tại sao? Sau khi cân nhắc, tôi tìm ra vấn đề: Trong tiềm thức, tôi vẫn khao khát một cuộc sống hạnh phúc không bệnh tật và mâu thuẫn. Việc tu luyện của tôi được thúc đẩy bởi khao khát một cuộc sống tốt đẹp.

Sư phụ giảng:

“Vậy chấp trước căn bản ấy là gì? Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi. Nhưng người ta đến thế [gian] là do nhân duyên đã quyết định đường đời con người và những được-mất trong đời con người; lẽ nào quan niệm của con người lại có thể quyết định từng quá trình trong đời người được? Do vậy cái gọi là ‘những theo đuổi và nguyện vọng tốt đẹp’ ấy cũng đã trở thành những truy cầu chấp trước thật đau khổ mà vĩnh viễn không đạt được.” (Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Các giai đoạn trong cuộc đời của một người được xác định bởi quan hệ nghiệp lực. Không có chuyện rời đi mà không phải trả nghiệp đã nợ. Các học viên chúng ta nên nhìn nhận mọi việc khác với người thường.

Giữa những mâu thuẫn với người thường, đồng tu hoặc gia đình, chúng ta phải tiêu trừ nghiệp lực và đề cao. Trong quá trình này, chúng ta thực hành đức tin của mình mà không thỏa hiệp, tăng cường tín tâm của chúng ta, loại bỏ những truy cầu của người thường và đồng hóa với Pháp.

Là một học viên, ai cũng hiểu rõ rằng Đại Pháp không phải được truyền để loại bỏ những rắc rối của chúng ta trong xã hội, trong gia đình hoặc giữa các học viên, Đại Pháp không phải được sử dụng để bảo hộ hoặc kéo dài thọ mệnh của một người. Đại Pháp là để con người thoát khỏi mọi nhận thức của người thường, đặc biệt là khi nghiệp bệnh ập đến, để có thể làm được những gì Sư phụ đã giảng:

“sinh tử đối với họ hoàn toàn không có khái niệm đó.” (Giảng Pháp ở Thành phố New York, Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997])

Sư phụ cũng giảng:

“Tôi yêu cầu chư vị học Pháp cho nhiều, bỏ chấp trước thật nhiều, vứt bỏ các loại quan niệm của người thường, ấy là muốn để chư vị mang theo không phải chỉ một bộ phận, mà là viên mãn.” (Hoà tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Suy ngẫm về trải nghiệm của một đồng tu

Tôi nghĩ đến đồng tu Amy (bí danh) và những ngày cuối cùng của bà ấy. Bà Amy đã bị ám ảnh bởi nghiệp bệnh và không thể buông bỏ được quan niệm người thường của mình. Bà bị mù và phải chạy thận trong tám năm.

Tháng 8 năm 2020, bà Amy quyết định không sử dụng các phương pháp của con người để duy trì cơ thể vật lý của bà nữa. Bà đã cho dừng tất cả việc điều trị, tập trung học Pháp trong nhiều giờ mỗi ngày, và nhìn nghiệp bệnh dưới góc nhìn của một học viên.

Tôi hỏi bà: “Lần này bà đã thực sự hạ quyết tâm chưa? Bà đã nghĩ về hai kết quả có thể xảy ra chưa?” Bà nói sẽ không bao giờ đi con đường trước đây nữa. Tôi tưởng tượng trong suốt quá trình này, suy nghĩ của bà Amy cũng có thể chạy loạn, giống như suy nghĩ đầu tiên của tôi là đúng đắn nhưng suy nghĩ thứ hai của tôi lại không.

Trong hai ngày rưỡi cuối cùng của bà Amy, học viên Betty (bí danh) đã ở lại để đọc Pháp cùng bà. Theo Betty, bà Amy không thể tự đi lại được nhưng bà ấy vẫn tiếp tục đọc to bài thơ của Sư phụ.

“Đại giác bất uý khổ

Ý chí kim cương chú

Sinh tử vô chấp trước

Thản đãng Chính Pháp lộ”

(Chính Niệm Chính Hành, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

“Đại Giác không sợ khổ

Ý chí kim cương đúc

Không chấp vào sinh tử

Thanh thản Chính Pháp lộ”

Mỗi một bước bà lại đọc một câu thơ. Betty nhìn bà ấy và khóc. Cuối tuần đó con gái của bà Amy đến và đưa bà ấy đến bệnh viện bất chấp sự phản đối của bà. Khi họ trở về nhà, bà Amy đã qua đời trong thanh thản.

Tôi tự hỏi bản thân xem tôi đã nghĩ gì về lựa chọn cuối cùng của bà Amy. Liệu sinh mệnh của bà ấy có tiếp tục được kéo dài nếu bà ấy ngừng thuốc từ từ không? Câu trả lời là không. Đó chỉ là cách nhìn mọi thứ từ quan điểm của người thường. Đó là suy nghĩ viễn vông của con người.

Có một câu nói: “Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ.” Việc bỏ thuốc sẽ vẫn giới hạn bản thân trong quan niệm của con người về việc tìm kiếm điều trị y tế.

