Bài chia sẻ của Phục Nhất Tân, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục 

[MINH HUỆ 30-01-2021] Hôm nay tôi học thuộc sách “Chuyển Pháp Luân“ và học đến phần “Tu khẩu”. Trước đây tôi rất chú trọng vào đoạn Pháp giảng về vấn đề tu khẩu của Sư phụ, đoạn Pháp thứ ba trong mục này tôi cũng đã chép lại rất nhiều lần, cũng như học thuộc rất nhiều lần, nhưng tôi không được dụng tâm cho lắm, cũng như không biết vận dụng đoạn Pháp này của Sư phụ để đối chiếu với hành động của bản thân. Có nghĩa là, đoạn Pháp này vẫn chưa tiến nhập vào được tâm tôi, vẫn chưa đạt đến được bước đồng hóa.

Ngày hôm nay, vốn dĩ tôi có thể dễ dàng học thuộc được hai đoạn Pháp này, vì như thường lệ trên cơ bản là tôi đã có thể học thuộc xong rồi. Nhưng hôm nay khi học thuộc đến đoạn Pháp này, tôi lại không sao học tiếp được nữa. Tôi dừng lại và suy ngẫm về bản thân, rốt cuộc thì mình đã thực hiện được việc “tu khẩu“ chưa? Sau một hồi suy ngẫm tới lui, đáp án là: Vẫn chưa làm được.

Tôi dần dần ngừng học thuộc Pháp và nghiêm túc suy nghĩ lại những việc đã qua của mình. Trên hành trình 22 năm tu luyện, bản thân tôi đã thật sự làm được như một người tu luyện chưa? Câu trả lời là: Vẫn chưa, hơn nữa tôi cũng chưa nghiêm túc đối chiếu các yêu cầu của Đại Pháp để trở thành một người tu luyện tốt. Biểu hiện hiện tại là: Thường ngày không chú ý đến việc tu hành của bản thân, lời nói, cách hành sự thường không ở trong Pháp. Đứng từ góc độ công việc của người thường mà xét thì tôi là một giáo viên, ngày thường luôn cảm thấy bản thân biết cách ăn nói, đi đến đâu cũng được mọi người đón nhận. Nhưng xét đến tu luyện thì lại hoàn toàn tương phản rồi. Việc tôi giỏi ăn nói lại chính là những rắc rối cho việc tu luyện của tôi và nó đã làm tổn thương một số đồng tu.

Bởi vì bản thân giỏi ăn nói, nên thường thích bình luận về đồng tu. Điều này giống như thói quen xấu giữa người với người trong xã hội, bạn nói tôi, tôi lại nói lại bạn. Mặc dù nói rằng đây đều là những vấn đề trong quá trình tu luyện nhưng kỳ thực bên trong nó cũng không phải thật sự nghĩ rằng đó là để giúp đồng tu đề cao mà thực chất là một loại tâm tình muốn xả nhân tâm ra ngoài, còn mang theo tâm lý hiển thị, nào là nói đồng tu này có chấp trước gì, đồng tu kia có nhân tâm gì. Thực chất nó phản ánh lại rằng, bản thân người đó tồn tại văn hóa đảng vô cùng nghiêm trọng, hay sau lưng đàm luận về người khác. Luôn nghĩ là bản thân tu luyện cao hơn người khác, nghĩ là bản thân có đủ nhận thức để nhìn rõ được vấn đề của người khác, thật ra không phải vậy.

Tình huống chân thực của một người tu luyện, ngoài Sư phụ ra thì ai cũng không thể nhìn thấu, ai cũng nhìn không ra. Khi chúng ta thật sự nhìn ra chấp trước của đồng tu thì cũng là nhờ Sư phụ an bài, để từ đó chúng ta thành tâm thành ý chỉ ra cho đồng tu biết. Đây mới là thật sự giúp đỡ đồng tu, còn việc bàn luận sau lưng đồng tu cũng là nhân tâm đang tác oai tác quái và cũng sẽ khiến bản thân tạo ra khẩu nghiệp. Những lúc chúng ta nhìn ra chấp trước của đồng tu thì kỳ thực đó cũng chính là chấp trước của bản thân đang phản ánh lại và bộc lộ ra cho chúng ta thấy và đó đều là để chúng ta tu luyện. Nếu chúng ta có thể nhận thức ra được, hướng nội tìm để tu sửa thì bản thân sẽ đề cao lên; nhưng nếu chúng ta không vận dụng điều này để tu luyện bản thân thì tức là đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đề cao rồi.

Hôm qua khi tôi đến nhà một đồng tu để lấy tài liệu chân tướng, thuận tiện nói dăm ba câu thì phát hiện biểu cảm của đối phương đột nhiên trở nên rất phản cảm, như thể tôi đã nói điều gì xúc phạm đến cô ấy vậy. Mà chuyện tôi nói lúc đó không có chút quan hệ gì đến cô ấy, chỉ là nhắc đến cách nhìn nhận của bản thân tôi mà thôi. Bây giờ hồi tưởng lại mới thấy, thực ra ngữ khí lúc nói của tôi có vấn đề, tôi nói chuyện cứ chắc như đinh đóng cột, không cho phép ai được hoài nghi, mang theo tự ngã quá lớn của bản thân. Vậy nên người nghe sẽ thấy cảm thấy phản cảm. Trước đây, tình huống tương tự như thế này cũng đã từng xảy ra.

Đúng là vậy, là vấn đề tu khẩu thật sự rất quan trọng. Hôm nay, tôi đã nhìn ra được vấn đề của bản thân rồi, từ nay về sau tôi sẽ chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp, gặp bất cứ chuyện gì cũng đều cân nhắc đến cảm thụ của người khác, bản thân phải tu khẩu, thật sự đạt được tiêu chuẩn Pháp lý của vấn đề tu khẩu. Sau này khi chia sẻ với đồng tu, tôi chỉ nên nhìn vào ưu điểm của đồng tu, coi những điểm còn chưa đủ tốt của đồng tu thành vấn đề mà bản thân cần quy chính, dùng ánh mắt của một người tu luyện để nhìn nhận đồng tu.

Trên đây là chút nhận thức cá nhân, nếu có điểm nào không chiểu theo Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ. Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/29/419222.html

Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/4/190254.html

Đăng ngày 07-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share