Là học viên, chúng ta không thể làm điều đó. Càng tiếp tục như vậy, chúng ta càng cách xa mục tiêu tu tập của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Tu luyện là gì vậy? Chúng tôi muốn ‘tẩy tịnh’ nó; tẩy tịnh từng bước từng bước một lên trên; chính là ‘tẩy tịnh’! Nhưng biểu hiện tại các tầng khác nhau, thì sẽ trở thành ‘mở đường’, ‘khó nạn’, ‘chịu khổ’, ‘tiêu nghiệp’, ‘tu luyện’, v. V, tu thế này, luyện thế kia…” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Nhưng Sư phụ bảo chúng ta có thể đi viện. Tôi cảm thấy đó là từ bi của Sư phụ, nhưng không có nghĩa là tiêu chuẩn tu luyện bị hạ thấp đối với các học viên.

Sư phụ giảng:

“Chư vị [mà] dùng nhân tâm để suy nghĩ, thì chư vị đến bệnh viện đi, chư vị đi khám bệnh đi thôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

“Một niệm của người ta là có trường kỳ tu luyện tạo được cơ sở. Tư tưởng người thường là cực kỳ phức tạp, tâm gì cũng có, quan sinh tử làm sao không sợ chứ?” (Giảng Pháp tại thành phố New York)

Trên thực tế, một đồng tu đã cảm nhận được sự ra đi của bà Amy nhiều lần trong năm ngoái, chỉ có điều là khi ấy người học viên này không hiểu điều đó.

Trong hai hoặc ba tháng qua, bà Amy đã nói nhiều lần rằng tiến trình Chính Pháp đã đến hồi kết thúc và chúng ta phải nắm bắt thời gian. Bà đã quyên góp tất cả số tiền tiết kiệm của mình cho các hạng mục Đại Pháp và nắm bắt mọi cơ hội có thể để chia sẻ thể ngộ của mình với các đồng tu và những người xung quanh bà. Bà đã hướng nội, loại bỏ chấp trước và cũng hoàn thành hạng mục Đại Pháp mà bà ấy tham gia một cách hoàn hảo. Nhiều người cũng đã ngưỡng mộ bà.

Sư phụ giảng:

“Vũ trụ hết thảy đều có định số” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)

Khi nghĩ về điều đó, việc bà Amy qua đời không liên quan nhiều đến việc bà ấy ngừng thuốc. Thể ngộ của bà ấy về Pháp và sự lựa chọn kiên định của bà đã xác định vị trí của bà.

Mỗi ngày khi đọc Chuyển Pháp Luân, có câu rằng:

“Tu luyện không có điều kiện nào hết; muốn tu luyện, thì tu luyện thôi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ đây là quy tắc hành xử của các đệ tử Đại Pháp. Nếu chúng ta tin vào Đại Pháp, chúng ta phải tu luyện vô điều kiện; chúng ta không thể để nhục thân của chúng ta làm trở ngại.

Sư phụ giảng”

“tu luyện là giảng ‘vô lậu’” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2019)

Sư phụ giảng:

“Nhưng vẫn luôn có một điều, tôi bảo mọi người này, có Đại Pháp ở đây, chư vị đã đắc Pháp rồi, sinh mệnh chư vị đã thuộc về Đại Pháp rồi, chư vị đã lựa chọn hàng ngũ rồi, chính niệm chính hành, chiểu theo Sư phụ nói mà làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington D.C năm 2018)

Amy đưa các Pháp lý vào hành động và tiến lên phía trước.

Vài ngày sau, Betty có một giấc mơ. Một số học viên đang đứng cạnh quan tài của Amy. Đột nhiên nắp quan tài mở ra và Amy ngồi bật dậy. Tôi đã khóc khi nghe điều này.

Theo thể ngộ của tôi, vào cuối đời, Amy cuối cùng cũng đã hiểu được việc bà ấy cần phải làm là gì. Với niềm tin vững chắc vào Pháp, bà ấy đã buông bỏ sinh tử và vượt qua vỏ bọc con người của mình.

Sư phụ giảng:

“Khảo nghiệm khó vượt qua nhất đối với con người, khảo nghiệm ắt phải tu xuất khỏi trong tu luyện, chính là buông bỏ sinh tử. Tất nhiên không nhất định ai cũng phải đối mặt với khảo nghiệm sinh tử, nhưng cũng không hoàn toàn loại trừ [việc này có thể xảy ra]. Khi mỗi cá nhân đối diện với khảo nghiệm khó khăn nhất của mình, để xem anh ta có thể buông bỏ chấp trước lớn nhất của mình không, kỳ thực là khảo nghiệm xem anh ta có thể bước ra khỏi được không. [Có thể] buông bỏ sinh tử, thì chính là Thần; không thể buông bỏ sinh tử, thì chính là người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia)

Sau khi vượt qua khảo nghiệm nghiệp bệnh của mình, tôi ngộ được rằng tu luyện là buông bỏ mọi nhận thức của con người và tu xuất chính tín vào Đại Pháp, bất kể là phải đối diện với khó khăn gì.

Giờ đây, khi Chính Pháp đã kết thúc, từ bi của Sư phụ là dành cho các đệ tử của Ngài và con người thế gian. Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên mạnh mẽ và tinh tấn!

Trong những ngày sắp tới, cho dù gặp phải khó khăn gì, tôi cũng sẽ tuân theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi sẽ không thất vọng. Tôi sẽ tu luyện đến cùng và theo Sư phụ trở về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/13/418401.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/23/190049.html

Đăng ngày 15-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share